I. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
3. Giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực KH&CN của Tỉnh
Tăng cường mối liên kết KH&CN giữa Hưng Yên với các cơ quan KH&CN trên địa bàn thủ đô Hà Nội và các tỉnh khác, đặc biệt là các tỉnh vùng ĐBSH; đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế về KH&CN; Hình thành và phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn Tỉnh.
a) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Tỉnh
+ Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH&CN:
- Coi trọng các hình thức liên kết đào tạo giữa các trường đại học và cao đẳng với các DN và các cơ sở NC&TK trên địa bàn Tỉnh.
- Nâng cấp hệ thống các trường trường cao đẳng trên địa bàn Tỉnh để sớm hình thành một hệ thống đào tạo kiểu mới (chú trọng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động) nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng về nguồn nhân lực KH&CN tương hợp với cơ cấu đã quy hoạch đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng chương trình đào tạo sau đại học chất lượng cao trong một số lĩnh vực KH&CN ưu tiên của Tỉnh.
+ Nâng cao chất lượng và đổi mới cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN: - Mở rộng quy mô và nâng cấp chất lượng hệ thống đào tạo của Tỉnh đồng
thời tranh thủ mọi cơ hội gửi cán bộ đi đào tạo tại các trung đào tạo có chất lượng tốt ở Hà Nội, đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển KT-XH của Tỉnh.
- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo hướng tăng đào tạo cán bộ kỹ thuật, chú trọng các ngành có tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài, thuộc diện ưu tiên phát triển KT-XH của Tỉnh.
+ Phát huy cao độ tiềm năng của đội ngũ KH&CN hiện có của Tỉnh:
- Từng bước hình thành thị trường lao động KH&CN, thực hiện chính sách lưu chuyển cán bộ KH&CN.
- Hỗ trợ đặc biệt cho các cán bộ KH&CN (nắm được các bí quyết công nghệ hoặc muốn đưa các kết quả nghiên cứu trở thành các sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường,...) đứng ra thành lập các DN KH&CN; DN dựa trên công nghệ mới và CNC,... để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh Hưng Yên.
+ Xây dựng chính sách thu hút, trọng dụng cán bộ KH&CN nhất là đội ngũ cán bộ có trình độ cao, cán bộ trong một số ngành ưu tiên phát triển của Tỉnh
+ Để nhanh chóng khắc phục các mặt hạn chế về tiềm lực KH&CN của tỉnh, cần tạo môi trường thể chế và ban hành các chính sách thích hợp để thu hút các cán bộ KH&CN trẻ, giỏi về chuyên môn, các chuyên gia ngoài tỉnh (bao gồm các chuyên gia trong nước và quốc tế) đến làm việc, hợp tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, tư vấn cho công tác quản lý hoặc đảm đương các nhiệm vụ KH&CN (trực tiếp làm chủ các chương trình, dự án KH&CN trên địa bàn tỉnh). Đây là giải pháp nhanh, rẻ và hiệu quả, để khắc phục các lỗ hổng trong nguồn nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật của hệ thống KH&CN Hưng Yên.
+ Xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo quyền SHTT:
- Để thị trường các hoạt động KH&CN đi vào ổn định cần xây dựng cơ sở pháp lý đảm bảo quyền SHTT của cán bộ KH&CN và xử lý nghiêm những vi phạm về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
b) Giải pháp phát triển các nguồn tài chính đầu tư cho KH&CN
- Từ nay đến năm 2020, đảm bảo mức tăng Ngân sách địa phương chi cho KH&CN cũng như thúc đẩy quá trình xã hội hóa trong hoạt động KH&CN.
- Thực hiện xã hội hóa các nguồn đầu tư cho hoạt động KH&CN thông qua các biện pháp ưu đãi thuế, phân chia lợi ích trong chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KH&CN, v.v... Đồng thời, có cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Tỉnh (kể cả người nước ngoài) thành lập Quỹ phát triển KH&CN để hỗ trợ cho các hoạt động KH&CN của Tỉnh.
- Tập trung khai thác nguồn vốn ngân sách tăng cường tiềm lực KH&CN, duy trì các hoạt động nghiên cứu phục vụ cộng ích trong lĩnh vực CN-TTCN, nông
nghiệp và nông thôn, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, hỗ trợ cho các DNV&N trong đổi mới và phát triển công nghệ theo các định hướng ưu tiên phát triển KT-XH của Tỉnh. Dành kinh phí cho các hướng nghiên cứu ưu tiên của Tỉnh, không cấp phát dàn trải. Thực hiện cơ chế tuyển chọn với tất cả các loại nhiệm vụ KH&CN trong mọi lĩnh vực KH&CN trên địa bàn Tỉnh.
c) Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và thông tin cho hoạt động KH&CN
+ Nâng cấp máy móc, trang thiết bị thí nghiệm cho các cơ sở thực hiện hoạt động KH&CN, các trường cao đẳng hiện có trên địa bàn Tỉnh.
+ Có chính sách ưu đãi đặc biệt thu hút đầu tư từ tỉnh ngoài, nước ngoài đi kèm với các hợp đồng CGCN, trong đó có việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu để làm chủ và thích nghi với các công nghệ được chuyển giao.
+ Tin học hóa các cơ sở dữ liệu và xây dựng các ngân hàng dữ liệu KH&CN phục vụ phát triển KT-XH của Tỉnh, đảm bảo cung cấp cho các cấp, các ngành cũng như mọi cơ sở SX-KD trên địa bàn tỉnh những thông tin KH&CN cần thiết khi lập kế hoạch, lựa chọn các phương án đầu tư.
- Triệt để khai thác các nguồn thông tin KH&CN thông qua việc nối mạng quốc gia và quốc tế trên cơ sở CNTT hiện đại để cập nhật hóa các tư liệu và dữ liệu KH&CN cần thiết cho việc hoạch định quy hoạch phát triển KT-XH dựa trên KH&CN.
- Đưa các thông tin KH&CN phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa thông qua mạng lưới phổ biến thông tin KH&CN dưới nhiều hình thức.
d) Khai thác, tận dụng năng lực KH&CN trong nước và quốc tế
+ Đa dạng hóa các mối quan hệ và các hình thức hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ:
- Trước hết, Tỉnh cần thực hiện một số chính sách rõ ràng, nhất quán để thu hút sự quan tâm của các viện NC&TK, cán bộ KH&CN trên phạm vi cả nước, hỗ trợ giải quyết các vấn đề đặt ra cho KH&CN từ nay đến năm 2020 mà Tỉnh hiện chưa có đủ điều kiện và khả năng giải quyết. Đồng thời, cần chủ động tìm hiểu năng lực và sở trường của các viện NC&TK, các nhà khoa học và các chuyên gia công nghệ đầu ngành ở trong nước để chủ động đặt vấn đề hợp tác, hỗ trợ CGCN.
- Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các chuyên gia công nghệ tiếp cận với thực tiễn sản xuất và đời sống của Tỉnh để họ góp phần phát hiện các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài đặt ra cho KH&CN của tỉnh Hưng Yên. Trên cơ sở đó tìm kiếm các giải pháp, phương án khả thi để thực
hiện thông qua con đường hợp tác, liên kết hai bên hoặc nhiều bên, mua bán và trao đổi công nghệ, hợp đồng CGCN, hợp tác KH&CN theo các kênh khác nhau, v..v.
+ Đưa hợp tác KH&CN của Tỉnh với các tổ chức trong nước và quốc tế thành một nội dung quan trọng gắn liền với hợp tác về KT-XH.
Trong quá trình thu hút đầu tư và hợp tác phát triển KT-XH với tỉnh ngoài, nước ngoài, cần làm rõ các yêu cầu đổi mới và CGCN cũng như các điều kiện đảm bảo để tiếp thu, làm chủ các công nghệ được chuyển giao, đưa vấn đề hợp tác KH&CN thành một nội dung quan trọng gắn liền với hợp tác phát triển KT-XH của Tỉnh.
+ Đầu tư đúng mức cho việc hợp tác KH&CN để thích ứng các công nghệ mới được nhập vào trên địa bàn Tỉnh.
Để có thể làm chủ và cải tiến công nghệ nhập nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực của Tỉnh, cần đầu tư đúng mức không chỉ để tiếp thu, làm chủ mà còn phải đầu tư thỏa đáng cho việc hợp tác NC&TK để thích ứng các công nghệ nhập đó.
đ) Nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý KH&CN của Tỉnh
Để có thể khai thác, tận dụng các năng lực KH&CN trong nước và quốc tế, cần nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý KH&CN của Tỉnh, hình thành một đội ngũ cán bộ quản lý KH&CN tinh thông nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ và am hiểu các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực KH&CN.
h) Các giải pháp khác
- Hỗ trợ các DN phát triển công nghệ thông tin, quảng bá trên website của Tỉnh và tham gia sàn giao dịch điện tử; các chương trình CNTT phục vụ công tác quan lý của các DN, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho DN.
- Xây dựng chương trình và đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá cho một số sản phẩm của Tỉnh.
- Đề xuất các giải pháp phát triển thị trường công nghệ trên địa bàn Tỉnh.