Hạn chế của các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế nông hộ

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 53 - 55)

- Chính sách cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội.

Chính sách này có thủ tục vay đơn giản, thu hút được đông đảo nông dân nghèo vay vốn nhưng họ không được vay nhiều, lượng vốn vay chỉ đáp cho nhu cầu sản xuất nhỏ, làm nghề truyền thống. Những hộ nghèo thì chỉ cần lượng vốn nhỏ để sản xuất nên phần lớn họ đều chấp nhận lượng vốn nhận được và mức lãi suất. Điều mong đợi của người nông dân ở chính sách này là điều kiện để được vay đơn giản hơn, việc chứng minh hộ nghèo phải do ngân hàng thẩm định nhằm giảm bớt phiền phức người nông dân không phải đi lại nhiều lần trong quá trình chứng thực giấy tờ ở địa phương để chứng minh gia đình nghèo.

- Chính sách cho vay tín chấp

Thực hiện quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNN&PTNT đã thực hiện cho vay không có đảm bảo cho hộ nông dân đến 30 triệu đồng đối với nông hộ, và 50 triệu đồng đối với kinh tế trang trại. Qua điều tra thực tế, phần lớn nông hộ đều không đồng tình với chính sách này vì mức cho vay không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn sản xuất, lãi suất cho vay thì cao, thủ tục và điều kiện để vay còn phúc tạp. Chính sách này chỉ mới giải quyết vấn đề trước mắt giúp nông hộ tạm ổn định đời sống sản xuất.

- Chính sách cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất

Chính sách còn hạn chế ở lượng vốn cho vay, thời hạn, thủ tục và điều kiện vay. Nông dân thụ hưởng chính sách vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất chỉ vay được những khoản nhỏ, ngắn hạn, không đủ để mở rộng sản xuất hoặc không đủ thời gian thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng. Cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất của chính sách này đòi hỏi quá nhiều thủ tục của ngành ngân hàng như phương án sản xuất kinh doanh, tài sản thế chấp, máy móc, thiết bị phải là hàng sản xuất trong nước hoặc tỷ lệ nội địa hóa của các loại máy móc phải trên 60%. Những điều này không dễ đáp ứng bởi hầu hết sản phẩm nằm trong danh mục được hỗ trợ lãi suất có loại không thấy trên thị trường, có loại không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nông dân.

- Chính sách cho vay trung và dài hạn

Chính sách cho vay trung và dài hạn đòi hỏi nông hộ phải có vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và đời sống. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án cao hay thấp tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro và hiệu quả của dự án. Các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng chủ yếu cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng trang trại, cho nên nguồn trả nợ chính của khoản vay này là từ nguồn khấu hao và một phần lợi nhuận do dự án đầu tư mang lại. Vậy lượng vốn nông hộ vay được theo chính sách này bị hạn chế tùy theo dự án đầu tư của họ.

Thời hạn trả nợ vốn phụ thuộc vào tính chất, địa điểm của dự án đầu tư. Vì vậy, có một số nông hộ không hài lòng với thời hạn do ngân hàng áp dụng.

Lãi suất cho vay trung và dài hạn thường cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn, nó có thể là lãi suất cố định trong suốt thời kỳ vay vốn, cũng có thể là lãi suất biến đổi tuỳ thuộc vào sự biến động của thị trường. Sự biến đổi của lãi suất có thể dựa trên lãi suất cơ bản của ngân hàng. Nếu nông hộ vay theo lãi suất cố định thì khi lãi suất thị trường

giảm họ vẫn phải trả mức lãi cao. Nếu nông hộ vay theo lãi suất biến đổi thì khi lãi suất thị trường biến động tăng so với thời điểm vay thì số tiền lãi khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng nhiều hơn. Người nông dân thường nắm bắt thông tin chậm nên họ luôn cảm thấy bị thiệt.

Còn các chuyên gia cho rằng hạn chế của chính sách xuất phát ở chính ngân hàng vì ngân hàng quá thận trọng thận trọng với các hợp đồng tín dụng trung dài hạn, bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của ngân hàng nên lượng giải ngân cho nông hộ còn quá thấp. Phần lớn lượng vốn huy động vào đều có kỳ hạn dưới một năm, trong khi vay trung hạn cũng phải 1-3 năm, dài hạn thường trên 5 năm.

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)