- Các hoạt động khá c: Ngoài các mảng kinh doanh chính nêu trên, NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt
3 Tổng số giao dịch (Lệnh)
3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh
mặt tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên
3.2.3.1 Môi trường kinh tế vĩ mô
Agribank Thái Nguyên không ngoại lệ với các NHTM khác chịu sự tác động rất lớn từ môi trƣờng kinh tế. Những biến động lớn của nền kinh tế có thể dẫn tới sự lớn mạnh hay sụp đổ của nhiều ngân hàng và ảnh hƣởng thƣờng mang tính hệ thống.
Khi nền kinh tế không chính thức phát triển, gặp nhiều khó khăn và khủng hoảng nhƣ hiện nay, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ thì khả năng tiếp nhận phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt là rất khó khăn. Ngoài ra, một bộ phận rất lớn của nền kinh tế không chính thức là kinh tế ngầm liên quan tới hoạt động buôn lậu, trốn thuế, gian lận thƣơng mại, tham nhũng..., luồng luân chuyển tiền tệ phục vụ các hoạt động này có thể rất lớn. Đối với những ngƣời tham gia các giao dịch này, cho dù phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt có thuận tiện thì đó vẫn không phải là phƣơng tiện thanh toán đƣợc lựa chọn, xuất phát từ nhu cầu che dấu nguồn gốc giao dịch và đối tƣợng tham gia.
3.2.3.2 Môi trường pháp lý
Mặc dù trong thời gian vừa qua hành lang pháp lý trong lĩnh vực thanh toán đã cải thiện nhiều, song vẫn đƣợc đánh giá là chƣa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thanh toán điện tử và thƣơng mại điện tử. Ngày 19 tháng 11 năm 2005 vừa qua Luật Giao dịch điện tử đã đƣợc Quốc hội thông qua, đây là một bƣớc tiến mới mang tính đột phá của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển kinh tế xã hội. Nó tạo nên một nền tảng hành lang pháp lý cho các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng vào các hoạt động thƣơng mại điện tử, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh
72
doanh trực tuyến trên mạng trong phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên, để luật này đi vào cuộc sống là cả một quá trình phấn đấu không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà của toàn xã hội. Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực thanh toán vẫn còn những điểm cần phải tiếp tục đƣợc chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế và nhu cầu của ngƣời sử dụng. Một số văn bản còn thể hiện nhiều bất cập và chƣa phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng.
Thực tế cho thấy rằng, sau khi thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, ngành Ngân hàng đã có nhiều đổi mới rất quan trọng, nhƣng trong lĩnh vực thanh toán thì không những chƣa đƣợc đổi mới để phát triển mà còn gần nhƣ bị buông lỏng. Do vậy, tình trạng nền kinh tế tiền mặt ở Việt Nam đã kéo dài trong nhiều năm là do không có một hành lang pháp lý ngay từ đầu; Nhà nƣớc không quản lý và cũng không kiểm soát việc thanh toán giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và giữa các tầng lớp dân cƣ với nhau. Điều này đã tạo nên thói quen khó thay thế “ Thanh toán bằng tiền mặt”.
3.2.3.3 Khoa học và công nghệ
Cơ sở hạ tầng về công nghệ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu về TTKDTM. Có một thực tế trong nhiều năm trƣớc đây, cơ sở vật chất của nhiều NHTM còn nhiều yếu kém do không có nhiều vốn để đầu tƣ trang bị máy móc thiết bị và công nghệ nên khi thực hiện công tác thanh toán giữa các tổ chức kinh tế thƣờng chậm trễ, ảnh hƣởng đến chu chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, cá nhân nói riêng, vì vậy họ lựa chọn phƣơng thức thanh toán bằng tiền mặt. Thời gian gần đây, trƣớc sự đòi hỏi của thị trƣờng và cạnh tranh trong dịch vụ ngân hàng, tình hình đầu tƣ và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Ngân hàng đã đƣợc cải thiện. Tuy nhiên chất lƣợng và tính đa dạng còn hạn chế. Hệ thống ATM/POS, EDC đƣợc lắp đặt ở nhiều đơn vị chấp nhận thẻ nhƣng chƣa đƣợc đón nhận nhiều, thậm chí một đơn vị chấp nhận thẻ lắp đặt nhiều POS của các NHTM khác nhau.
73
Dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện có Agribank cũng đã cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng mục tiêu đẩy mạnh chất lƣợng TTKDTM nhƣng kết quả thu đƣợc còn hạn chế.
3.2.3.4 Yếu tố con người
Trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán rất bất cập, chủ yếu do công tác đào tạo cơ bản cũng nhƣ chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu.
Công tác thông tin tuyên truyền chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng. Những mục tiêu chiến lƣợc, định hƣớng và các chính sách lớn để phát triển hoạt động thanh toán chƣa đƣợc công bố đầy đủ cho công chúng. Vì vậy, không chỉ ngƣời dân mà thậm chí nhiều doanh nghiệp còn rất ít hiểu biết hoặc hiểu biết mơ hồ về các dịch vụ thanh toán và phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Chất lƣợng phục vụ còn yếu và hiểu biết thông tin về các sản phẩm dịch vụ TTKDTM của “ngƣời tiêu dùng” hạn chế đã dẫn tới việc “bán” sản phẩm dịch vụ phục vụ hoạt động TTKDTM của Ngân hàng kém thu hút và hiệu quả không cao.
3.2.3.5 Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng trong những năm gần đây thƣờng xuyên đƣợc đổi mới, có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng thanh toán nói chung. Ba chức năng chính của NHTM (Trung gian tài chính, trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền) có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi vai trò trung gian thanh toán đƣợc thực hiện tốt, khách hàng sẽ tin tƣởng ngân hàng, mở tài khoản tiền gửi hay gửi tiền vào ngân hàng …để thực hiện các hoạt động thanh toán. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng lại tăng cao, ngân hàng có thêm vốn để đáp ứng nhu cầu đi vay và chức năng trung gian tài chính của ngân hàng càng đƣợc phát huy. Do vậy, sự phát triển của mỗi chức năng sẽ thúc đẩy các chức năng khác phát triển theo.Do đó, hoạt động kinh
74
doanh chung của ngân hàng có ảnh hƣởng vô cùng lớn tới hoạt động TTKDTM của ngân hàng.
3.2.3.6 Yếu tố tâm lý
Tiền mặt có điểm ƣu việt rất lớn là thanh toán tức thời và vô danh, thủ tục đơn giản. Vì vậy, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất đƣợc ƣa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của ngƣời tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp.
Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt: đối với nhiều đối tƣợng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với tiền mặt. Ngƣợc lại, thanh toán không dùng tiền mặt còn phải trả phí cho ngân hàng, thậm chí còn bị tính giá cao hơn (đối với một số đơn vị chấp nhận thẻ), không đƣợc chào đón tại các quầy thanh toán... Thói quen & tâm lý ƣa chuộng sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển TTKDTM của toàn xã hội nói chung và của Agribank Thái Nguyên nói riêng.
75
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG