Hoạt động tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 35 - 79)

2.2.1. Tình hình hoạt động của NHNN&PTNT Hà Tiên

- Tình hình huy động vốn

NHNN&PTNT Hà Tiên coi công tác huy động vốn là hoạt động quan trọng, là nền tảng để thực hiện thành công cho mọi hoạt động của ngân hàng, nhất là hoạt động tín dụng. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ nhân viên đơn vị NHNN&PTNT Hà Tiên đã không ngừng phát huy tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh luôn thực hiện tốt công tác huy động vốn, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tư tín dụng của xã hội, đặc biệt đối với nông hộ trên địa bàn.

- Nguồn vốn huy động NHNN&PTNT Hà Tiên

Nguồn vốn huy động NHNN&PTNT Hà Tiên năm 2008 là 397 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,79%, đến năm 2011 là 932 tỷ đồng chiếm tỷ trọng là 15,36%. So sánh năm 2011 với năm 2009 nguồn vốn huy động tăng thêm 535 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động NHNN&PTNT Hà Tiên có xu hướng tăng qua các năm.

Bảng 2.5: Huy động vốn của NHNN&PTNT Hà Tiên

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng huy động vốn 2.514 2.985 4.235 6.069

1 Các TCTD 2.117 2.600 3.712 5.137

Tỷ trọng (%) 84,21 87,10 87,65 84,64

2 NHNN 397 385 523 932

Tỷ trọng (%) 15,79 12,90 12,35 15,36 Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

Trong tình hình suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 2007, nguồn vốn nội bộ NHNN&PTNT cũng rất khan hiếm đặt ra cho NHNN&PTNT Hà Tiên giải quyết bài toán khó về vốn cho đầu tư tín dụng trên địa bàn. Các nhà quản lý NHNN&PTNT cần

nghiên cứu các giải pháp trong việc thu hút tăng thêm nguồn vốn có kỳ hạn trên một năm. Trong điều kiện nền kinh tế bị suy thoái nhưng vẫn có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn trung dài hạn một cách bình thường. Trước mắt NHNN&PTNT chỉ được phép sử dụng 30% nguồn vốn huy động để cho vay trung, dài hạn. Ngoài ra NHNN&PTNT Hà Tiên cần quan tâm mở rộng thu hút đa dạng các nguồn vốn của các tổ chức Tài chính quốc tế để đầu tư vào nông nghiệp nông thôn với thời gian dài, lãi suất thấp như nguồn vốn ủy thác WB, ADB..

2.2.2. Thị phần dư nợ tín dụng nông hộ của NHNN&PTNT Hà Tiên

NHNN&PTNT Thị xã Hà Tiên đã huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế nông hộ đạt được một số kết quả như sau:

- Doanh số cho vay nông hộ 154 tỷ đồng năm 2008 lên 237 tỷ đồng năm 2011 tốc độ tăng 53,90% .

- Doanh số thu nợ nông hộ cũng tăng lên từ 82 tỷ đồng năm 2008 lên 102 tỷ đồng năm 2011 tốc độ tăng 24,39%.

- Dư nợ nông hộ cũng tăng lên tương ứng từ 72 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng năm 2011 tốc độ tăng 87,50%.

- Nợ xấu qua các năm lần lượt: năm 2008 là 0,32%, năm 2009 là 0,18%, năm 2010 là 0,75%, năm cao nhất 2011 là 0,83%.

Hoạt động đầu tư tín dụng nông hộ ngày càng phát triển, doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ ngày càng tăng lên, hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ ngày càng được mở rộng. Chất lượng tín dụng NHNN&PTNT Hà Tiên luôn được duy trì mức an toàn.

Bảng 2.6: Hoạt động đầu tư tín dụng kinh tế nông hộ

Đơn vị tính: tỷ đồng

2011/2008

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

(%)

1 Doanh số cho vay 154 176 185 237 53,90

2 Doanh số thu nợ 82 96 83 102 24,39

3 Dư nợ 72 80 102 135 87,50

4 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,32 0,18 07,5 0,83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

NHNN&PTNT Hà Tiên đầu tư tín dụng vào lĩnh vực KTNH (lĩnh vực chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro) đã đạt được một số kết quả khả quan, thể hiện tinh thần trách

nhiệm của đội ngũ CBTD của NHNN&PTNT Hà Tiên trong việc thẩm định cho vay cũng như trong công tác thu hồi nợ và cũng chứng minh rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ ngày càng có hiệu quả kinh tế cao đúng theo chủ trương định hướng của Đảng và Nhà nước.

2.3 Chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ của ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

2.3.1 Chính sách cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

NHNN&PTNT Hà Tiên thực hiện Nghị quyết liên tịch số 2308/NQLT giữa Trung Ương Hội nông dân Việt Nam và NHNN&PTNT Việt Nam ban hành ngày 09/10/1999 cho vay tín chấp thông qua Hội nông dân các cấp. Ngân hàng phối hợp với Hội nông dân Thị xã Hà Tiên tăng cường cho vay các đối tượng nông hộ nghèo với mô hình tổ liên đới vay vốn thông qua Chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông hộ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng để phát triển sản xuất. Nông hộ được tổ chức đoàn thể xã hội, chính quyền địa phương ra quyết định thành lập tổ và xét duyệt vay vốn.

Ngân hàng dựa vào chính quyền địa phương và Đoàn thể xã hội để cho vay nông hộ thông qua tổ liên đới với qui trình thủ tục đơn giản không phải thế chấp tài sản thông qua bình xét mức vay của tổ vay vốn và giám sát của chính quyền địa phương làm cơ sở để ngân hàng tiến hành giải ngân nhằm tạo điều kiện thiết lập kênh chuyển vốn về nông thôn thuận lợi nhất góp phần tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với kinh tế nông hộ, cụ thể:

Số tổ liên đới vay vốn hàng năm tăng và số lượng thành viên vay vốn cũng tăng lên tạo điều kiện cho đa số nông hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng, từng bước xóa đói giảm nghèo, trở thành nông hộ tự chủ. Số tổ và số hộ vay vốn hàng năm tăng không cao, năm 2008 có 241 tổ với 930 hộ; Năm 2011 có 336 tổ với 1.610 hộ. Số dư nợ thông qua tổ vay vốn năm 2008 là 29 tỷ đồng đến năm 2011 tăng lên 36 tỉ đồng.

Nguyên nhân: Tốc độ tăng dư nợ của tổ liên đới vay vốn giảm dần do kinh tế nông hộ ngày càng phát triển, một bộ phận nông hộ nghèo trở thành những nông hộ tự chủ và được nhà nước từng bước cấp giấy CNQSDĐ, nông hộ trực tiếp vay vốn ở ngân hàng bằng hình thức đảm bảo bằng tài sản có mức vay cao hơn mức vay thông qua tổ liên đới vay vốn để đáp ứng đủ cho nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay nông hộ thông qua tổ vay vốn Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1 Số tổ 241 269 306 336 Tốc độ tăng(%) 11,62 13,75 9,80 2 Số hộ 930 1.200 1.490 1.610 Tốc độ tăng(%) 13,25 32,97 22,97 3 Số tiền 29 31 34 36

Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

Ngân hàng cho vay thông qua Hội nông dân mang ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc. Với phương thức vay thông qua tổ liên đới vay vốn, hồ sơ thủ tục đơn giản đáp ứng yêu cầu thực tế đối với hàng ngàn nông hộ, chủ yếu là nông hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc được vay vốn làm kinh tế gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo, hạn chế vay nặng lãi ở nông thôn, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống từ chương trình này.

Nông hộ vay vốn chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất mua sắm vật tư, máy móc thiết bị nông nghiệp. Thông qua sinh hoạt tổ vay vốn, Hội nông dân các cấp đã hỗ trợ giúp đỡ cho nông hộ những kiến thức kinh nghiệm kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, bình xét vốn vay, tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống từng bước xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Mặc khác giúp cho NHNN&PTNT Hà Tiên thực hiện tiến độ giải ngân nhanh chóng, giảm đáng kể khối lượng công việc phát sinh, kiểm soát và quản lý an toàn vốn vay.

2.3.2 Cho vay không đảm bảo bằng tài sản (tín chấp)

Thực hiện quyết định số 167/HÐQT-NHNNVN ngày 07/09/2000: “Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản do NHNN&PTNT nơi cho vay quyết định lựa chọn”. Với qui trình thủ tục vay vốn không phải đăng ký thế chấp tài sản, nông hộ được chính quyền địa phương xác nhận tài sản không có tranh chấp sẽ được ngân hàng thẩm định xem xét cho vay nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho nông hộ khi tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Đây là quan điểm của NHNN&PTNT Việt Nam nhằm góp phần phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm tháo gỡ và tạo điều kiện cho nông hộ có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhưng thiếu tài sản thế chấp hoặc có tài sản

nhưng chưa được cấp giấy phép CNQSDĐ có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thúc đẩy kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển.

Bảng 2.8: Dư nợ nông hộ có và không có bảo đảm bằng tài sản

Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Dư nợ nông hộ 72 80 102 135 Tốc độ tăng trưởng 28,39 11,04 4,27 1 Có đảm bảo bằng tài sản 40 44 61 88 Tỷ trọng (%) 55,56 55,00 59,80 65,19 Tốc độ tăng(%) 10,00 38,64 44,26

2 Không đảm bảo bằng tài sản 32 36 41 47

Tỷ trọng (%) 44,44 45,00 40,20 34,81

Tốc độ tăng(%) 12,50 13,89 14,63

Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Hà Tiên

Dư nợ cho vay không đảm bảo bằng tài sản tăng dần từ năm 2008 là 32 tỷ đồng đến năm 2011 là 47 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng bình quân hằng năm 41,11% so với tổng dư nợ. Số dư nợ không lớn nhưng cũng góp phần không nhỏ cho hàng ngàn nông hộ Thị xã Hà Tiên có nguồn vốn để phát triển sản xuất, thâm canh chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng tăng năng suất và nâng cao đời sống. Đồng thời qua đó cũng nói lên tinh thần trách nhiệm của CBTD và cũng là nỗ lực của NHNN&PTNT Hà Tiên trong việc duy trì, cung ứng vốn tín dụng cho loại vay này nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị xã Hà Tiên. NHNN&PTNT Hà Tiên cũng là một trong số ít ngân hàng tích cực thực hiện chuyển tải vốn qua kênh này nhằm hỗ trợ thúc đẩy nông hộ nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hàng hóa tại địa phương.

Tăng trưởng dư nợ cho vay tín chấp là vấn đề mà các quản lý cần xem xét từ hai phía, trách nhiệm cán bộ ngân hàng và ý thức nghĩa vụ trả nợ của nông hộ cũng như cơ chế tài chính nhà nước giải quyết vấn đề khi nguồn vốn vay bị thất thoát, vốn vay vì lí do nào đó không quay lại ngân hàng.

2.3.3 Cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất, các chính sách hỗ trợ khác - Cho vay ưu đãi lãi suất - Cho vay ưu đãi lãi suất

Thực hiện quyết định số 141/2000/QÐ-NHNN1 ngày 21/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, NHNN&PTNT Hà Tiên đã triển khai chính sách ưu đãi lãi suất

tại vùng II, vùng III và vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất theo kịp các vùng nông thôn khác.

Kết quả từ khi triển khai đến cuối năm 2005 tổng số nông hộ vay vốn ưu đãi giảm lãi suất 15% ở vùng II, vùng III và vùng đặc biệt khó khăn là 1.150 hộ với dư nợ là 121,9 tỷ đồng đạt 28,5% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn. Trong đó vốn trung dài hạn chiếm 38 tỷ đồng tỷ lệ 31,17% trên tổng dư nợ nông hộ. Dư nợ đã hình thành chủ yếu cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp từng vùng kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông hộ, đặc biệt nông hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng kinh tế khó khăn.

Sau một thời gian thực hiện chương trình này một số vùng nông thôn đã bắt đầu phát triển, bộ mặt nông thôn đã khởi sắc hoạt động sản xuất kinh doanh không còn khó khăn như trước, một bộ phận nông hộ đã thoát nghèo, hình thành những nông hộ tự chủ sản xuất hàng hóa theo sự phát triển nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên qua các năm tiếp theo tín dụng ưu đãi giảm lãi suất có xu hướng giảm dần năm 2008 dư nợ 65 tỷ đồng, lần lượt năm 2009 là 10,6 tỷ đồng, năm 2010 là 10,2 tỷ đồng đến năm 2011 là 10,9 tỷ đồng.

Số liệu trên đã chứng minh cho vay ưu đãi lãi suất tại vùng II, vùng III và vùng đặc biệt khó khăn số dư nợ hằng năm giảm dần, xuất phát từ những nguyên nhân sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Một bộ phận nông hộ đã thoát nghèo, hình thành những nông hộ tự chủ sản xuất hàng hóa theo sự phát triển nền kinh tế cho nên họ tìm kiếm những nguồn vốn lớn hơn phù hợp quy mô SXKD.

+ Suất đầu tư cho vay ưu đãi thấp không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất nên không còn hấp dẫn đối với nông hộ trong tình hình phát triển kinh tế.

+ Ngân hàng trong qua trình thực hiện chính sách này gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn, chi phí thực hiện chương trình cho vay ưu đãi lãi suất cao hơn mức bình thường.

Bảng 2.9: Dư nợ cho vay lãi suất ưu đãi

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

1 Dư nợ lãi suất ưu đãi vùng 2,3 65 10,6 10,2 10,9

2 Số nông hộ vay vốn 1.550 1.314 1.050 900

Chương trình cho vay ưu đãi giảm lãi suất ở vùng II, vùng III và vùng đặc biệt khó khăn hiện nay không còn hấp dẫn nữa kể cả hai phía cả nông hộ và cả ngân hàng.

- Cho vay hỗ trợ lãi suất

Quyết định số 131/QÐ-TTg ngày 23/01/2009, Quyết định 443/QÐ-TTg ngày 04/04/2009 và Quyết định 497/QÐ-TTg ngày 17/4/2009 của Chính phủ thực hiện gói kích cầu nền kinh tế trong năm 2009. Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kích thích kinh tế, NHNN&PTNT Hà Tiên đã tập trung nguồn vốn để thực hiện chính sách này. Số liệu năm 2010 NHNN&PTNT Hà Tiên đã thực hiện dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất 4% năm đạt 717 tỷ đồng với số lượng 3.053 khách hàng, trong đó nông hộ đạt dư nợ 80 tỷ đồng với 1.210 hộ.

Chính sách trên đã giúp cho nhiều nông hộ giảm chi phí vay vốn, hạ thấp giá thành sản phẩm, duy trì và ổn định sản xuất kinh doanh tạo công ăn việc làm, ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định đời sống và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên bên cạnh còn có những mặt hạn chế:

+ Do cơ chế hỗ trợ lãi suất triển khai trong thời gian ngắn, thủ tục phức tạp một số nông hộ chưa có điều kiện để được tiếp cận nguồn vốn này.

+ Đối tượng thụ hưởng rộng nên thiếu tập trung làm hạn chế hiệu quả của chính sách như chúng ta hằng mong đợi.

- Khoanh nợ, cơ cấu thời hạn nợ, miễn hoàn lãi

Quyết định 103/QÐ-TTg và Quyết định 1127/QÐ-TTg ngày 27/08/2001 của thủ tướng chính phủ chỉ đạo cho các NHTM thực hiện việc miễn, hoàn trả lãi, khoanh nợ cho những nông hộ, hộ dân tộc. NHNN&PTNT Hà Tiên đã tiến hành thực hiện khoanh nợ, gia hạn nợ, giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho một số nông hộ nuôi tôm, cá để tiếp tục phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và tập trung sản xuất cho mùa vụ tiếp theo.

2.3.4 Cho vay vốn trung, dài hạn để phát triển dự án mới và xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn tầng ở nông thôn

NHNN&PTNT Hà Tiên chú trọng mở rộng cho vay vốn trung dài hạn để hỗ trợ nông hộ thực hiện được nhiều dự án mới, đa dạng về đối tượng như trang bị phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 35 - 79)