KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

- Các hoạt động khá c: Ngoài các mảng kinh doanh chính nêu trên, NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt

3 Tổng số giao dịch (Lệnh)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại. Sự ra đời của nó là bƣớc phát triển tất yếu của quá trình thanh toán, đánh dấu một bƣớc tiến mới của nền văn minh nhân loại.

Thời gian qua, phƣơng thức thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam phát triển mạnh và đa dạng. Điều này làm giảm dần tiền mặt trong lƣu thông. Các NHTM đã chủ động giới thiệu các phƣơng tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tới khách hàng. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phƣơng thức truyền thống nhƣ ủy nhiệm chi (lệnh chi), ủy nhiệm thu (nhờ thu), một số phƣơng tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đang đi dần vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanh toán của các nƣớc trong khu vực và trên thế giới nhƣ: Thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking, Ví điện tử,…

Doanh số cũng nhƣ tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt của Agribank nói chung và Agribank Thái Nguyên nói riêng ngày càng tăng, khắc phục đƣợc những hạn chế của thanh toán bằng tiền mặt, góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán, đảm bảo sự an toàn, tiện lợi cho các bên tham gia. Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ này vẫn còn rất thấp xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân từ phía Nhà nƣớc, những nguyên nhân từ phía Ngân hàng và từ phía khách hàng. Nhận biết đƣợc các nguyên nhân này từ đó đƣa ra giải pháp là nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài của mọi cấp, mọi ngành đặc biệt là của ngành Ngân hàng.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thanh toán không dùng tiền mặt cần phải đổi mới, hoàn thiện và mở rộng hơn nữa, phấn đấu đƣa thanh toán không dùng tiền mặt của Việt Nam sánh kịp các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, đó là nhiệm vụ chung của ngành Ngân hàng nói chung và Agribank nói riêng

86

2. Kiến nghị

* Đối với Chính phủ và các ngành liên quan

Nhà nƣớc cần sớm đƣa ra hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thanh toán (Luật Giao dịch bằng tiền mặt, Luật Séc, Luật Hối, Luật Phòng chống rửa tiền…); Tiếp tục chỉnh sửa, thay thế để có thể phù hợp với thông lệ quốc tế va nhu cầu của ngƣời sử dụng.

Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ các ngân hàng đầu tƣ phát triển hạ tầng thanh toán; chỉ đạo tất cả các bộ, ngành cũng nhƣ toàn xã hội tham gia thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhà nƣớc nên có quy định tất cả các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng, khi thực hiện trả lƣơng cho ngƣời lao động, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nƣớc, thanh toán tiền điện, nƣớc, cƣớc phí dịch vụ viễn thông, truyền hình... phải thực hiện thanh toán bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt dù là các khoản chi thuộc NSNN, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp dân doanh hoặc các khoản thanh toán khác nên thống nhất một mức chung, sẽ không những tạo đƣợc sự công bằng giữa cá nhân, tổ chức trong và ngoài nhà nƣớc mà có thể thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ góp phần mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về sử dụng tiền mặt đối với các tổ chức hƣởng lƣơng NSNN đã có Kho bạc Nhà nƣớc quản lý nhƣng đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp dân doanh là một công việc hết sức khó khăn, phức tạp, bởi các NHTM cũng là một doanh nghiệp không phải là cơ quan quản lý hành chính trong lĩnh vực này, vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật pháp về thanh toán của các tổ chức này nên giao cho cơ quan thanh tra các cấp từ huyện trở lên hoặc cơ quan thanh tra thuế.

Phát triển và củng cố các liên minh thẻ hiện có; tiến hành kết nối trung tâm chuyển mạch thẻ quốc gia....Hình thành chính sách ƣu đãi về thuế, phí

87

trong lĩnh vực thanh toán. Đặc biệt khuyến khích TTKDTM bằng chính sách thuế GTGT; xây dựng cơ chế tính thuế dịch vụ thanh toán hợp lý và các giải pháp về tài chính phục vụ phát triển TTKDTM.

* Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NHNN nên kết hợp với Bộ thông tin & truyền thông, các cơ quan báo đài...thực hiện các chƣơng trình tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức về TTKDTM để nâng cao ý thức cộng đồng, giúp in đậm nó trong từng ngƣời dân VN

NHNN cần nghiên cứu và áp dụng quy định bắt buộc chấp nhận thanh toán thẻ đối với các doanh nghiệp trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh bán lẻ. Sau đó, mở rộng ra tất cả các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ, tạo cơ sở phát triển mạng lƣới đơn vị chấp nhận thẻ.

Nên có cơ chế khuyến khích TTKDTM, cơ chế khuyến khích, bắt buộc thanh toán qua ngân hàng.

Cần có cơ chế hƣớng dẫn cho phép trích lập dự phòng rủi ro trong thanh toán.

Chính sách phí cho các đơn vị tham gia vào một giao dịch thanh toán Cho phép thực hiện thanh toán đa tệ trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Điều chỉnh, bổ sung quy chế đối với chứng từ điện tử sử dụng qua các phƣơng tiện thanh toán điện tử.

* Đối với Lãnh đạo Agribank

Triển khai xây dựng mô hình thanh toán tập trung

Tăng cƣờng đầu tƣ cho hệ thống, sản phẩm thanh toán hiện đại để tạo sự đồng bộ giữa các kênh, sản phẩm thanh toán

Có sự thống nhất chung về cơ chế sản phẩm vùng miền

Đầu tƣ thỏa đáng về con ngƣời đào tạo cho bộ phận nghiên cứu phát triển Tăng cƣờng tiếp thị về sản phẩm dịch vụ

88

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)