- Các hoạt động khá c: Ngoài các mảng kinh doanh chính nêu trên, NHNo& PTNT tỉnh Thái Nguyên không ngừng nâng cao chất lƣợng hoạt
3 Tổng số giao dịch (Lệnh)
3.2.2. Tình hình vận dụngcác phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên
Ngân hàng nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên
TTKDTM tại Agribank Thái Nguyên đã diễn ra rất sôi động và khá phát triển bằng nhiều phƣơng tiện thanh toán khác nhau. Vậy để tìm hiểu kỹ hơn, đánh giá và xác định thực tế phƣơng tiện TTKDTM nào đƣợc ƣa chuộng, chiếm tỷ trọng ổn định và cao nhất? Phƣơng tiện nào ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng ? …. Tác giả đi phân tích từng phƣơng tiện TTKDTM tại Agribank Thái Nguyên. Cụ thể:
3.2.2.1. Séc
Séc ra đời rất sớm, là hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nên đã dần trở thành hình thức thanh toán phổ biến chủ yếu của nhiều nƣớc.
Séc là một trong những phƣơng tiện thanh toán đã có lâu đời ở các nƣớc phát triển, dựa trên Công ƣớc thế giới về Séc năm 1933, các nƣớc đều ban hành
65
Luật Séc, hoặc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Séc, để việc sử dụng séc đƣợc nhanh chóng, thuận tiện không chỉ trong cùng địa phƣơng và cùng tổ chức phát hành séc, các nƣớc đều có Trung tâm xử lý thanh toán bù trừ séc ngoài hệ thống và khác địa phƣơng do Ngân hàng Trung ƣơng hoặc Hiệp hội Ngân hàng quản lý, nhờ vậy, phƣơng tiện thanh toán bằng séc đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc phát triển. Mỹ là nƣớc sử dụng thanh toán điện tử trong hoạt động ngân hàng sớm nhất, thẻ thanh toán cũng ra đời đầu tiên ở Mỹ nhƣng theo Ngân hàng dự trữ Liên bang Mỹ Atlanta (trích dẫn trong Bank Technology News, tháng 1/2005) thì số lƣợng thanh toán điện tử đã đạt đến 44, 5 tỷ USD, so với 46,7 tỷ USD thanh toán bằng séc; nhƣng về mặt giá trị thì thanh toán điện tử chỉ đạt 27,4 ngàn tỷ USD, trong lúc thanh toán bằng séc đạt 39,3 ngàn tỷ USD; thanh toán bằng séc ở Bồ Đào Nha còn chiếm tới 81% trong tổng lƣợng giao dịch, ở Ireland là 70%, ở Pháp là 56%, ở Anh là 51%; bình quân sử dụng séc tính theo đầu ngƣời hàng năm ở Pháp là 80 món, ở Hà Lan là 56 món, bởi chi phí cho việc phát hành, thanh toán séc vừa đơn giản, an toàn và tiết kiệm, vì vậy, ngƣời dân, nhất là các nƣớc Tây Âu đều thích sử dụng séc hơn là thẻ ATM, cụ thể thanh toán bằng thẻ ở Luxemburg chiếm 23% với 23 món/ ngƣời/ năm, ở Pháp 15% với 21 món/ ngƣời/năm.
Còn ở nƣớc ta, thanh toán bằng séc đã ra đời từ những năm 1960 nhƣng đến nay, phƣơng tiện thanh toán này ngày càng giảm. Mặc dù thanh toán bằng séc có nhiều thuận lợi và nhanh chóng trong giao dịch mua bán, ngƣời mua hàng ký séc đƣa cho ngƣời bán và ngƣời bán chỉ cần cầm séc và CMND ra ngân hàng là có thể nhận đƣợc tiền hoặc chuyển vào tài khoản nhƣng hiện nay, tỷ lệ thanh toán bằng séc mới chiếm khoảng 2% trong tổng thanh toán phi tiền mặt; Ông Vũ Huy Toản - Phó Giám đốc NHNN thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân thanh toán bằng séc bị hạn chế là do chƣa có quy định bắt buộc về hạn mức phải thanh toán bằng séc mà hiện chỉ “động viên” dùng séc và một nguyên nhân khác là sự lo ngại của ngƣời bán hàng sợ tài khoản của
66
ngƣời mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro. Việc thanh toán séc cũng gặp không ít phiền phức nếu khách mua và khách bán không có tài khoản ở cùng một ngân hàng, buộc các NHTM phải thông qua hệ thống thanh toán bù trừ của NHNN nhƣng hiện tại, NHNN chƣa có Trung tâm thanh toán bù trừ séc.
Thực hiện theo quyết định số 32/QĐ-NHNo-TCKT ngày 13 tháng 01 năm 2009 “Ban hành quy định về việc cung ứng và sử dụng séc trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”, Agribank cung cấp các sản phẩm dịch vụ về séc nhƣ cung ứng séc trong nƣớc, thanh toán séc trong nƣớc và thu hộ séc trong nƣớc.
Căn cứ vào mục đích sử dụng, Séc do Agribank phát hành gồm hai loại: séc chuyển khoản và séc lĩnh tiền mặt.
Séc lĩnh tiền mặt là loại séc mà ngƣời hƣởng lợi nhận tiền mặt tại chi nhánh Agribank, loại séc này ghi đích danh ngƣời hƣởng lợi và không chuyển nhƣợng đƣợc.
Séc chuyển khoản là loại séc mà ngƣời ký phát séc ra lệnh cho ngân hàng trích số tiền nhất định trên tài khoản của mình chuyển sang một tài khoản của một ngƣời khác trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng. Séc chuyển khoản không thể rút tiền mặt và cũng không thể chuyển nhƣợng.
Doanh số sử dụng séc ở Agribank Thái Nguyên duy trì ổn định qua các năm. Tuy nhiên, Khách hàng Agribank Thái Nguyên (tổ chức) chỉ sử dụng séc lĩnh tiền mặt cho các hoạt động giao dịch tiền gửi của mình. Các loại Séc khác không đƣợc biết đến và sử dụng tại Agribank Thái Nguyên.
3.2.2.2 Uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi luôn là phƣơng tiện thanh toán phổ biến, thủ tục đơn giản thuận tiện nên đƣợc khách hàng sử dụng nhiều. Hiện nay hình thức này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số TTKDTM tại Agribank Thái Nguyên.
67
Uỷ nhiệm chi đƣợc áp dụng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc chuyển tiền của ngƣời sử dụng dịch vụ thanh toán trong cùng một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Ủy nhiệm chi tiện lợi hơn séc và khác với séc, uỷ nhiệm chi không thể dùng để rút tiền mặt mà chỉ đƣợc dùng trong thanh toán chuyển khoản.
Khác với thƣ tín dụng, uỷ nhiệm chi không giao thƣ cho khách hàng, chi nhánh hay ngân hàng giao dịch đựoc thông báo thẳng, do đó không có rủi ro bị giả mạo. Khách hàng chỉ cần đến nơi chỉ thị của ngân hàng ký xuất uỷ nhiệm chi cùng mẫu chữ ký của ngƣời thụ hƣởng.
Tại Agribank Thái Nguyên, hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi ngày càng phát triển nhanh cả về số lƣợng và chất lƣợng. Sự tăng lên đều đặn đã chứng tỏ tính ƣu việt của nó và khẳng định vị trí số một trong các phƣơng tiện TTKDTM.
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ luân chuyển chứng từ thanh toán uỷ nhiệm chi giữa hai Ngân hàng khác nhau
(1) Bên bán giao hàng hoá, dịch vụ cho đơn vị mua.
(2) Đơn vị mua lập 2 liên uỷ nhiệm chi nộp vào ngân hàng phục vụ mình theo yêu cầu trích tài khoản chuyển tiền cho đơn vị bán.
(3a) Ngân hàng bên mua gửi một liên giấy báo “Nợ” cho đơn vị mua sau khi hạch toán ghi “Nợ” cho đơn vị mua.
(3b) Ngân hàng bên mua lập thủ tục thanh toán qua NHNN hoặc thanh toán bù trừ, hoặc thanh toán liên hàng, gửi giấy báo Có tới ngân hàng bên bán.
68
(4) Ngân hàng bên bán ghi “Có” vào tài khoản của đơn vị thụ hƣởng và báo “Có” cho ngƣời thụ hƣởng.
3.2.2.3.Uỷ nhiệm thu
Ủy nhiệm thu là lệnh viết trên mẫu in sẵn, đơn vị bán lập ủy nhiệm thu nhờ ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sâu khi đã hoàn thành việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho đơn vị mua theo thỏa thuận sau hợp đồng.
Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu đƣợc áp dụng dung cho các đơn vị sử dụng dịch vụ đơn vị thanh toán có tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên có sở có thỏa thuận hoặc họp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hƣởng.
Ủy nhiệm thu không đƣợc sử dụng phổ biến ở Agribank Thái Nguyên. Từ năm 2008, Agribank Thái Nguyên ký kết duy nhất 01 hợp đồng thỏa thuận họp tác với Trung tâm viễn thông thành phố Thái Nguyên về việc thu cƣớc phí bƣu điện, viễn thông của một số khách hàng doanh nghiệp mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại Agribank Thái Nguyên.
Phƣơng thức này đƣợc sử dung đều đặn hàng tháng nhƣng với doanh số và phí thu đƣợc rất rất khiêm tốn.
3.2.2.4. L/C
Hình thức thanh toán L/C tại Chi nhánh ít đƣợc sử dụng để thanh toán trong nƣớc và do Bộ phận Thanh toán Quốc tế - Phòng tín dụng quản lý. Sở dĩ nhƣ vậy là vì thủ tục mở và thanh toán hết sức phức tạp. Hơn nữa, mức tối thiểu để mở thƣ tín dụng là 10 triệu đồng và do khách hàng lƣu ký (ký quỹ) vào một tài khoản riêng và không đƣợc hƣởng lãi. Mặt khác, mỗi L/C chi trả dùng để chi trả cho một ngƣời thụ hƣởng và nhƣ vậy nếu muốn thanh toán với nhiều bạn hàng phải mở nhiều thƣ tín dụng khác nhau. Nhƣ vậy ngƣời mua bị mất quá nhiều thời gian cho thủ tục, do đó khi thanh toán trong nƣớc khách hàng không ƣa thích dung hình thức thanh toán này.
69
3.2.2.5.Thẻ
Thẻ thanh toán là phƣơng tiện thanh toán hiện đại. Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và phát triển các phƣợng tiện TTKDTM truyền thống nhƣ séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, một số phƣơng tiện và dịch vụ thanh toán mới dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin đã xuất hiện và đi vào cuộc sống, phù hơp với xu thế thanh toán của các nƣớc trong khu vựcvà trên thế giới nhƣ: thẻ ngân hàng, Mobile Banking, Internet banking,….
Hiện nay Agribank Thái Nguyên đang phát hành: Thẻ nội địa (Thẻ ghi nợ nội địa (Success) và thẻ liên kết thƣơng hiệu (thẻ liên kết sinh viên, thẻ lập nghiệp….)) và thẻ quốc tế (Các sản phẩm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng mang thƣơng hiệu Visa/MasterCard)
Thẻ nội địa: Là các sản phẩm thẻ ghi nợ, thẻ liên kết thƣơng hiệu do Agribank phát hành, cho phép chủ thể sử dụng trong phạm vi số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi để thực hiện rút ứng tiền mặt, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ ngân hàng khác tại đơn vị chấp nhận thẻ và điểm ứng tiền mặt trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam (trừ trƣờng hợp kết nối qua Banknetvn).
Thẻ liên kết thƣơng hiệu là sản phẩm thẻ liên kết thƣơng hiệu đƣợc Agribank phát hành trên cơ sở hợp tác trong lĩnh vực thẻ giữa Agribank và các tổ chức/đơn vị đƣợc thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Hiện tại, Agribank có 02 (hai) sản phẩm thẻ liên kết thƣơng hiệu. Đó là:
Thẻ liên kết sinh viên (thẻ sinh viên): Là sản phẩm thẻ ỉiên kết đƣợc phát hành trên cơ sở thỏa thuận hợp tác giữa Agribank và các Học viện, trƣờng Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp (sau đây viết tắt là Trƣờng);
Thẻ Lập nghiệp: Là sản phẩm thẻ ỉiên kết giữa Agribank và Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (VBSP) đƣợc phát hành trên nền tảng thẻ ghi nợ nội địa và thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực thẻ giữa hai Ngân hàng.
70
Thẻ quốc tế: Là các sản phâm thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng mang thƣơng hiệu Visa/MasterCard do Agribank phát hành, cho phép chủ thẻ sử dụng trong phạm vi số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán và (hoặc) hạn mức thấu chi/hạn mức tín dụng để thực hiện rút/ứng tiền mặt, thanh toán hàng hóa, dịch vụ và các dịch vụ ngân hàng khác tại tại đơn vị chấp nhận thẻ và điểm ứng tiền mặt trên phạm vi toàn cầu.
Tính đến thời điểm 31/12/2011, Tổng số thẻ phát hành toàn hệ thống Agribank 8,4 triệu thẻ tăng 31,5% so với năm 2010, chiếm khoảng 20% thị phần về phát hành thẻ toàn thị trƣờng; doanh số sử dụng thẻ đạt 122.009 tỷ đồng tăng 45% so với 2010; số dƣ trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn phát hành thể đạt 10.553 tỷ đồng, tăng 20%; dƣ nợ thẻ tín dụng tăng 46,6%. Lắp đặt 2.102 máy ATM, chiếm 16,2% thị phần; tổng số EDC/POS 5.261 thiết bị, chiếm tỷ lệ 7,5% toàn thị trƣờng.
Xác định công tác thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, là một mảng nghiệp vụ mang tính chất dịch vụ gia tăng cho khách hàng nên Ban lãnh đạo Agribank Thái Nguyên đã quan tâm, chỉ đạo sát sao và các phòng nghiệp vụ triển khai tích cực. nhằm mở rộng và phát triển. Đến 31/12/2011, Tổng số thẻ NHNo & PTNT tỉnh Thái Nguyên đã phát hành 36.351 thẻ ATM tăng 11.586 thẻ so với cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ tăng 47%. Số dƣ nằm trên tài khoản thẻ khoảng 46 tỷ đồng, số dƣ bình quân trên một tài khoản thẻ là 1.300.000 đ. Tổng số máy ATM, EDC/POS chi nhánh đang quản lý và vận hành là 55 máy. Dựa vào công nghệ cao, quá trình cung cấp đi liền với sự phát triển công nghệ thông tin Agribank Thái Nguyên còn phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại nhƣ Mobile banking, Internet banking, SMS banking…
Số lƣợng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking tăng gấp 02 lần so với năm 2010. Nguồn thu từ sản phẩm dịch vụ này mặc dù chiếm tỷ trọng còn rất thấp 2% tổng thu dịch vụ năm 2011 (210 triệu VNĐ)nhƣng đây là nguồn thu ổn định, ít rủi ro so với thu từ các sản phẩm truyền thống.
71