- Trường phái quản trị Nhật bản:
2. Ví dụ ứng dụng toán cao cấp trong kinh tế
Đề bài: Cho hàm cầu đảo D = 120 – 4P2 (P : USD) a, Xác định giá hàng hóa để lượng cầu đạt giá trị max
b, Xác định hệ số co giãn của D theo P và giải thích ý nghĩa tại P = 2 USD Bài giải:
a, P > 0 => D = 120 – 4 P2 < 120
Max D = 120 USD ó P = 0 USD
b, Ta có ồ = D’(P) . ( P / D(P)) = - 8 P . (P / (120-4 P2)) = - 2 P2 / (30 - P2) ồ / P = 2 = - 8/(30 – 4) = - 8/26 = - 4/13 < 0
Vậy tại P = 2 USD khi giá tăng 1% thì lượng cầu giảm 1 lượng bằng 4/13 %.
Câu 3
Lý do cuộc cách mạng CN ở Anh năm bắt đầu năm1776 nhưng khoa học về quản lý thì phải hơn 1 thế kỷ sau mới xuất hiện tại Mỹ
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thực sự diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp vào những năm 60 của thế kỷ 18, với những phát minh, những cải tiến kỹ thuật làm tăng sản lượng và quy mô sản xuất trong ngành dệt, luyện kim giao thông, năng lượng, cơ khí. Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ sau đó lan sang các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí… nhưng nông nghiệp luôn đóng vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp. Hình thành các trang trại kiểu TBCN, tạo ra thị trường rộng lớn thuận lợi cho sự phát triển của công nghiệp. Nông nghiệp phát triển là cơ sở cho công nghiệp Cách mạng công nghiệp diễn ra tuần tự từ thấp đến cao, từ thủ công lên nửa cơ khí, rồi là cơ khí hoàn toàn một quá trình sản xuất. Từ sản xuất máy công cụ tiến đến sản xuất máy truyền lực và đỉnh cao là máy hơi nước.
Mặc dù có những thay đổi lớn đã diễn ra, và một số tác phẩm về kinh tế đã ra đời, tiêu biểu là tác phẩm “Của cải của các quốc gia”- Adam Smith, nhưng lý thuyết quản lý và thực hành đã không phát triển trong giai đoạn này. Còn thiếu một cách tiếp cận mang tính khai sáng và hệ thống hơn để quản lý.
Trong khi đó, ở Mỹ: Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, và đã nhanh chóng lan sang nước Mỹ. Năm 1860, khi Abraham Lincoln được bầu làm tổng thống, 16% dân số nước Mỹ sống ở đô thị, và 1/3 thu nhập quốc dân là từ ngành công nghiệp chế tạo. Nền
công nghiệp được đô thị hóa ban đầu chỉ giới hạn ở vùng Đông Bắc; sản xuất vải bông là ngành công nghiệp hàng đầu, tiếp đến là các ngành sản xuất giầy, vải len và chế tạo máy cũng được mở rộng. Tuy nhiên, giai đoạn này ở Mỹ vẫn chưa xuất hiện lý thuyêt về quản lý khoa học
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng sau cuộc Nội chiến (1861-1865) đã đặt nền móng cho nền kinh tế công nghiệp hiện đại Hoa Kỳ. Sự bùng nổ các phát minh và sáng chế mới xuất hiện, gây ra những biến đổi sâu sắc đến mức một số người đã gọi các thành quả này là “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”. Dầu mỏ được khám phá ở phía tây Pennsylvania. Máy chữ được phát triển. Toa xe lửa có máy lạnh được đưa vào sử dụng. Điện thoại, máy hát và đèn điện được phát minh. Tới đầu thế kỷ XX, ô tô thay thế cho xe kéo và con người có thể bay bằng máy bay.
Song song với những thành quả đó là sự phát triển hạ tầng cơ sở công nghiệp quốc gia. Than đá được phát hiện với trữ lượng lớn ở dãy núi
Appalachian chạy từ phía nam Pennsylvania cho đến Kentucky. Các mỏ sắt lớn được khai thác ở vùng Thượng Hồ (Lake Superior) thuộc phía trên của miền Trung Tây. Các nhà máy phát triển mạnh tại những nơi mà hai loại nguyên liệu thô quan trọng trên có thể cùng được đưa vào để sản xuất ra thép. Các mỏ đồng và bạc, tiếp đến là các mỏ chì và nhà máy xi măng, cũng được mở ra.
Sau cách mạng lần thứ 2. Nước Mỹ chứng kiến thời kỳ sản lượng tăng trưởng mạnh mẽ kéo dài tới 80 năm, từ năm 1890 đến 1972.
Khi ngành công nghiệp phát triển mạnh lên, thì kèm theo nó là các phương pháp sản xuất hàng loạt ra đời. Frederick W. Taylor là người đi đầu trong lĩnh vực quản lý khoa học vào cuối thế kỷ XIX; ông đã chia nhỏ chức năng
của những công nhân khác nhau và trang bị những phương pháp mới hiệu quả hơn để họ thực hiện công việc của mình.
So với cách mạng công nghiệp Anh, thì cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn, và sự ảnh hưởng của chính phủ là mờ nhạt hơn.
Như vậy, có thể thấy, một nguyên nhân khiến khoa học quản lý xuất hiện ở Mỹ năm 1911 chứ không phải sau cuộc cách mạng công nghiệp Anh ở thế kỷ 18, là do sự phát triển công nghiệp ở Mỹ nhanh và mạnh hơn, trên quy mô lớn hơn, khiến nhu cầu về một lý thuyết quản lý sản xuất hiệu quả trở nên bức thiết hơn. Mặt khác, khoa học quản lý sản xuất là khoa học dựa trên nhu cầu sản xuất thực tế, cần thời gian để đúc kết thực tế. Nước Mỹ không những ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất mà còn trải qua cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, gần như là liên tiếp, đủ thời gian và trải nghiệm thực tế trong sản xuất để đưa ra lý thuyết khoa học.
Một nguyên nhân khác, là do cách mạng công nghiệp Anh diễn ra từ từ, từng bước, nên phương pháp sản xuất mang tính kế thừa, chịu ảnh hưởng nhiều của phương pháp cũ, không có nhiều điều kiện cho sự sáng tạo, đổi mới. Không những thế, ảnh hưởng của nhà nước tới cách mạng là rất lớn, nhà nước ra những chính sách bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản, điều này không kích thích những người trực tiếp lao động sản xuất, những người hiểu rõ nhất quá trình sản xuất. nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo để tìm ra nguyên tắc quản lý. Trong khi đó, ở Mỹ, cách mạng công nghiệp diễn ra nhanh, do đó nhu cầu có một phương pháp quản lý hiệu quả là bức thiết hơn.Thêm vào đó, Mỹ là vùng đất mới, ảnh hưởng của chính phủ cũng như phương thức sản xuất cũ mờ nhạt là điều kiện cho sự sáng tạo, đổi mới. Chính phủ khuyến khích phát minh sáng chế bằng luật “sở hữu trí tuệ” cùng với sự bảo vệ quyền lợi của tầng lớp tư bản không nặng nề như
ở Anh, đã kích thích những người trực tiếp sản xuất tìm ra phương pháp mới để sản xuất hiệu quả hơn vì lợi ích của bản thân gắn liền với hiệu quả sản
xuất.Trong điều kiện đó, khoa học về quản lý đã ra đời.
Câu 4