Kinh nghiệm về tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế Nông hộ ở một số quốc gia

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 79)

- Ngân hàng nhân dân Indonesia

Ngân hàng nhân dân Indonesia (BRI) là ngân hàng thương mại thuộc quyền sở hữu của Chính phủ song hoạt động như một ngân hàng thương mại độc lập. BRI hoạt động trong nền kinh tế thị trường theo những nguyên tắc, quy chế được soạn thảo trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế. BRI có bốn lĩnh vực hoạt động chính. Một trong

bốn lĩnh vực này là hoạt động ngân hàng vi mô do hệ thống ngân hàng đơn vị BRI đảm nhiệm và hệ thống này chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng dân cư ở nông thôn, mạng lưới rộng lớn với 3.703 đơn vị ở khu vực nông thôn là một trong những hệ thống lớn nhất của hệ thống ngân hàng đơn vị.

BRI có một số lượng rất hạn chế các sản phẩm tín dụng. Điều này giúp khách hàng hiểu một cách dễ dàng về các sản phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ cán bộ song song với việc nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. Các đặc tính chủ yếu của các sản phẩm không thay đổi theo thời gian. Tóm lại đơn giản hóa là một trong những nguyên tắc của BRI.

BRI không cho vay nhóm nhưng trong các sản phẩm tín dụng đều được lồng ghép bởi một “Hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng” nhằm khuyến khích khách hàng vay vốn hoàn trả đúng hạn. BRI đặt ra các mức lãi suất cho vay khác nhau phụ thuộc vào việc thanh toán đúng hạn. Khách hàng khi vay thực tế phải chịu một lãi suất cố định hàng tháng trong đó bao gồm số tiền lãi đã thu và lãi phạt. Nếu trả nợ khách hàng sẽ được hoàn lại số lãi phạt đã thanh toán cho ngân hàng. Mặc dù nguyện vọng được vay những lần tiếp theo là yếu tố chủ yếu khuyến khích người vay trả nợ nhưng “Hệ thống khuyến khích” đã tạo ra một động cơ rất mạnh mẽ để người vay thanh toán nợ khi đến hạn. Tính hiệu quả của phương pháp này được thể hiện bởi tỷ lệ quá hạn là 5,77% và tỷ lệ thất thoát vốn dài hạn là 2,6%.

BRI chỉ cho vay đối với khách hàng có thể chứng minh được mình đã có ba năm hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tất cả các khoản vay đều phải có tài sản thế chấp mặc dù việc phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ rất hiếm khi xảy ra. Ngân hàng xem tài sản thế chấp chỉ là một chỉ số đánh giá tính nghiêm túc của mục đích vay vốn của khách hàng.

Quá trình chấp thuận khoản vay và kiểm soát khoản vay nhất là với những khách hàng vay lần đầu rất được ngân hàng chú trọng. Việc tới thăm các khách hàng tại nhà, trước và sau khi cho vay là bắt buộc đối với cán bộ tín dụng. Đối với khách hàng xin vay vốn lần thứ hai thì mức độ các lần thăm thực tế sẽ thấp hơn.

- Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan (BAAC)

Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan là một ngân hàng quốc doanh mà nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ tín dụng ở khu vực nông thôn và những người có thu nhập thấp. BAAC có trụ sở chính đặt tại Bangkok, có 560 chi nhánh và 750 phòng

giao dịch. Tính từ năm 1995 đã có 4,77 triệu hộ gia đình được tiếp cận với tín dụng trên một nước có 5 triệu nông hộ.

* Tổ chức nguồn vốn:

Mục tiêu hoạt động chính của BAAC là trợ cấp cho nông hộ thông qua đầu tư vốn tín dụng. Vì vậy BAAC có các nguồn vốn ưu đãi sau đây:

- Ngân hàng Trung ương trợ cấp cho BAAC bằng hình thức cho vay không lãi (trên thực tế lãi suất từ 1 – 3%/năm nhưng do ngân sách trả).

- Hàng năm Chính phủ có chỉ tiêu bắt buộc các ngân hàng thương mại phải dành 20% số dư tiền gửi để cho vay trực tiếp vào nông nghiệp, nông thôn. Nếu ngân hàng thương mại không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiền còn lại vào Ngân hàng phát triển nông nghiệp.

- Ngân hàng Trung ương bảo lãnh cho Ngân hàng phát triển nông nghiệp vay vốn nước ngoài.

- Trong hoạt động BAAC được miễn ký quỹ bắt buộc.

* Tổ chức cho vay

- Đối tượng được vay vốn Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Thái Lan gồm: 1- Hộ nông dân cá thể

2- Các Hiệp hội nông dân Thái Lan

* Các hình thức bảo đảm nợ vay

Một là, người vay không phải thế chấp tài sản nhưng phải gia nhập nhóm liên đới trách nhiệm (JLG). JLG do người dân tự thành lập có tự quản, tự giám sát khoản vay. Nếu một thành viên không trả được nợ thì các thành viên trong nhóm phải chịu trách nhiệm liên đới về khoản nợ đó.

Hai là, người vay phải có 2 người khác bảo lãnh khoản vay cho mình. Đối với hai hình thức bảo đảm như trên, chỉ thực hiện với những khoản vay nhỏ.

Ba là, người vay phải có tài sản thế chấp, có thể sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Đây là hình thức bảo đảm nợ vay đối với khoản vay lớn.

* Loại cho vay:

- cho vay ngắn hạn dưới 1 năm.

- Cho vay trung và dài hạn từ 1 – 5 năm.

* Phương thức cho vay

- Cho vay trực tiếp từng cá nhân đối với các khoản vay lớn có thế chấp.

- Cho vay trực tiếp thông qua JLG hoặc hình thức có hai người bảo lãnh cho một người.

- Cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, tổ chức phi Chính phủ.

* Điều kiện vay vốn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nông dân có thu nhập dưới 10.000 Bath/năm ( khoảng 400 USD/năm) - Nông dân có ít ruộng đất thấp hơn mức trung bình trong khu vực. - Tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh.

- Có kiến thức về sản xuất nông nghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó.

- Để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm (JLG) liên đới chịu trách nhiệm về các khoản tiền vay ngân hàng. Mỗi nhóm có từ 15 đến 25 người. Mỗi hộ nông dân được vay tối đa là 60.000 Bath. Người vay không cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân.

- Trong từng trường hợp có hộ nông dân nghèo không trả được nợ, ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với nguyên nhân của nó như:

+ Nếu do nguyên nhân khách quan, ngân hàng cho gia hạn nợ.

+ Nếu do nguyên nhân chủ quan, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và yêu cầu nhóm trả thay. Nếu một nhóm có trên hai người không trả được nợ thì ngân hàng hủy hợp đồng với cả nhóm và khởi tố người vay.

+ Nếu do nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh… cán bộ tín dụng sẽ đến ngay hiện trường lập biên bản và đề nghị Nhà nước có chính sách xử lý thỏa đáng.

+ Lãi suất cho vay đối với hộ nông dân nghèo của BAAC thấp hơn so với lãi suất cho vay các đối tượng khác. Hiện nay BAAC đang cho hộ nông dân nghèo vay với lãi suất 8%/năm, trong khi lãi suất cho vay thông thường là 12%/năm.

- Chính sách tín dụng Nông nghiệp ở Trung Quốc:

Trong kinh nghiệm phát triển tín dụng “Tam Nông” ở Trung Quốc đã coi trọng vai trò phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế của khu vực nông thôn ở Trung Quốc, cũng như đánh giá được hiệu quả của chất lượng tín dụng của các Ngân hàng ở Trung Quốc trong hoạch định chiến lược phát

triển tín dụng nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quan trọng nhất. Trong đó nêu nhiệm vụ trọng tâm nổi bật nhất là:

Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, để đảm bảo cam kết trong vòng 3 năm tới dịch vụ Ngân hàng cơ bản sẽ có mặt tại khắp các làng mạc, thị trấn, cung cấp các khoản tín dụng lớn và dịch vụ bảo hiểm ở nông thôn, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị, Chính phủ Trung Quốc chủ trương ban hành các biện pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để hỗ trợ khu vực vùng sâu, vùng xa.

Để giải quyết sự thiếu hụt tài chính kinh niên tại các khu vực nông thôn, Chính phủ đã yêu cầu các thể chế tài chính như Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, hợp tác xã tín dụng nông thôn, Tiết kiệm Bưu điện, Ngân hàng Trung Quốc gia tăng các khoản vay tín dụng có liên quan đến nông nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Phát triển nông thôn được chỉ thị phải nới rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng trưởng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn.

Khuyến khích phát triển các Ngân hàng nhỏ, các công ty cho vay vốn nhằm dẫn nguồn vốn chảy về thị trường tài chính nông thôn.

Ban hành những quy tắc mới trong thu mua và sáp nhập những tổ chức tài chính nông thôn vừa và nhỏ, cụ thể sẽ tiếp tục các cải cách nới lỏng quy định về giới hạn sở hữu không quá 10% tổng cổ phần của một cơ quan Ngân hàng nông thôn, điều này hy vọng giúp đa dạng hóa quyền sở hữu của các cơ quan tài chính nông thôn, cũng như giúp ngày càng nhiều nhà đầu tư tiếp cận được thị trường tài chính nông thôn.

Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường tài chính nông thôn dưới dạng thích hợp, như mở Chi nhánh hay lập các liên doanh Ngân hàng. Trên thực tế, tại Trung Quốc, HSBC đã mở Chi nhánh đầu tiên ở Thành Đô năm 2009, trở thành Ngân hàng nước ngoài đầu tiên xâm nhập vào thị trường tài chính nông thôn Trung Quốc. Một số Ngân hàng hàng đầu khác như Citibank và Standard Charter cũng thể hiện sự quan tâm đến thị trường này. Qua những chính sách phát triển tín dụng nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc đã cho thấy sự đúng đắn trong định hướng phát triển, sự điều hành hợp lý trong quy trình triển khai của các Ngân hàng ở Trung Quốc.

Tóm tắt chương 1

Cơ sở lý luận về chính sách tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông hộ đã đánh giá đúng vị trí và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế nông hộ, đặc biệt là chính sách tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

Sự phát triển kinh tế nông hộ gắn liền với một số điều kiện nhất định như các yếu tố đất đai, lao động, vốn cho đầu tư sản xuất và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách về đất đai, thuế, tín dụng, bảo hiểm, khoa học công nghệ, thị trường... Hiện nay, cơ cấu các nguồn vốn để hỗ trợ cho phát triển kinh tế nông hộ từ Trung ương tới địa phương còn hạn chế thì nguồn vốn tín dụng ngân hàng được xem như là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển. Vai trò to lớn của tín dụng ngân hàng được minh chứng qua những kết quả hiển nhiên đã góp phần quan trọng trong việc phát huy thế mạnh và nâng cao vị thế kinh tế nông hộ trong nền kinh tế quốc dân.

Chương 2

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI THỊ XÃ HÀ TIÊN 2.1 Tín dụng nông hộ góp phần phát triển kinh tế địa phương

2.1.1 Đặc điểm kinh tế nông hộ ở thị xã Hà Tiên

Thị xã Hà Tiên có diện tích tự nhiên là 99,52 km2. Dân số trung bình năm 2011 là 45.868 người, trong đó nữ là 23.324 người (chiếm 50,85%), nam là 22.544 người (chiếm 49,15%). Dân số ở nông thôn 14.906 người, chiếm 32,50%, tốc độ tăng 0,69%, mật độ dân số 461 người/Km2

Bảng 2.1: Dân số bình quân

2009 2010 2011

44.822 45.36 45.868

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

21.998 22.824 22.273 23.087 22.544 23.324

Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30.145 14.677 30.54 14.82 30.962 14.906

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang

Thị xã Hà Tiên có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ hạn chế, thường tập trung làm công nhân ở các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Số lao động làm nông khá lớn, năm 2011 có đến 7.033 lao động làm việc trong nông hộ.

Bảng 2.2: Lao động nông hộ

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Doanh nghiệp đang hoạt động 65 80 107 100 111

Số nông hộ 3.189 2.707 2.859 3.099 3.488

Lao động làm việc trong Nông hộ 5.317 5.628 5.417 6.106 7.033

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Kiên Giang

Hà Tiên vẫn là địa phương thuần nông. Công nghiệp, dịch vụ, du lịch, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.

+ Qui mô sản xuất kinh doanh hộ nhỏ, diện tích canh tác từng nông hộ manh mún thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

+ Vốn tích lũy của nông hộ còn thấp, luôn thiếu vốn cho sản xuất, nhất là vốn trung dài hạn phục vụ khai thác thủy sản.

+ Trình độ nông thôn còn hạn chế, mạng lưới khuyến nông ở cơ sở còn yếu kém, thiếu cán bộ kỹ thuật để chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất, năng suất chưa cao, nông hộ sản xuất bán chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô nên lợi nhuận đem lại thấp.

+ Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, giao thông thủy lợi phát huy hiệu quả thấp, chưa đáp ứng yêu cầu cho hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp.

+ Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư xã hội và nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp hiện đang có xu hướng giảm dần.

+ Hiện nay tỷ lệ nông hộ nghèo chiếm 2,3%, chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị có khoảng cách khá lớn.

Một số kết quả kinh tế nông hộ:

Kinh tế nông hộ góp phần đẩy mạnh giá trị sản xuất nông nghiệp cụ thể: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt 24.859 tấn; năm 2010 đạt 25.882 tấn và năm 2011 đạt 27.557 tấn. Hiện nay kinh tế nông hộ đóng vai trò chủ đạo có ảnh hưởng to lớn trong nền kinh tế Thị xã Hà Tiên.

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu Nông nghiệp của Thị xã Hà Tiên

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích lúa (ha) 507 479 473 473 483

Năng suất lúa (Tạ/ha) 21,50 26,66 27,53 30,53 31,04

Sản lượng lúa(Tấn) 1.090 1.277 1.302 1.444 1.499 Đàn trâu (Con) 409 598 648 576 681 Đàn bò (Con) 1.369 1.274 1.092 1.134 1.219 Đàn heo (Con) 7.782 5.269 4.837 4.286 5.924 Đàn gà (1000 con) 6 8 21 12 9 Đàn vịt (1000 con) 1,5 1 8 1 1,2

Diện tích nuôi tôm (Ha) 1.024 1.073 1.015 1.319 1.398

Năng suất tôm nuôi (Tạ/ha) 2,05 2,33 2,11 2,05 2,50

Sản lượng tôm nuôi (Tấn) 210 250 214 271 350

Diện tích nuôi cá (Ha) 34 65 32 58 46

Năng suất cá nuôi (Tạ/ha) 18,24 7,69 65,63 33,28 62,61

Sản lượng cá nuôi 62 50 210 193 288

Sản lượng nuôi trồng thủy sản (Tấn) 290 500 629 752 1000 Sản lượng khai thác thủy sản (Tấn) 23.059 23.87 24.23 25.13 26.557 Tổng sản lượng thủy sản (tấn) 23.349 24.37 24.859 25.882 27.557 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gần đây do biến động bất lợi của khí hậu, thời tiết làm cho năng suất ngành nông nghiệp giảm sút, giá cả thị trường một số mặt hàng nông sản, thủy sản xuống thấp ảnh hưởng lớn đến sản xuất đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nông hộ Thị xã Hà Tiên.

2.1.2 Một số kết quả tín dụng đạt được về phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn Thị xã Hà Tiên Thị xã Hà Tiên

Hoạt động tín dụng ngân hàng trên địa bàn Thị xã Hà Tiên chủ yếu tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân. Năm 2008 tổng dư nợ toàn Thị xã Hà tiên đạt 331 tỷ đồng, doanh nghiệp nhà nước có dư nợ 182 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 54,98%, doanh nghiệp ngoài nhà nước có dư nợ 74 tỷ đồng chiếm tỷ

Một phần của tài liệu chính sách tín dụng hỗ trợ nông hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thị xã hà tiên, tỉnh kiên giang (Trang 26 - 79)