Lý thuyết ứng dụng toán cao cấp trong kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tác nghiệp Quy trình tín dụng của VPBank (Trang 42 - 43)

- Trường phái quản trị Nhật bản:

1.Lý thuyết ứng dụng toán cao cấp trong kinh tế

Toán cao cấp có các ứng dụng về đạo hàm, giới hạn, liên tục, vi - tích phân một hay nhiều biến số trong kinh tế thông qua một số hàm thường gặp sau:

* Hàm cung và hàm cầu:

Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hàm cung và hàm cầu để biểu diễn sự phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu của một loại hàng hóa và giá của hàng hóa đó.

Hàm cung và hàm cầu có dạng:

Hàm cung: QS = S(p) Hàm cầu: Qd = D(p)

Trong đó P là giá hàng hóa; QS là lượng cung tức là lượng hàng hóa người bán bằng lòng bán ở mỗi mức giá. Qd là lượng cầu tức là lượng hàng hóa mà người mua bằng lòng mua ở mỗi mức giá.

Khi xem xét mô hình hàm cung cầu trên ta giả thiết rằng các yếu tố khác không đổi.

Các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hàm sản xuất để mô tả sự phụ thuộc của sản lượng hàng hóa của một nhà sản xuất vào các yếu tố đầu vào, gọi là các yếu tố sản xuất.

Khi phân tích sản xuất ta thường quan tâm đến hai yếu tố quan trọng là vốn và lao động được ký hiệu tương xứng là K và L.

Ví dụ: Hàm sản xuất Cobb – Douglas : Q = a . Kỏ . Lò

* Hàm doanh thu, hàm chi phí và hàm lợi nhuận:

Hàm doanh thu là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng doanh thu (TR) vào sản lượng (Q) : TR = TR(Q)

Hàm chi phí là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng chi phí sản xuất (TC) vào sản lượng (Q) : TC = TC(Q)

Hàm lợi nhuận là hàm số biểu diễn sự phụ thuộc của tổng lợi nhuận (ð) vào sản lượng (Q) : ð = ð (Q). Hàm lợi nhuận có thể xác định bởi ð = TR(Q) – TC(Q)

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị tác nghiệp Quy trình tín dụng của VPBank (Trang 42 - 43)