Kiểm định sự khác nhau giữa các biến theo giới tính

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu mức độ sự hài lòng của nhân viên tại Công ty Điện Lực Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam (Trang 55 - 58)

Để kiểm định sự khác nhau theo giới tính giữa hai nhóm lao động nam và nữ ta sử dụng phân tích bằng Independent T-test, kiểm tra hiện tượng đồng phương sai trước bằng kiểm định Levene. Kết quả phân tích từ dữ liệu thu được như sau:

Bảng 18. Thống kê nhóm theo giới tính

Gender N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Female 62 3.9161 .68477 .08697 ReOP Male 132 3.7061 .55172 .04802 Female 62 3.6871 .59464 .07552 ReSU Male 132 3.4716 .61054 .05314 Female 62 3.4718 .71875 .09128 ReCO Male 132 3.6932 .62821 .05468 Female 62 3.6774 .62297 .07912 ReJS Male 132 3.5000 .65835 .05730 Female 62 3.5269 .69751 .08858

Bảng 19. Independent Samples Test Levene's Test for

Equality of Variances

t-test for Equality of Means

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Mean Difference

ReWO Equal variances assumed .577 .448 -1.286 192 .200 -.13886

Equal variances

not assumed -1.302 123.369 .195 -.13886

ReOP Equal variances assumed 1.022 .313 .218 192 .828 .01896

Equal variances

not assumed .212 111.790 .833 .01896

ReSU Equal variances assumed 4.112 .044 -.002 192 .999 -.00018

Equal variances

not assumed -.002 103.801 .999 -.00018

ReCO Equal variances assumed .108 .743 .163 192 .870 .01576

Equal variances

not assumed .164 120.398 .870 .01576

ReJS Equal variances assumed .529 .468 -.260 192 .795 -.02688

Equal variances

not assumed -.255 113.478 .799 -.02688

Đối với biến “công việc” (ReWO) kiểm định Levene có p-value = 0.448 lớn hơn 0.05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm lao động nam và nữ về biến “công việc” là không khác nhau. Do đó ta sẽ sử dụng kết quả ở dòng “Equal variances assumed” cho thấy T-test có p-value = 0.200 lớn hơn 0.05. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm lao động nam và nữ với nhân tố “công việc”. Kết quả điểm đánh giá trung bình theo nhóm đối với biến công việc cũng cho thấy điểm đánh giá giữa nam và nữa có chênh lệch rất nhỏ.

Đối với biến “”cơ hội thăng tiến” (ReOP) kiểm định Levene có p-value = 0.313 lớn hơn 0.05 chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm lao động nam và nữa về biến “cơ hội thăng tiến” là không khác nhau. Do đó ta sử dụng kết quả ở dòng “Equal variances assumed” cho thấy T – test có p-value = 0.828 lớn hơn 0.05. Điều đó chứng tỏ không có sự khác biệt giữa nhóm lao động nam và nữ với nhân tố “cơ hội thăng tiến”. Kết quả đánh giá trung bình theo nhóm cũng cho thấy điểm đánh giá giữa hai nhóm có chênh lệch rất nhỏ.

Đối với biến “lãnh đạo” (ReSU) kiểm định Levene có p-value = 0.044 nhỏ hơn 0.05, điều đó chứng tỏ với biến “lãnh đạo” phương sai theo hai nhóm nam và nữ là khác nhau. Do đó ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T-test ở dòng “Equal variances not assumed”, kết quả cho thấy p-value = 0.999 lớn hơn 0.05. Điều đó chứng tỏ là giữa hai nhóm lao động nam và nữ không có sự khác biệt về mức độ đánh giá với biến lãnh đạo. Kết quả đánh giá trung bình theo nhóm cũng cho thấy điểm đánh giá giữa hai nhóm có chênh lệch rất nhỏ.

Đối với biến “đồng nghiệp” (ReCO) kiểm định Levene có p – value = 0.743, điều đó chứng tỏ giữa hai nhóm lao động nam và nữ có phương sai đánh giá bằng nhau. Do đó ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T-test ở dòng “Equal variances assumed” có p –value = 0.870 lớn hơn 0.05. Điều đó chứng tỏ là giữa hai nhóm lao động nam và nữ không có sự khác biệt về mức độ đánh giá với biến đồng nghiệp. Kết quả đánh giá trung bình theo nhóm cũng cho thấy điểm đánh giá giữa hai nhóm có chênh lệch rất nhỏ.

Đối với biến phụ thuộc “hài lòng công việc” (ReJS) kiểm định Levene có p- value = 0.468 lớn hơn 0.05, điều đó chứng tỏ phương sai giữa hai nhóm lao động

là không khác nhau. Do đó ta sẽ sử dụng kết quả kiểm định T-test ở dòng “Equal variances assumed” có p-value = 0.795 lớ hơn 0.05. Điều đó chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về mức độ hài lòng công việc giữa nhóm lao động nam và nữ. Kết quả đánh giá trung bình theo nhóm cũng cho thấy điểm đánh giá giữa hai nhóm có chênh lệch rất nhỏ.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: Nghiên cứu mức độ sự hài lòng của nhân viên tại Công ty Điện Lực Hải Dương, Tỉnh Hải Dương, Việt Nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w