Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030 là quy hoạch ngành, quy mô cấp tỉnh, việc tổ chức thực hiện Quy hoạch KH&CN như sau:
• Phê duyệt và chỉ đạo điều hành:
- Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên ký Quyết định phê duyệt (sau khi thông qua hội nghị của UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy).
- Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo, điều hành việc thực hiện Quy hoạch. Để giúp việc chỉ đạo, điều hành Quy hoạch hiệu quả, Chủ tịch UBND Tỉnh phân công một Phó Chủ tịch UBND Tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp quá trình phối hợp các ngành, các cấp trong thực hiện Quy hoạch.
• Cơ quan tư vấn: Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên.
• Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện và phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, cán bộ KH&CN trong và ngoài Tỉnh thực hiện thành công và có hiệu quả Quy hoạch phát triển KH&CN này.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, cán bộ KH&CN trong và ngoài Tỉnh xây dựng các bản dự thảo cơ chế, chính sách phát triển KH&CN của địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thực hiện Quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển KH&CN của Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND tỉnh Hưng Yên.
- Phối hợp với một số sở, ban, ngành và địa phương trong Tỉnh thực hiện một số chương trình phát triển KH&CN trọng điểm của tỉnh Hưng Yên đến năm 2020.
- Thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế và hợp tác với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác về lĩnh vực KH&CN.
- Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển KH&CN phù hợp với đặc thù địa phương.
• Các cơ quan phối hợp thực hiện chính: các Sở (Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ; Sở NN&PTNT; Sở Công thương; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và truyền thông; UBND các huyện, thành phố trực thuộc Tỉnh)
• Đánh giá, cập nhật và cụ thể hóa
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hưng Yên định kỳ báo cáo kết quả việc thực hiện Quy hoạch phát triển KH&CN cho UBND tỉnh Hưng Yên.
- Quy hoạch là căn cứ để các ngành, các địa phương xây dựng các Kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 05 năm và hàng năm phù hợp với định hướng phát triển chung của Tỉnh.
- Quy hoạch được cụ thể hoá trong các quy hoạch, kế hoạch cụ thể./.
IV- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Để vai trò, vị trí của tỉnh Hưng Yên trong xu hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ngày càng được nâng cao, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:
Một là, tỉnh Hưng Yên cần chủ động đề xuất với Trung ương bổ sung qui hoạch kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ , đồng thời đề nghị Trung ương cho chủ trương chính sách phát triển Hưng Yên thành Vùng kinh tế động lực, thành trung tâm kinh tế thương mại, thúc đẩy giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong Vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước tìm kiếm cơ hội đầu tư
Hai là, Tỉnh nên có các hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Vùng như: hàng năm với tư cách là chủ nhà, Tỉnh chủ động mời lãnh đạo của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tham gia Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm, sự hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hợp tác và phát triển để trở thành động lực cho các Vùng khác trong cả nước.
Ba là, Tỉnh cần đề nghị với chính phủ có những cơ chế, chính sách ưu tiên cho phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ cũng như của cả nước, đặc biệt là những cơ chế liên quan đến đất đai, thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các Vùng Kinh tế trọng điểm phát triển, làm đầu tầu kéo theo sự phát triển của các tỉnh khác;
Bốn là: Để nâng cao vị thế và vai trò của Hưng Yên trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ , tỉnh cần tập trung ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng thông tin, biến Hưng Yên thành một trung tâm thông tin kinh tế, thương mại hữu hiệu đối với các doanh nghiệp và các tỉnh muốn đầu tư vào Hưng Yên
Năm là, Tỉnh cần chủ động bàn bạc, phối hợp với các tỉnh lân cận xây dựng hệ thống giao thông liên tỉnh, hiệu quả theo ý tưởng liên kết vùng, thúc đẩy các tỉnh cùng phát triển, cùng khai thác thị trường. Đây là những cơ sở vững chắc cho Hưng Yên có những bước phát triển đột phá trong những năm tới./.
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI GIAI ĐOẠN I NĂM 2011
I- Báo cáo chung
“ Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, định hướng chiến lược đến năm 2030”
Căn cứ vào hợp đồng nghiên cứu khoa học và áp dụng triển khai kỹ thuật tiến bộ số 06/HĐ-SKHCN ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hưng Yên , Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển- đơn vị tư vấn đã thực hiện được những công việc trong năm 2011 như sau:
1- Những nội dung đã thực hiện
Về cơ bản các công việc đã được thực hiện theo đúng tiến độ và theo như trình tự các bước trong thuyết minh đã được phê duyệt như:
- Thu thập các thông tin liên quan đến đề tài
- Thiết kế mẫu điều tra khảo sát và thực hiện điều tra thử
- Làm việc, trao đổi với 9 Sở/ Ngành trên địa bàn tỉnh về những nội dung liên quan đến đề tài
- Nhập và xử lý số liệu điều tra
- Hoàn thiện các chuyên đề và các chương trình của năm 2011
2- Khối lượng sản phẩm đã hoàn thành
Về cơ bản đề tài đã thực hiện được các yêu cầu về nội dung cũng như tiến độ của năm 2011. Cụ thể:
- Đã điều tra 09 mẫu với tổng số phiếu là 900 phiếu
- Đã trao đổi và làm việc với 09 Sở/ngành trên địa bàn Tỉnh - Đã có kết quả xử lý số liệu theo các phiếu đã thu thập được - Đã hoàn thành 15 chuyên đề và 02 chương trình
3- Thuận lợi khó khăn trong thực hiện đề tài
- Về thuận lợi: Đề tài đạt được những kết quả như trên chủ yếu là do có sự hợp
tác tích cực của các cán bộ Sở Khoa học và công nghệ Tỉnh cũng như sự nhiệt tình trao đổi, cung cấp thông tin của lãnh đạo các Sở/Ngành trên địa bàn. Ngoài ra đề tài cũng nhận được sự hợp tác tích cực và hiệu quả của các điều tra viên thuộc Cục
Thống Kê tỉnh Hưng Yên trong việc điều tra, khảo sát các doanh nghiệp, hộ gia đình, các nhà quản lý …trong các lĩnh vực trên địa bàn. Bên cạnh đó sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của các thành viên nghiên cứu đề tài cũng là một phần không thể thiếu trong sự thành công bước đầu của đề tài
- Về khó khăn: Về cơ bản đề tài chưa gặp khó khăn gì 4. Một số đề xuất:
Để đề tài được hoàn thiện, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển kính đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ xem xét phê duyệt đề xuất của đề tài cho giai đoạn 2.
II. Báo cáo chi tiết
2.1. Các nội dung công việc đã hoàn thành trong giai đoạn 1
TT Các nội dung, công việc đã thực hiện
Kết quả đạt được
Thời gian
(bắt đầu - kết thúc) 1 Xây dựng thuyết minh đề
tài
Thuyết minh đề tài 1/2011 2 Thu thập thông tin, dữ liệu
thứ cấp liên quan đến nội dung của đề tài
Tổng thuật các tài liệu 2-3/2011
3 Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia để hoàn thành mẫu phiếu
Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn
18/05/2011
4 Xây dựng mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn
9 Mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn
5/2011 5 Tổ chức điều tra thử để
hoàn thiện phiếu điều tra
Hoàn thiện 9 mẫu phiếu điều tra, phỏng vấn
Từ 1-10/6/2011 8 Viết phương án điều tra Phương án điều tra cụ
thể theo trình tự các bước
Từ 15/7-2/8/2011
6 Điều tra khảo sát 9 mẫu phiếu về phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Tỉnh
Các phiếu điều tra, phỏng vấn đã được điền đầy đủ thông tin
Từ 29/7-31/8/2011
6.1 Mẫu 1: Điều tra doanh nghiệp dịch vụ
40 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.2 Mẫu 2: Điều tra doanh nghiệp công nghiệp
50 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.3 Mẫu 3: Điều tra hộ kinh doanh dịch vụ
210 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.4 Mẫu 4: Điều tra hộ công nghiệp/ thủ công nghiệp
200 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.5 Mẫu 5: Điều tra hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
60 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.6 Mẫu 6: Điều tra các cơ sở văn hóa giáo dục
50 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.7 Mẫu 7:Điều tra các cơ sở y tế
50 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.8 Mẫu 8:Điều tra hộ nông nghiệp
220 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
6.9 Mẫu 9: Điều tra các nhà quản lý
20 phiếu Từ 29/7-31/8/2011
7 Viết phần mềm để nhập phiếu
Nhập phiếu điều tra và xử lý số liệu
Từ 1/9-17/9/2011
8 Xử lý số liệu 01 bộ kết quả đã xử lý 9 Làm việc với các Sở ngành
trên địa bàn Tỉnh: như Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Văn Hóa, TDTT; Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Giao thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư…
Thu nhận các thông tin về tình hình quản lý
KHCN trên địa bàn tỉnh Tháng 9 năm 2011
Các chuyên đề đã hoàn thành
Chuyên đề 1: Đánh giá tác động của khoa học, công nghệ đến quá trình tăng
trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên trong thời gian sau khi tái lập tỉnh.
Chuyên đề 2: Vai trò của khoa học, công nghệ đối với sự phát triển lĩnh vực
văn hoá - xã hội, nhân văn của tỉnh Hưng Yên trong thời gian sau khi tái lập Tỉnh
Chuyên đề 3: Khoa học, công nghệ với bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững ở Hưng Yên trong thời gian sau khi tái lập tỉnh
Chuyên đề 4: Tình hình đổi mới và chuyển giao công nghệ trong các doanh
nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên - những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết
Chuyên đề 5: Tình hình đổi mới và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp của tỉnh Hưng Yên - những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết
Chuyên đề 6: Tình hình đổi mới và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực
thương mại, dịch vụ của tỉnh Hưng Yên - những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết
Chuyên đề 7: Phân tích khả năng làm chủ công nghệ và tính thích ứng của
công nghệ đối với các sản phẩm
Chuyên đề 8: Đánh giá trình độ kỹ thuật, công nghệ trong các làng nghề truyền
thống trên địa bàn tỉnh HY- những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết.
Chuyên đề 9: Đánh giá tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ và công
tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học, công nghệ ở tỉnh Hưng Yên - những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết
Chuyên đề 10: Phân tích tình hình đầu tư cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh
vực khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên - những vấn đề đặt ra và đề xuất hướng giải quyết
Chuyên đề 11: Dự báo xu thế chuyển giao công nghệ trên thế giới và động lực
cạnh tranh giữa các quốc gia trong thời kỳ mới - những vấn đề đặt ra đối với định hướng phát triển khoa học và công nghệ của Hưng Yên
Chuyên đề 12: Phân tích vị trí, vai trò của Hưng Yên trong xu hướng phát
triển Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc
Chuyên đề 13: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - những yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển khoa học và công nghệ của Hưng Yên
Chuyên đề 14: Quan điểm và định hướng tầm nhìn đến năm 2030 cho sự phát
triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Chuyên đề 15: Đánh giá hệ thống chính sách phát triển khoa học và công nghệ
đã được thực thi trên địa bàn tỉnh Hưng Yên – phương hướng đổi mới và hoàn thiện.
Chương trình 1: Chương trình thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
khoa học và công nghệ
Chương trình 2: Chương trình điều tra cơ bản
PHỤ LỤC 2
CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CẦN THỰC HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN II
Nội dung chủ yếu của đề tài giai đoạn 2 như sau:
1. Tiếp tục thực hiện các chuyên đề sau:
-- Chuyên đề16: Đánh giá công tác quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên - phương hướng đổi mới và hoàn thiện.
- Chuyên đề 17: Đánh giá công tác tổ chức tuyển chọn nghiên cứu và ứng dụng các đề tài, dự án khoa hoc, công nghệ ở Hưng Yên – phương hướng đổi mới và hoàn thiện
2. Tiếp tục thực hiện các chương trình sau
- Chương trình 3: Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa
học
kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
- Chương trình 4: Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Chương trình 5: Chương trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch
- Chương trình 6: Chương trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực văn hoá - xã hội
- Chương trình 7: Chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ nhằm bảo vệ
môi trường, phát triển bền vững
3. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài năm thứ hai 4. Báo cáo tổng kết
5. Báo cáo tóm tắt đề tài
6. Nhận xét đánh giá các chuyên gia về nội dung nghiên cứu 7. Các cuộc họp triển khai thực hiện đề tài
8. Hội thảo đóng góp ý kiến nội dung và chương trình năm thứ 2 9. Kiểm tra tiến độ đề tài năm thứ 2
10. Hội thảo hoàn thiện báo cáo tổng hợp tại Hưng Yên
11 Chuyên gia phân tích đánh giá, khảo nghiệm kết quả trước khi nghiệm thu 12 Nghiệm thu đề tài cấp cơ sở tại Hưng Yên
13 Thù lao chủ nhiệm đề tài
14 Chi phí quản lý đề tài (trong đó có thư ký và kế toán) 15 Kiểm tra đề tài
16 Phô tô, văn phòng phẩm ….. 17 Các khoản phát sinh khác…