Nội dung quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 140 - 180)

2.1. Quy hoạch phát triển khoa học và công các ngành/ lĩnh vực

2.1.1. Quy hoạch phát triển KH&CN trong NN&PTNT

- Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với từng vùng sinh thái để hình thành và phát triển những vùng kinh tế nông nghiệp điển hình.

- Nghiên cứu, tuyển chọn các giống cây, giống con, lai tạo và nhập một số giống cây, con có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào các vùng quy hoạch cũng như thử nghiệm một số giống cây, con mới vào một số vùng trên địa bàn Tỉnh.

- Áp dụng các tiến bộ KH&CN vào thâm canh, phòng trừ sâu hại, dịch bệnh cho các loại cây trồng, vật nuôi, bảo quản và sơ chế sau thu hoạch nhằm tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Hưng Yên.

- Chú trọng đến khoanh nuôi bảo vệ, nghiên cứu chọn lựa những loài cây rừng có giá trị kinh tế và sinh thái cao đảm bảo an toàn môi trường sinh thái đồng thời nâng cao đời sống của những người dân làm nghề rừng của Tỉnh.

- Nghiên cứu phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu hiện đại cho các loại cây trồng trên địa bàn Tỉnh.

2.1.2. Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ trong CN-TTCN

- Nghiên cứu đưa tiến bộ KH&CN vào các công đoạn trong chế biến nông, lâm sản.

- Áp dụng tiến bộ KH&CN trong việc tạo ra ngành nghề mới. Hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

- Nghiên cứu áp dụng KH&CN vào các ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

2.1.3. Quy hoạch phát triển KH&CN trong BVMT và BĐKH

- Ứng dụng các công nghệ mới trong điều tra, đánh giá hiện trạng làm cơ sở cho việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Tỉnh.

- Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu KH&CN mới nhằm hạn chế, ngăn chặn và xứ lý suy thoái, ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong các cơ sở sản xuất tập trung, các làng nghề.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN mới trong việc phòng, chống những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH.

- Nghiên cứu các vấn đề môi trường nhân văn.

2.1.4. Quy hoạch phát triển KH&CN tTrong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học xã hội và nhân văn trong thực tiễn các hoạt động KT-XH: xây dựng các mô hình phát triển, các mô hình đổi mới phù hợp với từng thời kỳ phát triển và đặc thù địa phương.

- Nghiên cứu áp dụng các thành tựu mới về khoa học quản lý vào các hoạt động quản lý nhà nước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định các văn kiện, chủ trương, chính sách của Tỉnh.

- Nghiên cứu áp dụng các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước vào tình hình cụ thể của tỉnh Hưng Yên.

- Nghiên cứu về nguồn nhân lực, bản sắc văn hóa các dân tộc và cải cách hành chính địa phương.

2.1.5. Quy hoạch phát triển KH&CN trong phát triển vùng/khu/cụm và lĩnh vực ưu tiên đầu tư

- Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc quy hoạch và phát triển các vùng kinh tế, khu/cụm kinh tế trên địa bàn.

- Nghiên cứu những tác động về kinh tế và xã hội của việc phát triển các vùng kinh tế, khu/cụm kinh tế trên địa bàn Tỉnh.

2.2. Quy hoạch phát triển các công nghệ ưu tiên

2.2.1. Công nghệ sinh học (CNSH):

- Ứng dụng các kỹ thuật hiện đại của CNSH trong việc chọn tạo và nhân giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng rộng rãi, hợp lý các chất kích thích tăng trưởng, các loại phân bón sinh học, các chất bảo vệ thực vật an toàn.

- Ứng dụng CNSH trong bảo quản và chế biến nông sản, lâm sản đặc biệt là CNSH trong bảo quản và chế biến các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc thù của Hưng Yên.

- Ứng dụng CNSH trong xử lý rác thải, nước thải, Y tế và bảo vệ môi trường. - Ứng dụng CNSH trong xử lý ô nhiễm các làng nghề.

2.2.2. Công nghệ vật liệu mới:

- Phát triển công nghệ sản xuất các loại vật liệu mới từ các nguyên liệu sẵn có của tỉnh Hưng Yên.

- Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu phi gỗ tự nhiên, hỗn hợp với gỗ tự nhiên.

2.2.3. Công nghệ thông tin và truyền thông:

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước (các thủ tục hành chính, quản lý văn bản và điều hành công việc, hội nghị trực tuyến, phần mềm mã nguồn mở,...).

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong DN nhằm phục vụ cho việc quản lý cán bộ, quản lý SX-KD, các giao dịch điện tử.

2.2.4. Công nghệ tự động hóa:

- Từng bước ứng dụng công nghệ tự động hóa trong bảo quản và chế biến nông, lâm sản, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc.

- Từng bước ứng dụng công nghệ tự động hóa trong một số công đoạn sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.

2.3. Quy hoạch phát triển tiềm lực KH&CN

- Nâng cấp một số tổ chức KH&CN hiện có theo hướng nâng cấp thiết bị, bổ sung cán bộ KH&CN chuyên môn, đảm bảo các điều kiện tối thiểu cho các hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, khảo nghiệm, phổ cập công nghệ và tăng cường liên kết trong hoạt động KH&CN.

- Kiện toàn, củng cố và phát triển các tổ chức quần chúng trong phát triển KH&CN, các tổ chức này bao gồm Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh, các hội, chi hội,

hội đồng chuyên ngành KH&CN, các hội tài năng trẻ, các hội phổ biến và chuyển giao tri thức, công nghệ, v.v..

- Hình thành một khu nông nghiệp ứng dụng CNC.

- Phát triển mạng lưới các tổ chức tư vấn, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ đa dạng, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực nông nghiệp - nông thôn.

- Tăng nguồn vốn đầu tư cho KH&CN từ nhiều nguồn, đảm bảo mức tăng dần dần đến năm 2020 đạt mức từ 1,2 - 1,5% GDP và nguồn đầu tư ngoài NSNN cũng phải tăng lên so với nguồn NSNN.

- Phấn đấu đạt tỷ lệ về cơ cấu hợp lý của nguồn nhân lực KH&CN.

- Hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn và định giá công nghệ, cải tiến công nghệ nhập.

- Đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN và SHTT của Tỉnh trước hết đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, lựa chọn công nghệ cho các DN sau đó là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, công tác đào tạo trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

- Đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu với các tổ chức KH&CN trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh vùng ĐBSH.

PHẦN THỨ NĂM

HỆ THỐNG GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HƯNG YÊN I. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

1. Giải pháp thực thi quy hoạch phát triển ngành/ lĩnh vực1.1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn1.1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn 1.1. Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Về lâu dài, để đạt mục tiêu nâng giá trị thu nhập bình quân 1 ha đất canh tác lên 45 triệu đồng và hình thành nhiều cánh đồng thu nhập cao, khoa học công nghệ sẽ tập trung thực hiện những giải pháp cơ bản.

Trước hết là đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng công nghệ sinh học, cung ứng các loại giống lúa cao sản, đặc sản mới bổ sung cơ cấu mùa vụ, các loại cây ăn quả đặc sản như nhãn lồng, vải thiều, cam đường canh, rau màu, cây công nghiệp mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Về chăn nuôi, tỉnh cần tập trung đẩy mạnh chăn nuôi bò lai Sind, lợn hướng nạc và đưa các giống gia cầm thủy sản có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất với quy mô lớn tạo sản phẩm hàng hóa.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ nhân rộng các mô hình đã thành công như: đề án phát triển nhãn lồng, nuôi tằm giống mới và ươm tơ cơ khí, ứng dụng công nghệ hầm biogas xử lý rác thải từ chăn nuôi... Bên cạnh đó, tỉnh nghiên cứu và xây dựng các chính sách khuyến khích đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Đặc biệt, tỉnh chú trọng đến phát triển các trang trại nông nghiệp tổng hợp quy mô lớn với công nghệ tiên tiến; khuyến khích phát triển dịch vụ KH&CN nông nghiệp và từng bước hình thành các khu vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tạo ra vùng chuyên canh sản xuất giống, thâm canh sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao, an toàn; quy hoạch và xây dựng mô hình ứng dụng KH&CN khai thác kinh tế vùng đất bãi.

Theo mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tỉnh phấn đấu đến năm 2012 hoàn thành việc lập quy hoạch và đề án xây dựng NTM cho 100% số xã, đào tạo, tập huấn cho 100% cán bộ làm công tác xây dựng NTM các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Đến năm 2013 hoàn thành xây dựng 20 xã điểm đạt tiêu chuẩn NTM theo Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16.4.2009 của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2015 xây dựng 25% số xã trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn NTM, đến năm 2020 có 60% số xã đạt tiêu chuẩn NTM, định hướng đến năm 2030 có 100% số xã trong toàn tỉnh đạt tiêu chuẩn NTM. Để thực hiện các mục tiêu trên, Ban chỉ đạo của tỉnh đề ra một số nhiệm vụ chủ yếu như: Hoàn thành quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho

phát triển sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Trong giai đoạn 2011-2015, các lĩnh vực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển kinh tế và quan hệ sản xuất nông thôn, phát triển văn hóa, xã hội, môi trường, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, phấn đấu hoàn thành 75% tiêu chí 2 về đường giao thông; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 95% diện tích, cứng hóa 30% số km kênh mương nội đồng, đưa tỷ lệ số km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa lên 42,5%; đầu tư nâng cấp hệ thống điện, phấn đấu có 85% số xã đạt chuẩn NTM; 50% số trường mầm non, 60% số trường tiểu học và 70% trường THCS đạt chuẩn quốc gia; đầu tư xây dựng nhà văn hóa và khu thể thao xã, thôn, phấn đấu 40% số xã đạt chuẩn NTM, 40% số xã có chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, 90% số thôn có hệ thống internet, 95 máy điện thoại/100 dân, 65% số xã có nhà ở đạt chuẩn của Bộ Xây dựng, nâng cao thu nhập người dân nông thôn lên gấp 1,3 lần so với mức thu nhập bình quân của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3%/năm, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn 40%...

Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu hoàn thành 100% tiêu chí 2 về đường giao thông; cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các công trình thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho 100% diện tích, cứng hóa 80% số km kênh mương do xã quản lý; xây dựng mới, kết hợp cải tạo đồng bộ hệ thống đường dây cao thế, hạ thế, trạm biến áp, hoàn thành mục tiêu theo tiêu chí yêu cầu; 80% số trường mầm non, 90% số trường tiểu học và 95% trường THCS đạt chuẩn quốc gia; 85% số xã đạt chuẩn NTM về văn hóa, 100% số xã có chợ đạt chuẩn, 100% số thôn có hệ thống internet, 100 máy điện thoại/100 dân, 90% số nhà ở dân cư nông thôn đạt chuẩn, nâng cao thu nhập người dân nông thôn lên gấp 1,5 lần so với mức thu nhập bình quân của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2%/năm, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp còn 20%; đào tạo cho 100% cán bộ các xã đạt chuẩn theo quy định đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, 95% số xã đạt chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Quân sự và Công an tỉnh.

Theo dự kiến, nguồn vốn xây dựng NTM bình quân cho 1 xã khoảng 90 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư cho chương trình khoảng hơn 13 nghìn tỷ đồng. Một số giải pháp thực hiện, trong đó tập trung phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động sâu rộng để mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị tham gia, phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và năng lực lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở, tiếp tục cải cách hành chính, nâng cao

năng lực của đội ngũ cán bộ, hiệu lực quản lý nhà nước của bộ máy quản lý nhà nước cấp xã. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn tỉnh. Huy động tối đa nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình, ban hành cơ chế, chính sách cho các xã xây dựng NTM...

Cụ thể các nội dung về phát triển khoa học, công nghệ gồm:

1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi để người dân có cơ hội tiếp cận với máy móc hiện đại. 2. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

- Mở các lớp tập huấn về giống, về phòng trừ sâu bệnh 1 cách rộng rãi và thường xuyên hơn

- Mở các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao hiểu biết về sản xuất nông nghiệp tiên tiến.

- Đào tạo cách phòng chống dịch bệnh 3. Hỗ trợ chuyển giao KH-CN.

4. Tập huấn chuyển giao công nghệ tới các xã về nền sản xuất nông nghiệp hiện đại cho người nông dân.

5. Học hỏi khoa học công nghệ của các nước có nền khoa học công nghệ phát triển

6. Xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm bản quyền công nghệ 7. Tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học

8. Thông tin về tiến bộ khoa học công nghệ

9. Hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân ứng dụng KH-CN 10. Hỗ trợ thêm về thiết bị khoa học

11. Hỗ trợ tiêm phòng dịch bệnh cho đàn gia súc 12. Hỗ trợ giống mới cho năng suất cao, ít sâu bệnh 13. Có nhiều chương trình KH-CN đến người nông dân

- Nghiên cứu, chế tạo máy móc thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất kinh tế của người nông dân.

- Nghiên cứu nhưng giống cây, con có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt tốt

- Tăng cường chính sách phát triển khoa học công nghệ về nông thôn - Tạo điều kiện cho nông dân tham gia nghiên cứu khoa học

14. Tăng cường sự liên hệ giữa người nông dân với trung tâm khuyến nông 15. Đưa các thông tin về phòng và chữa bệnh cho thủy sản đến với đông đảo người dân nuôi trồng thủy sản

16. Tạo điều kiện về thông tin các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh 146

17. Bao tiêu sản phẩm để nông dân yên tâm sản xuất 18. Khắc phục ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. 19. Cải tạo hệ thống tưới tiêu có hiệu quả hơn.

1.2. Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

a/ Xây dựng kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ đồng bộ với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kinh nghiệm trong và ngoài nước chỉ ra rằng, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt và nhịp độ đổi mới công nghệ nhanh chóng như hiện nay,

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 140 - 180)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w