Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ-du lịch

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 135 - 139)

2. Mục tiêu cụ thể

1.1.3. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ-du lịch

a) Thương mại

Luận cứ hình thành các dịch vụ thương mại cung cấp cho các chủ hàng, nhà đầu tư trên tuyến hành lang với Trung Quốc. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cả về sản phẩm hàng hoá, lao động,…

b) Dịch vụ

Phát triển mạnh thị trường vận tải và cho thuê kho bãi cùng với quá trình hội nhập giao thương với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

Mở rộng và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn nhằm thoả mãn nhu cầu cho vay, bảo lãnh xuất nhập khẩu, đối với khách hàng đến và đi qua Tỉnh, Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ bảo hiểm với chất lượng cao nhằm cung cấp

cho khách hàng các điều kiện bảo hiểm tốt, tạo được uy tín khi khách hàng có hàng hoá, vận tải… đi qua địa bàn Tỉnh.

c) Du lịch

Quy hoạch phát triển du lịch của Tỉnh gắn với các địa phương lân cận như: Thủ đô Hà Nội (hay vùng Hà Nội mở rộng), Thành phố Hải Phòng, quảng Ninh, các tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng, các tỉnh có liên kết với Hưng Yên thông qua hệ thống giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt.

Phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với các địa danh về tài nguyên du lịch tự nhiên; Phát triển du lịch gắn với các làng nghề truyền thống, những món ăn đặc sản của địa phương.

Tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh ra bên ngoài (trong nước và quốc tế).

Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển du lịch.

1.1.4. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị

- Quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị, mạng lưới giao thông, mạng lưới thủy lợi, mạng lưới điện.

- Quy hoạch phát triển các trung tâm kinh tế, trục, tuyến phát triển kinh tế trọng điểm.

- Quy hoạch phát triển không gian phát triển công nghiệp, không gian ngành thương mại, không gian phát triển du lịch và không gian sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

- Ứng dụng KH&CN trong quản lý quy hoạch đô thị, quản lý chất lượng công trình, các chương trình phần mềm và phương pháp tính toán thiết kế hiện đại để nâng cao hơn nữa chất lượng tư vấn, quy hoạch và kiến trúc.

- Ứng dụng các công nghệ mới trong việc tiết kiệm các nguồn năng lượng chiếu sáng đô thị.

1.1.5. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực hạ tầng phúc lợi xã hội

Dân số và lao động

Cải thiện chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động làm chuyển biến sâu sắc về nhận thức, tâm lý, tập quán sinh đẻ trong nhân dân, ổn định quy mô dân số của tỉnh

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng còn dưới 10%.

Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; Giải quyết việc làm gắn với nâng cao chất lượng nguồn lao động. Tạo điều

kiện để mọi người trong độ tuổi lao động đều có cơ hội việc làm và thu nhập. Phấn đấu mỗi năm giải quyết việc làm cho từ 1,8 đến 2 vạn lao động, trong đó xuất khẩu 8-9 ngàn lao động; Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị; nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn.

Giáo dục và đào tạo:

Phát triển con người toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ; đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; Nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của Tỉnh.

Thay đổi phương pháp dạy và học để có thể đáp ứng năng động hơn, hiệu quả hơn nhu cầu của sự phát triển.

Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục ở các cấp học, bậc học và trình độ đào tạo. Bố trí đủ số lượng, cơ cấu hợp lý; 100% giáo viên đạt chuẩn, nâng cao tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở các ngành, cấp học, đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học.

Mở rộng các loại hình trường dân lập, tư thục; chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập và một phần cơ sở giáo dục không đảm nhận nhiệm vụ giáo dục phổ cập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.

Xây dựng xã hội học tập, mở rộng hình thức liên kết trong giáo dục- đào tạo, thành lập các trung tâm học tập cộng đồng đến cấp xã. Phát huy vai trò của hội khuyến học, động viên kịp thời các gương điển hình trong học tập, sử dụng hiệu quả “quỹ khuyến học” trên địa bàn.

Song song với thực hiện giáo dục phổ thông, nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề phải được đặc biệt quan tâm, đa dạng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vừa đào tạo mới vừa bồi dưỡng lực lượng lao động hiện có.

Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực KH&CN trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề tại các DN, đào tạo tại chỗ và gửi lao động ra nước ngoài đào tạo; hình thành các trường, trung tâm dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật, bảo đảm nguồn công nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp và các ngành kinh tế.

Mở rộng ngành nghề đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. Mở rộng hình thức liên kết đào tạo và từng bước áp dụng liên thông trong đào tạo. Đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu

ngành nghề; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với việc phân bổ lại lao động theo vùng. Đồng thời mở rộng việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Quy hoạch xây dựng các trường đại học, đào tạo nghề có chất lượng cao theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng. Quan tâm đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển, tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao.

Phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng.

Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện, gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khoẻ. Phối kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.

Văn hoá và thể dục thể thao:

Tuyên truyền, giáo dục tạo ra sự chuyển biến tích cực, sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong nhân dân.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Bảo tồn và phát huy những di sản văn hoá, ngôn ngữ, phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh, quản lý, tu bổ di tích, khôi phục lễ hội truyền thống gắn với phát triển du lịch; quan tâm đào tạo bồi dưỡng các tài năng văn hoá, nghệ thuật.

Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học - nghệ thuật, báo chí, sản phẩm văn hoá, dịch vụ thể thao. Khuyến khích phát triển các tài năng văn hoá - nghệ thuật - thể thao của tỉnh.

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng gắn với công tác xã hội hoá hoạt động thể dục thể thao; Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các trường học; khôi phục và phát triển các môn thể thao truyền thống; Đào tạo, bồi dưỡng được các vận động viên năng khiếu, tài năng thi đấu thể thao thành tích cao.

Phát thanh, truyền hình, tuyên truyền báo chí

- Tăng cường các hoạt động phổ biến thông tin, tuyên truyền đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Hiện đại hóa các hoạt động phát thanh, truyền hình, tuyên truyền báo chí. 138

1.1.6. Nhu cầu KH&CN trong lĩnh vực XH&NV, khoa học quản lý và BVMT

- Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị, đổi mới phương pháp học tập và giảng dạy lý luận chính trị phù hợp với từng đối tượng; đổi mới nội dung và phương thức tuyên truyền theo hướng dân chủ hoá, sát cơ sở, tạo sự nhất trí và đồng thuận cao trong xã hội. Đổi mới công tác quy hoạch, sử dụng và quản lý cán bộ, chú trọng trong khâu đánh giá cán bộ, bổ sung, quy hoạch cán bộ. Thực hiện công tác luân chuyển, tăng cường cán bộ đi huyện, xã, vùng đồng bào dân tộc.

- Xây dựng, củng cố chính quyền nhân dân các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính. Rà soát, làm rõ chức năng nhiệm vụ thẩm quyền và trách nhiệm các cơ quan trong hệ thống hành chính từ tỉnh, huyện và xã thực hiện theo nguyên tắc một việc chỉ giao cho một cơ quan phụ trách. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức; đặc biệt chú trọng đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ cấp cơ sở.

- Phát triển kinh tế phải hài hòa với phát triển XH&NV, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

- Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát môi trường, khắc phục các sự cố môi trường, xây dựng các phương án cảnh báo,…

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, các công trình văn hóa thông tin của Tỉnh; từng bước nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới phù hợp với quy mô dân số, mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đồng bộ với đa dạng hóa và tiếp tục nâng chất lượng.

- Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa thông tin, chú trọng phát triển hoạt động ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số ít người.

- Hạn chế đến mức thấp nhất những hộ đói đột biến, giảm hộ nghèo theo hướng đào tạo nghề và hướng nghiệp-tín dụng-nâng trình độ dân trí, tạo mọi điều kiện để người dân có công ăn việc làm, giải quyết nạn thất nghiệp theo mùa vụ của nông dân.

- Hoàn thành việc đánh giá mức độ, tính chất; các kịch bản về BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH đối với phát triển địa phương;

- Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động KH&CN về BĐKH ở các cấp, các ngành.

- Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích các tổ chức và cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học về BĐKH trong các lĩnh vực liên quan.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w