Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông hộ

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 60)

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) với đường lối đổi mới nông nghiệp được xác định là “Mặt trận hàng đầu”, tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nhằm giải phóng lực lượng sản xuất ở nông thôn, chuyển nền nông nghiệp từ tự túc tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Tháng 4/1988 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 10 nhằm cụ thể hóa một bước quan điểm đổi mới của Đại hội VI đối với lĩnh vực quản lý nông nghiệp, tạo điều kiện cho việc hình thành và thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển. Từ đây hộ nông dân được thừa nhận là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh và là đơn vị kinh tế cơ sở ở nông thôn. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) chủ trương phát triển nền kinh tế nước ta nói chung và đặc biệt đối với kinh tế hộ gia đình nói riêng, hộ gia đình đã được thừa nhận là một đơn vị kinh tế bình đẳng như các thành phần kinh tế khác, được khẳng định tại điều 21 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển”. Tháng 6/1993, Nghị quyết TW5 (khóa VII) tiếp tục khẳng định quyền tự chủ của hộ với tư cách là một chủ thể kinh tế ở nông thôn được pháp luật thừa nhận. Nghị quyết TW5 cùng các văn bản luật, Nghị định của Chính phủ đã tạo hành lang pháp lý, khơi dậy động lực phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp, nông thôn cho hơn 10 triệu hộ dân. Nghị quyết TW6 lần một (khóa VIII) với chủ trương: “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, nhất là CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn” đã khẳng định nông nghiệp nông thôn là lĩnh vực có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Cùng với các chính sách về các thành phần kinh tế, kinh tế hộ được khuyến khích phát triển “kinh tế hộ gia đình tồn tại và phát triển lâu dài, luôn có vị trí quan trọng”.

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2009 của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 BCHTW Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 là : “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,

bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3,5 – 5%; nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp 2,5 lần so với hiện nay. Để đạt được mục tiêu này nông hộ ngoài việc tự vận động còn cần nhiều đến sự hỗ trợ từ bên ngoài như quan tâm của Đảng và Nhà nước về đường lối chính sách tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh giúp nông hộ phát triển đa dạng và đặc biệt không thể thiếu sự hỗ trợ về nguồn vốn đầu tư, trong đó nguồn vốn tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng.

Định hướng của tỉnh Kiên Giang: Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh kiên Giang phấn đấu phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh đạt mức khá trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và trung bình khá trong cả nước. Điều chỉnh mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều rộng sang kết hợp hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế, dựa trên các yếu tố cơ bản: (1) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; (2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (3) Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; (4) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; (5) Tăng cường cải cách hành chính. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 13%/năm trở lên. Năm 2015 cơ cấu kinh tế: Nông-lâm-thủy sản chiếm 30%, công nghiệp-xây dựng 32%, dịch vụ 38%; GDP bình quân đầu người 2.500 USD trở lên (theo giá hiện hành); 100% xã trong đất liền có đường từ huyện về trung tâm xã và 60% trở lên đường liên ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 25% số xã đạt các tiêu chí xã nông thôn mới, các xã còn lại đạt 50% trở lên các tiêu chí xã nông thôn mới; thu nhập của người dân nông thôn gấp 2 lần trở lên so với năm 2010; tỷ trọng lao động nông-lâm-thuỷ sản chiếm 49% lao động xã hội; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 43%; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1,5-1,8%/năm. Hằng năm tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh đạt 83% trở lên, đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ trên 85%, kết nạp mới từ 3.000 đảng viên trở lên; năm 2015 có 100% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và cấp huyện, cán bộ lãnh đạo chủ chốt xã, phường, thị trấn có trình độ đạt chuẩn theo quy định. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới để từng bước có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, cơ cấu kinh tế hợp lý, dân trí và đời sống dân cư được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, xã hội ổn

định, dân chủ, đời sống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, hệ thống chính trị vững mạnh. Trước hết, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động về xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của người dân, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội, tạo ra phong trào xây dựng nông thôn mới đồng bộ, rộng khắp với phương châm: “Dựa vào nội lực là chính, nhà nước hỗ trợ một phần, sự tham gia đóng góp tích cực của cộng đồng và địa phương để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân

Xây dựng nông thôn mới ở Kiên Giang giai đoạn 2011-2020: quy hoạch nông thôn mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch kinh tế-xã hội của từng huyện, vùng, mang tính hiện đại, văn minh nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, ổn định cuộc sống dân cư, thích ứng với điều kiện thiên tai, biến đổi khí hậu. Nội dung quy hoạch tập trung vào quy hoạch sử dụng đất, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội-môi trường, phát triển các khu dân cư (kể cả chỉnh trang khu dân cư hiện có và xây dựng khu dân cư mới). Phấn đấu hoàn thành và phê duyệt quy hoạch của 35 xã nông thôn mới (theo mục tiêu Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh đề ra) Tích cực huy động các nguồn vốn để thực hiện 19 tiêu chí xã nông thôn mới, trước mắt chú trọng thực hiện tốt 6 tiêu chí: giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế, hệ thống chính trị và nâng cao mức sống của người dân. Chỉ đạo phối hợp lồng ghép nguồn vốn của chương trình xây dựng nông thôn mới với các chương trình mục tiêu quốc gia khác, vốn trái phiếu chính phủ, các chương trình, dự án hỗ trợ đang triển khai trên địa bàn nhằm huy động tối đa, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. Tích cực huy động tốt các nguồn lực tại địa phương kể cả công sức và vật chất của người dân, cộng đồng xã hội; đồng thời khuyến khích doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia chương trình, dự án đầu tư xây dựng nông thôn mới, phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Nghiên cứu quy định tỷ lệ nguồn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất (giao đất có thu tiền hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã) để lại cho ngân sách xã bổ sung xây dựng nông thôn mới. Quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn Trung ương hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, nhất là cho công tác quy hoạch, xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, xây dựng trụ sở xã, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá xã, công tác đào tạo cán bộ xây dựng nông thôn mới...

Thành lập ban chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện và ban quản lý cấp xã để chỉ đạo, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)