Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực NN&PTNT

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 132 - 135)

2. Mục tiêu cụ thể

1.1.1. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực NN&PTNT

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp trên cơ sở lấy phát triển chăn nuôi làm mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ vừa cung cấp hàng hoá cho bên ngoài (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn; Quảng Đông và Quảng Tây) như thịt lợn, thịt bò, gia cầm, cá và con đặc sản nước ngọt, mật ong, nguyên liệu dầu thực vật, rau xanh, quả tươi, hoa và cây cảnh các loại, v.v.

- Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Trong trồng trọt: phát triển nhóm cây có thế mạnh là “4 cây" (cây ăn quả, cây lương thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày).

Về cây ăn quả (nhãn, hồng xiêm, na...), đặc biệt là nhãn lồng của Hưng Yên, đã có thương hiệu trên thị trường, phát triển sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, cơ cấu lại giống để rải vụ thu hoạch, đồng thời thâm canh, tăng năng suất, sử dụng CNSH để có vùng nhãn lồng chất lượng cao và an toàn, phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Về cây lương thực, áp dụng các biện pháp thâm canh và chuyển đổi cơ cấu giống lúa, ngô nhằm tăng năng suất và sản lượng đảm bảo duy trì an ninh lương thực; đồng thời tiếp tục giảm diện tích lúa không ăn chắc chuyển sang trồng cây và nuôi con khác có giá trị cao hơn. Mở rộng diện tích vụ Đông, đa dạng hoá sản phẩm, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, phát triển trồng rau sạch, an toàn, nghề trồng hoa và cây cảnh ở vùng ven đô, ven thị trấn, thị tứ.

Về cây thực phẩm, tăng diện tích và thực hiện thâm canh ở vùng đồng bằng đối với những loại rau như bắp cải, su hào, hành tỏi, rau thơm, cà rốt và hoa hồng, hoa cúc,v.v... cung cấp cho nhân dân và thị trường Hà Nội, Hải Phòng

Về cây công nghiệp ngắn ngày tập trung phát triển mạnh diện tích các cây có thế mạnh như: đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen, lạc, vừng,… theo hướng sản xuất thâm canh, chế biến ra sản phẩm sạch.

- Trong chăn nuôi: phát triển nhóm con có thế mạnh là “2 con” (lợn, bò)

Nâng cao chất lượng đàn giống, cải tạo giống bò địa phương lai tạo với các giống bò ngoại, giống lợn 3 máu có tỷ lệ nạc cao.

Xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp, lấy các công ty làm trung tâm nhằm sản xuất ra thực phẩm đáp ứng yêu cầu.

Tăng cường việc ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản để nâng cao giá trị sản phẩm hàng hoá. Quy hoạch hệ thống giết mổ gia súc tập trung gắn với chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản

Áp dụng các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản bán công nghiệp tại các hồ và nuôi công nghiệp trong các lồng , các mô hình nuôi trồng thuỷ sản tổng hợp (cả công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi thủ công), trồng lúa xuân - nuôi cá giống, trồng rau và nuôi cá kết hợp cấy lúa, nuôi vịt và trên một số hồ, đầm.

- Phát triển dịch vụ nông nghiệp

Tăng nhanh giá trị trong dịch vụ nông nghiệp, xây dựng triển khai mô hình trình diễn (mô hình nuôi lợn nạc, mô hình canh tác trên đất dốc,...v.v và đẩy mạnh dịch vụ phân bón, dịch vụ điện năng phục vụ sản xuất, dịch vụ thú y và hỗ trợ xây dựng mạng lưới thông tin, thị trường để xuất khẩu hàng hóa nông sản.

- Quy hoạch, nâng cấp và làm mới các công trình thuỷ lợi của Tỉnh

- Quy hoạch các vùng sản xuất hàng hoá và công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

- Xây dựng và phát triển các mô hình nông thôn mới.

1.1.2. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực CN-TTCN

- Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ gắn với các khu, cụm, điểm công nghiệp, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp có trình độ tay nghề và CNC.

- Phát triển nghề và làng nghề TTCN để tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, trực tiếp tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Khai thác có hiệu quả công suất các nhà máy đang có năng lực cạnh tranh, ưu tiên đổi mới công nghệ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá mở rộng thị trường các sản phẩm đã có thương hiệu, xây dựng và củng cố vị trí của các thương hiệu mới.

- Chú trọng phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về an toàn môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành để có được sự phát triển bền vững.

Đối với công nghiệp chế biến nông sản

- Nâng cao chất lượng chế biến hoa, rau và quả cho xuất khẩu, đa dạng hoá các mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu.

- Quy hoạch, ứng dụng KH&CN trong các nhà máy giết mổ và chế biến gia súc, gia cầm, cơ sở thuộc da, nhà máy sản xuất sản phẩm da để nhằm tạo ra mô hình công nhiệp khép kín, tăng giá trị hàng hoá các nguyên liệu sản xuất.

- Chế biến thức ăn gia súc với công suất tăng lên phục vụ cho nhu cầu trong và ngòai Tỉnh.

- Nâng cao giá trị một số mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các mặt hàng gỗ mỹ nghệ.

Đối với công nghiệp khai khoáng và điện nước

- Khảo sát đánh giá trữ lượng quặng, đầu tư khai thác quặng sét, cát sỏi phục vụ xây dựng, khai thác quặng Barit, quặng sắt, tinh luyện đồng,…

- Đầu tư nâng cấp lưới truyền tải điện, hệ thống cấp nước sạch đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân

Công nghiệp sản xuất VLXD, gốm sứ và vật liệu mới

Nâng công suất sản xuất gạch nung tuynel và gạch không nung, cơ giới hoá khâu khai thác cát sỏi, thu hút đầu tư sản xuất đá xây dựng, vật liệu chịu lửa, gạch

Samot ở các cơ sở sản xuất VLXD. Khuyến khích sản xuất gốm sứ mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Nhóm công nghiệp có trình độ tay nghề, công nghệ cao

+ Phát triển mạnh ngành công nghiệp trình độ tay nghề cao như cơ khí chính xác, sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô -xe máy trọng điểm là KCN Phố Nối, bố trí ở các KCN các ngành cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị phụ trợ, kết cấu thép cho công nghiệp - xây dựng, giao thông, vận tải, thiết bị tàu biển, thiết bị điện gia dụng, cơ kim khí.

+ Phát triển công nghiệp CNC như điện tử, điện, tin học và công nghệ viễn thông, sản xuất phần mềm, công nghệ kỹ thuật số: các dự án sản xuất hàng điện tử dân dụng CNC và các thiết bị nghe nhìn, máy tính, điện thoại di động và thiết bị vô tuyến viễn thông, dây cáp điện, các loại máy điện gia dụng như máy giặt, lò vi sóng, máy lạnh, tủ lạnh, máy hút bụi...

Đối với ngành tiểu, thủ công nghiệp (dệt, may, da giầy)

Tăng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ trong các nhà máy may xuất khẩu, nhà máy dệt kim, hoặc kéo sợi, sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giày vải, dép sandal.

Phương hướng phát triển công nghiệp nông thôn

Phát triển ngành nghề cơ khí nhỏ hay chế biến lâm sản trong làng nghề thủ công phục vụ phát triển nông lâm nghiệp, nông thôn.

Phát triển làng nghề mây tre đan, làng nghề mộc và các làng nghề mới du nhập khác.

Phát triển CN-TTCN theo không gian, lãnh thổ

Phát triển các KCN gắn với dịch vụ và phát triển đô thị theo các trục không gian phát triển đẫ được phê duyệt quy hoạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w