Giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 151 - 161)

I. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

1.3.Giáo dục, y tế

1. Giải pháp thực thi quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực

1.3.Giáo dục, y tế

Để khoa học và công nghệ được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở văn hóa, giáo dục thì trước hết chính quyền địa phương phải có các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Đây cũng là ý kiến của các cơ sở văn hoá, giáo dục. Có tới 93,6% cho rằng cần phải có chính sách chuyển giao công nghệ; 91,4% chính sách hỗ trợ quỹ phát triển khoa học và công nghệ; 75,5% xây dựng trang web; 83,6% hỗ trợ về tư vấn…

Trong những năm tới, các cơ sở mong muốn được đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu và phát triển. Có 48,9% cơ sở sẽ chi từ 5% -10% tổng doanh thu cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2015 và năm 2020; 26,5% cơ sở sẽ chi từ 10-15% cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2020; 22,4% cơ sở chi từ 10-15% cho nghiên cứu và phát triển vào năm 2030. Đây là cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách và quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tại địa phương trong những năm tiếp theo

Để đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đào tạo, một số đề xuất với địa phương như sau: Đề nghị chính quyền hỗ trợ ngân sách để mua sắm thiết bị giảng dạy; Đầu tư nâng cấp các loại thiết bị máy móc; Đầu tư nguồn nhân sự đáp ứng đầy đủ về cơ sở vật chất cho cơ sở; Tổ chức các chương trình đào tạo công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên; Có kế hoạch thích hợp với các cơ sở vận hành công nghệ trong giảng dạy và quản lý; Đầu tư phát triển về tin học (cung cấp trang thiết bị, các phần mềm hỗ trợ giảng dạy); Cần xây dựng chiến lược lâu dài về lĩnh vực khoa học công nghệ gắn với thực tế Việt Nam; Cần có cán bộ chuyên về ứng dụng khoa học công nghệ mà hiện nay nhà trường chưa có, chủ yếu là cán bộ giảng dạy kiêm nhiệm; Có các chương trình của các trung tâm khoa học công nghệ hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường tiếp cận công nghệ hiện đại; Phổ cập công nghệ thông tin trong trường cho giáo viên và học sinh.

Y tế

Trong những năm tới, nếu có điều kiện, các cơ sở cũng sẽ dành khoản kinh phí chi cho nghiên cứu và phát triển. Năm 2020 có 47,8% cơ sở dự kiến dành dưới 5% tổng doanh thu cho nghiên cứu và phát triển; 51% dự kiến dành từ 5-10% tổng kinh phí;44,4% đầu tư từ 10-15% tổng doah thu đến năm 2030.

Ngoài ra đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ. Theo số liệu điều tra, có tới 64% ý kiến cho rằng việc tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ là rất quan trọng; 61,2% ý kiến cho rằng cần phải đầu tư thích đáng cho khoa học công nghệ; 48,9% ý kiến cho rằng cần phải đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ nhưng trên thực tế có tới 89,8% các cơ cở y dược không có bộ phận chuyên trách khoa học và công nghệ; 85,7% các cơ sở không có người chuyên trách về khoa học công nghệ

Để khoa học và công nghệ phát triển hơn trong những năm tới trên địa bàn tỉnh, chính quyền địa phương cần ưu tiên đầu tư trang thiết bị về các cơ sở trạm y tế xã; hỗ trợ về thủ tục chính sách và vốn ; tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ và đầu tư thích đáng cho khoa học và công nghệ; có các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ tại cơ sở; hoạch định chính sách khoa học công nghệ cụ thể, phù hợp, có hiệu quả, thiết thực cho cuộc sống hiện tại và tương lai.

Công tác quản lý, hoạt động khoa học công nghệ phải tập trung cho các đề tài có ý nghĩa thực tiễn và trọng điểm. Tránh tính trong dàn trải như hiện nay và công nghệ phải tiên tiến và phù hợp với điều kiện thực tiễn. Đặc biệt là vấn đề kinh phí: cần bổ sung kinh phí để hoàn thiện công nghệ thông tin và các trang thiết bị y tế hiện đại; kinh phí cho các đơn vị y tế ngoài định mức chi cho giường bệnh; chú trọng công nghệ xử lý nước thải..

1.4. Dich vụ

Áp dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ để phát triển dịch vụ không phải là mới so với thế giới và cả các doanh nghiệp trong nước. Nhưng để có một chiến lược dài hơi cho ngành dịch vụ phát triển, tập trung vào khoa học dịch vụ, là hướng đi cần thiết trong xu hướng phát triển hiện nay. Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, dịch vụ có xu hướng càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và hướng tới là yếu tố quan trọng cho tăng trưởng Tỉnh.

Thực tế, tỷ trọng các ngành dịch vụ cao cấp ở tỉnh Hưng Yên vẫn còn thấp trong cơ cấu kinh tế. Nguyên nhân một phần do đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư cho ngành dịch vụ vẫn còn thấp, chi phí trung gian cao dẫn đến chi phí kinh doanh cao. Trong đó, ngành dịch vụ ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua chưa phát triển tốt là do những hạn chế trong việc áp dụng công nghệ.

4.1. Một số giải pháp vĩ mô

4.1.1. Phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ của tỉnh thông qua

nhiều hình thức đào tạo phù hợp.

Đào tạo nguồn nhân lực là hình thành đội ngũ chuyên gia về khoa học công 152

nghệ có trình độ cao và cơ cấu đáp ứng cho nhiều ngành dịch vụ của Tỉnh Hưng Yên, có khả năng tham gia phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Với chương trình đào tạo, cần xác định đúng đối tượng có nhu cầu, chương trình vừa phải đảm bảo lý thuyết vừa có thực tiễn phù hợp với thực trạng các ngành dịch vụ của TP.

Đặc biệt, tỉnh Hưng Yên cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực KHCN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện, đại hoá cũng như phục vụ cho sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ trên địa bàn. Cụ thể:

- Đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động KHCN nhằm tập hợp và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ KHCN phát huy năng lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Tăng đầu tư cho hoạt động KHCN để có điều kiện thu hút cán bộ KHCN, đồng thời hình thành một cơ chế khuyến khích phù hợp nhằm đa dạng hoá các nguồn vốn cho KHCN là vấn đề hết sức cần thiết quan trọng.

- Hỗ trợ tạo lập thị trường KHCN gắn kết hữu cơ KHCN với kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại để thu hút và khai thác có hiệu quả tiềm năng đội ngũ cán bộ KHCN của tỉnh.

- Thực hiện chế độ ưu đãi vật chất và tinh thần cho các nhà khoa học đầu đàn, các tài năng đặc biệt, bảo đảm thực thi nguyên tắc thu nhập của cán bộ KHCN gắn với hiệu quả lao động. Có cơ chế sử dụng những người có học vị tiến sĩ hoặc có công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc.

- Nâng cấp các trường cao đẳng thành đại học đào tạo đa ngành, thu hút các viện nghiên cứu liên kết các trường đại học đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin kiến thức, học tập bồi dưỡng nghiên cứu thường xuyên cho đội ngũ cán bộ, người lao động và nhân dân trong tỉnh.

- Rà soát sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo các sở, ban, ngành đảm bảo chất lượng, đủ số lượng, bố trí đội ngũ cán bộ KHCN cho phù hợp với năng lực sở trường chuyên môn đào tạo và hoàn cảnh cụ thể của từng người.

- Tranh thủ tiềm năng nhân lực KHCN, có thông điệp đến từng nhà khoa học và thể hiện rõ sự tôn vinh thừa nhận đối với những người con quê hương đang công tác làm việc ngoài tỉnh, xúc tiến thành lập các tổ chức thích hợp ở từng vùng, đồng thời tăng cường giao lưu giữa tỉnh và các hiệp hội.

4.1.2. Đổi mới công tác quản lý hoạt động khoa học, công nghệ:

- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ phải theo hướng phù hợp với tiến trình cải cách hành chính,

phân định rõ việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước với việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; phân công, phân cấp rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các sở, ngành, UBND các quận, huyện.

Nghiên cứu cụ thể hoá và thể chế hoá trách nhiệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ của các ngành, UBND các quận, huyện, đảm bảo rõ ràng về xác định nhiệm vụ và rành mạch về phân cấp, để tránh sự chồng chéo, tăng cường vai trò của các ngành trong quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của ngành mình, đặc biệt là qui định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các quận, huyện đối với hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ thuộc phạm vi được phân công, phân cấp.

- Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở Khoa học và Công nghệ, để đảm bảo đủ năng lực quản lý toàn diện hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt là tổ chức quản lý về Công nghệ và Sở hữu trí tuệ. Tăng cường nguồn lực con người cho Sở Khoa học và Công nghệ để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tham mưu tư vấn cho lãnh đạo thành phố.

Đối với cấp quận, huyện, phải có một bộ phận chuyên trách về khoa học và công nghệ; phải hình thành được tổ chức độc lập (cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện) để giúp UBND quận, huyện quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn.

- Rà soát và ban hành các văn bản qui định về quản lý khoa học - công nghệ

nhằm khuyến khích các hoạt động sáng tạo khoa học - công nghệ, thúc đẩy việc áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới tổ chức và quản lý các đơn vị khoa học - công nghệ (viện, trung tâm nghiên cứu) theo qui định của Nhà nước: - Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và phục vụ thực tiễn; Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; Từng bước chuyển các đơn vị nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ sang cơ chế doanh nghiệp, tự hạch toán; Xây dựng cơ chế liên kết đào tạo - nghiên cứu khoa học - sản xuất kinh doanh, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học, giữa các đơn vị đào tạo, các viện và trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp.

4.1.3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ

Đổi mới cơ chế quản lý tài chính là giải pháp chủ yếu, mang tính đột phá trong đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính phải trên nguyên tắc: Tỉ lệ đầu tư cho khoa học và công nghệ phải tăng và đồng thời phải cải tiến công tác cấp vốn cho khoa học và công nghệ. Trong khi đảm bảo vững

chắc nguồn tài chính của Nhà nước cho khoa học và công nghệ, phải tăng dần phần đóng góp của các nguồn khác, dẫn đến thay đổi cơ bản tình trạng hiện nay là chỉ có một nguồn tài chính duy nhất của Nhà nước.

4.1.3.1 Đa dạng hoá nguồn đầu tư cho khoa học và công nghệ

- Nguồn ngân sách Nhà nước: Tỉnh Hưng Yên xác định đầu tư kinh phí từ

ngân sách cho khoa học và công nghệ là nhiệm vụ thường xuyên. Trong những năm trước mắt, nguồn ngân sách nhà nước vẫn là nguồn quyết định, Thành phố đảm bảo bố trí chi cho khoa học và công nghệ với mức tối thiểu là 2% trên tổng chi ngân sách và đảm bảo tốc độ tăng chi cho khoa học và công nghệ năm sau cao hơn năm trước.

Cho phép trích một phần kinh phí từ các chương trình kinh tế - xã hội của thành phố dành cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ. Các chương trình kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư của thành phố phải có hạng mục nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ phục vụ cho việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đó. Hàng năm, cần dành kinh phí sự nghiệp kinh tế của thành phố để thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản để cung cấp cơ sở dữ liệu cơ bản cho các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các ngành, địa phương.

- Nguồn huy động từ các thành phần kinh tế: Tỉnh cần có chính sách cụ thể

khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phải được đưa thành một nội dung quan trọng trong việc sử dụng Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ làm cầu nối gắn hoạt động sản xuất kinh doanh với nghiên cứu khoa học và công nghệ. Cho phép doanh nghiệp được vay vốn với các điều kiện ưu đãi để đầu tư cho các dự án đổi mới khoa học và công nghệ. Trên cơ sở các qui định của Bộ Tài chính về việc trích khấu hao tài sản cố định, nghiên cứu cho phép doanh nghiệp được khấu hao nhanh đối với tài sản, thiết bị, máy móc nhằm khuyến khích đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ có chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố, được thành phố cấp kinh phí toàn bộ hoặc một phần.

- Nguồn từ hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết, nhận tài trợ: Tăng cường

khai thác các nguồn vốn ngoài nước thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế bằng nhiều hình thức, như: hợp tác nghiên cứu, đào tạo; xây dựng các chương trình liên kết, hợp tác với các Trung tâm đào tạo, các viện, tổ chức nghiên cứu lớn của Trung ương…Các tổ chức khoa học và công nghệ của thành phố cần chủ động và tích cực

tìm kiếm các đối tác trong nước hoặc ngoài nước để tiến hành các hoạt động hợp tác, liên kết, liên doanh theo qui định của pháp luật. Thành phố có chính sách phù hợp để kêu gọi tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước góp vốn vào hoạt động khoa học và công nghệ.

4.1.3.2. Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách nhà nước thành phố cho hoạt động khoa học và công nghệ

Thực hiện thống nhất đầu mối phân bổ ngân sách nhà nước thành phố dành cho khoa học và công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thống nhất việc xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ, trình UBND thành phố phê duyệt. Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách cho hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng phân bổ ngân sách theo các chương trình, đề tài, dự án; xoá bỏ tình trạng bình quân, tạo cơ hội bình đẳng và cơ chế cạnh tranh lành mạnh đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Thành phố tập trung đầu tư cho các chương trình nghiên cứu trọng điểm, ưu tiên; xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ; xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài, dự án; đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu, đánh giá sau nghiệm thu.

Nghiên cứu thí điểm phân cấp tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ cho các Sở, ban, ngành và thực hiện phân cấp tài chính cho hoạt động khoa học và

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 151 - 161)