Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải:

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 47 - 51)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.2.2.Tình hình nghiên cứu thiên địch và biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải:

2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu thiên địch ( kẻ thù tự nhiên).

Việc áp dụng biện pháp sinh học trong BVTV tuy còn mới mẻ, nhưng hiệu quả mà nó mang lại rất đáng kể, không gây ô nhiễm môi trường, duy trì được cân bằng sinh học trong tự nhiên. Trong phòng trừ sâu bệnh, đây là biện pháp sử dụng những sinh vật có ích ( bắt mồi, ăn thịt, ký sinh) để ngăn chặn hoặc giảm bớt

những côn trùng hại, vi sinh vật hại. Số lượng cá thể của những côn trùng ăn thịt, ký sinh tự nhiên là một tài nguyên vô giá. Khi càng nhiều côn trùng ăn thịt, côn trùng ký sinh thì sẽ càng làm giảm số lượng các loài sâu hại trên cây trồng.

Hồ Khắc Tín (1979) bọ xít nhãn vải không những bị hai loài ong Anastatus sp và Oencyrtus .sp kí sinh trên trứng mà còn bị loài nấm tím hồng xám Penicillium lilaccimum kí sinh gây bệnh trên trưởng thành làm chết 6,9 - 12,9%.

Theo Đào Đăng Tựu, Trần Huy thọ và cộng tác viên, 1995 tại Hà Nội tỷ lệ trứng bọ xít bị ký sinh là: 2,83 - 6,22%. Năm 1996 ở Hà Nội tỷ lệ trứng bọ xít nhãn vải bị kí sinh là: 2,65 - 2,86%, ở Lý Nhân - Hà Nam tỷ lệ trứng bọ xít bị ký sinh là: 2,06 - 2,87% . Nhưng cuối vụ tỷ lệ bị ký sinh tăng lên rất cao, như năm 1996 ở Hà Nội tỷ lệ trứng bị ký sinh là: 39,82% và ở Lý Nhân - Hà Nam là: 42,75%. Điều này chứng tỏ ong ký sinh trứng bọ xít có tác dụng làm giảm số lượng bọ xít nhãn vải trong năm sau.

Năm 1996, Vũ Quang Côn, Khuất Đăng Long, Trương Xuân Lam, đã nghiên cứu đặc điểm phát sinh và phát triển của loài ong Anastatus sp. ký sinh trên trứng bọ xít nhãn vải Anastatus sp. phát triển trong trứng

của bọ xít nhãn vải, sau một tuần vũ hoá và tiếp tục ký sinh vào trứng khác của bọ xít. Trong điều kiện tự nhiên, một đời ong kéo dài từ 18 - 21 ngày, đây là loài có khả năng sống lâu đặc biệt ở nhiệt độ thấp (140C) và dung dịch nước đường 5 - 10%. Ong cái sống lâu hơn ong đực, tỷ lệ cái: đực là 7,6: 1. Ong đực vũ hoá trước đi tìm các trứng có vật chủ là ký sinh cái sắp vũ hoá ở cùng ổ, chờ ký sinh cái chui ra thì lập tức giao phối.

Năm 1999, Viện BVTV đã ghi nhận 14 loài bọ xít bắt mồi trên vải, nhãn thuộc 4 họ trong đó có 8 loài thuộc họ bọ xít 5 cạnh Petatomidae. Các họ còn lại gồm: họ Reduviiae, có 4 loài. Một loài thuộc họ bọ xít dài: Lygaeidae và một loài thuộc họ bọ xít đỏ Pyrrhocoridae (Trương Xuân Lam, Vũ Quang Côn, 2004)[3]. Nguyễn Xuân Thành (2000) nhận định, trên vải thiều ở Đông Triều (Quảng ninh) phát hiện được 2 loài ăn rệp là bọ mắt vàng thuộc phân họ Chrysopinae là Ankylopteryx sp. và Chrysopa sp. Cả hai loài tồn tại và phát triển quanh năm trên cây vải. Vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh như tháng 12, chúng vẫn đẻ trứng bình thường mật độ của cả hai loài cao nhất vào tháng cuối xuân đầu hè khi lượng thức ăn và các yếu tố sinh thái thuận lơi cho chúng. Mật độ cao nhất vào các thời kỳ cuối tháng 4 đầu tháng 5, cuối tháng 5 và từ 15 - 20 tháng 6 [20].

Năm 2003, Phạm Văn Lầm, Nguyễn Thành Vĩnh đã nghiên cứu đặc điểm sinh học của ong đen

Ooencyrtus fongi Trjapizin, ký sinh trên trứng của bọ xít nhãn vải. Ong Ooencyrtus fongi Trjapizin cái

trưởng thành có màu tối, ong đực trưởng thành nhìn chung giống ong cái nhưng nhỏ hơn, trong điều kiện phòng thí nghiệm, pha trứng của ong kéo dài 3 ngày, thời gian phát dục của ấu trùng kéo dài trung bình 4,3 - 4,6 ngày sau khi vũ hoá song, ong trưởng thành cái giao phối ngay với ong đực và bắt đầu đẻ trứng, thời gian vòng đời kéo dài trung bình 12,8 - 13,5 ngày. Ong có tuổi thọ trung bình 6,9 ngày khi ăn nước đường 50%; 11,3 ngày, khi ăn dung dịch mật ong 50%; 2,3 - 2,6 ngày, khi không được ăn thêm hoặc uống nước lã. Theo Nguyễn Xuân Thành, Phạm Quỳnh Mai, 2003 [12] tại Việt Nam trứng bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury bị hai loài ong ký sinh là ong đen nhảy Ooencyrtus fongi Trjapizin thuộc họ Encyrtidae và

ong xanh Anastatus affrjaponicus Ashmead. Cả hai loài song song tồn tại trong xuốt thời gian bọ xít nhãn vải đẻ trứng, ong Ooencyrtus fongi Trjapizin xuất hiện sớm hơn và có tỷ lệ ký sinh cao hơn Anastatus

affrjaponicus Ashmead.

Phạm Quỳnh Mai, Nguyễn Xuân Thành (2003) [13], khi nghiên cứu trên cây vải tại Sóc Sơn - Hà Nội xác định được 7 loài bọ rùa ăn thịt, cả 7 loài này đều thuộc phân họ Coccinellidae. Loài bắt gặp nhiều nhất là bọ rùa 18 chấm Harmonia Sedecimnotata Fabr với 18 cá thể trong số 116 mẫu đã thu trong xuốt thời gian điều tra, tần xuất bắt gặp 91%. Loài có số lượng ít nhất lá Synonicha grandis với 3 cá thể chiếm tỷ lệ 2,6% so với tổng số mẫu thu được. Số lượng bọ rùa 18 chấm chiếm lượng cao nhất vào tháng 3 tháng 4, sau đó đến cuối vụ thu hoạch (tháng 6), số lượng cá thể giảm đến mức thấp nhất.

Trên thế giới thì: Năm 1998 Liu Xi Die và cộng tác viên đã tiến hành nhân nuôi ong Anastatus affrjaponicus Ashmead để trừ bọ xít nhãn vải. Hiệu lực phòng trừ rất cao đạt 94%. Liu Yu Fang và cộng sự

năm 1998 nghiên cứu so sánh mức độ ký sinh của hai loài ong Anastatus sp và Ooencyrtus sp trên hai vườn vải, một vườn có sử dụng thuốc hoá học, một vườn áp dụng biện pháp điều khiển dịch hại tổng hợp IPM, kết quả: tỷ lệ ký sinh của vườn sử dụng thuốc hoá học chỉ thấy ong Anastatus xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, không thấy ong ký sinh Ooencyrtus, trong khi vườn áp dụng IPM tỷ lệ ký sinh của ong Anastatus sp là: 17,7 - 18,4%, ong Ooencyrtus sp là: 23,5 - 30,4%.

Xu jie Lian và cộng sự nghiên cứu sử dụng một số tuyến trùng như: Steinernema carpocapsase Agriotes,

S. glaseri, S. feltiae và Heterorhadditi bacteriophara 8406 để trừ sâu non của loài bướm đêm Comocritis albicapilla Moriuti (Xu Jie Lian, 2000).

Nhóm tác giả Trung Quốc đã sử dụng các loài ong nhỏ bằng bụng Anastatus hoặc các ong nhỏ khác cho ký sinh trứng bọ xít nhãn vải do đó giảm được số lượng sâu non bọ xít xuống mức rất thấp . Những loài ong này được nuôi trong phòng, lúc bắt đầu xuất hiện những ổ trứng trên cây thì mới đem ra thả. Thông thường mỗi cây thả 600 - 800 con ong cái, chia làm 3 đợt, mỗi đợt cách nhau 6 - 10 ngày, lượng ong các đợt theo tỷ lệ 2: 1: 1. Người ta còn thử nghiệm dùng một loại nấm cho ký sinh trên sâu non hoặc trưởng thành. Loài nấm này ký sinh ở đốt thân, chân, râu của bọ xít và phát triển thành đám sợi nấm màu tro làm sâu chết (Đường Hồng Dật, 2003) [4].

2.2.2.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại nhãn vải:

Qua các nghiên cứu cho thấy mức độ gây hại của các loài côn trùng là rất lớn, cần có biện pháp phòng trừ sâu bệnh để mang lại hiệu quả kinh tế. Việc phòng trừ sâu hại phải được thực hiện theo quy trình tổng hợp để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mối cân bằng sinh học trong tự nhiên và bảo vệ môi trường sống.

Trong số các loài sâu hại đã được biết đến và được ghi nhận là những loài dịch hại chính gây hại lớn đến cây vải, các tác giả nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp phòng trừ. Bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa Drury, dựa vào tập tính hoạt động của trưởng thành có thể dùng biện pháp thủ công rung cây cho bọ xít rụng xuống và bắt tiêu diệt, quan sát ngắt bỏ trứng. Có thể sử dụng ong ký sinh trứng ở đầu vụ tỷ lệ ký sinh thấp nhưng cuối vụ tỷ lệ ký sinh khá cao. Dùng các loại thuốc hoá học như: Dipterex nồng độ 1/500 - 1/800, Sherpa 25 EC nồng độ 1/2000 để trừ bọ xít trưởng thành cũng như bọ xít non. Đối với trưởng thành nên

phòng trừ trước khi giao phối thường là trước mùa xuân, với bọ xít non thì vào thời kỳ chúng sống tập trung chưa phân tán rộng (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].

Để phòng trừ sâu đục thân cần kết hợp chăm sóc vườn với phát hiện và bắt giết sâu trưởng thành. Các loại thuốc có thể sử dụng: Padan 95SP, Polytrin 50EC. Thường xuyên cắt bỏ những chồi vượt và những cành chồi nằm trong tán không có khả năng ra quả. Phun thuốc bảo vệ bộ lá khi cây hình thành các đợt lộc, đặc biệt là đợt lộc thu bằng thuốc Padan 95SP và Regent 800 WG để trừ sâu đục gân lá (Trần Thế Tục, Ngô Hồng Bình, 1999) [10].

Sâu đục quả vải Acrocercop crameralla Smellem bướm sau khi giao phối đẻ trứng vào cuống quả, nách lá non, sâu non nở ra đục vào cuống quả, gân lá, cuống hoa làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng quả. Để phòng trừ tốt cần thực hiện các biện pháp canh tác thu dọn lá, quả bị rụng, tập trung đốn tỉa tạo hình, bón phân cân đối tạo cho cây sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh. Biện pháp hoá học phòng trừ tiến hành trước khi thu hoạch 22 -25 ngày, các loại thuốc thường dùng là: Dipterex nồng độ 1/500, Padan 95SP nồng độ 1/1000, Pegasus 500ND nồng độ 1/800 liều lượng 600 (l) phun cho 1 ha (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].

Ve sầu bướm nâu Ricania specculum Walker là loại sâu đa thực, sâu non xuất hiện vào giữa và cuối tháng 3 gây hại trên các bộ phận chích hút quả, gây rụng quả. Chăm sóc vườn tốt, ngắt bỏ các ổ trứng, phòng trừ bằng các loại thuốc hoá học: Sherpa 50EC nồng độ 1/1000, Sherzol nồng độ 1/500 (Lê Văn Thuyết, 1999) [25].

Đối với bọ cánh cứng ăn lá nên tổ chức soi đèn bắt tay vào ban đêm do loài sâu này rất chậm chạp, phát quang bụi rậm làm cho vườn thông thoáng hạn chế sự trú ngụ của chúng, sử dụng thuốc Bassa, Basudin phun vào chiều mát.

Việc phòng trừ bướm đêm chích hút quả có thể dùng biện pháp cơ học kết hợp với biện pháp hoá học. Vào mùa quả chín ta sử dụng đèn kiểm tra vườn nếu thấy trưởng thành ta có thể dùng tay hoặc vợt để bắt giết. Cũng có thể sử dụng bẫy bả chua ngọt trộn với thuốc hoá học để tiêu diệt chúng.

Theo Nguyễn Xuân Thành (1999), thuốc vi sinh BT có hiệu quả phun trừ tốt đối với sâu thuộc bộ cánh vẩy (sâu nhớt, sâu đo, sâu cuốn lá… ). Tuy so với thuốc hoá học có hiệu quả thấp hơn đôi chút nhưng bù lại nó rất tốt cho môi truờng và sức khoẻ con người, bảo vệ được loài côn trùng có lợi và tái tạo lại cân bằng sinh thái trên sinh quần. [21].

Đỗ Mạnh Hùng (2001), trong các biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại trên cây vải thì biện pháp canh tác là biện pháp quan trọng nhất có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu dịch hại của cây, hạn chế nguồn sâu bệnh trong vườn và tạo môi trường vườn quả không thuận lợi cho chúng phát triển. Có thể tăng cường sử dụng biện pháp sinh học như bẫy Pheromone, bả Protein nên lựa chọn các loại thuốc ít độc và phân huỷ nhanh sẽ góp phần bảo vệ quần thể, các thiên địch tự nhiên, tạo điều kiện cho các côn trùng lấy mật du nhập vào vườn vải để tăng khả năng thụ phấn cho hoa [11]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Trần Thế Tục, (2003) thì phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, vừa sử dụng thuốc hoá học, vừa sử dụng các biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý, sinh học thì mới có hiệu quả. Nếu chỉ áp dụng riêng lẻ từng biện pháp thì hiệu quả không cao. Biện pháp hoá học chỉ có hiệu quả tức thời, có thể tiêu diệt hầu hết

sâu hại trong thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng xấu đến môi trường. Biện pháp canh tác, cơ giới, vật lý có hiệu quả lâu dài, có lợi cho nhiều loài sinh vật nhưng tốn kém công sức. Biện pháp sinh học có hiệu quả cao hơn hẳn, không gây ô nhiễm môi trường nhưng đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn cao, phải thường xuyên theo dõi nghiên cứu. Hiện nay tại các vườn trồng vải nhãn, công tác BVTV chủ yếu áp dụng biện pháp hoá học. Tác giả khuyến cáo: Áp dụng biện pháp hoá học muốn có hiệu quả thì phải sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng kỹ thuật, và đúng thời điểm. Lịch dùng thuốc trong năm được tác giả đưa ra là: tháng 2 tháng 3 trừ nhện, tháng 3 tháng 4 trừ bọ xít, tháng 5 đến tháng 7 trừ sâu đục thân.

Theo nhóm tác giả Đào Đăng Tựu, Lê Văn Trịnh, Trần Huy Thọ (2003) [24] thì nên sử dụng thuốc hợp lý, với từng đối tượng gây hại khác nhau thì sử dụng thuốc khác nhau, cụ thể là: Dùng Pheromone dự báo phòng trừ ruồi đục quả phối hợp thuốc Phadan 95SP có tác dụng trừ sâu đục cuống quả, ruồi đục quả. Sử dụng thuốc Regent 800WG, Pegasus 500ND, Ortus 5SC có hiệu quả trừ nhện cả bên trong và bên ngoài lớp lông nhung.

Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] nên kiểm tra, bắt giết bọ xít qua đông từ tháng 1 tháng 2, thời gian này bọ xít ít hoạt động, lợi dụng tính giả chết của bọ xít trải nilon trên mặt đất ở gốc cây rồi rung cây cho bọ xít rơi xuống để bắt. Ngắt lá có ổ trứng bọ xít, phun thuốc trừ bọ xít non vào đầu tháng 4, bọ xít trưởng thành vào tháng 8, tháng 9. Dùng Basudin pha với nồng độ 0,2%, thuốc có thể làm cho trứng ung không nở được, nên phun thuốc trước khi thu hoạch quả từ 10 - 20 ngày.

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 47 - 51)