Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước:

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 40 - 41)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước:

Vùng phân bố tự nhiên của cây vải ở nước ta từ 18 - 190 vĩ Bắc trở ra. Hầu hết vải được trồng ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi Bắc Bộ và một phần khu 4 cũ, nguyên nhân phân bố mật độ cây vải không đồng đều giữa các vùng miền là do yếu tố ngoại cảnh, điều kiện khí hậu, đất đai ở các vùng nói trên phù hợp với đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây vải. Với các vùng khác: Miền Nam, Tây Nguyên cũng có thể trồng được vải nhưng năng suất và chất lượng không cao vì thế người ta ít trồng.

Những nơi có truyền thống trồng vải của nước ta là: Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn - Bắc Giang, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Thanh Hoà - Phú Thọ, Nông trường Đông Triều của Quảng Ninh, vườn quốc gia Cát Bà, với những giống vải quý: Giống tu hú, giống vải thiều. Ngoài ra còn có một số huyện của tỉnh Hà Tây trồng nhiều giống vải chín sớm: Thanh Oai, Quốc Oai, Chương Mỹ.

Những năm trở lại đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích bà con nông dân sản xuất nông nghiệp, nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất cây trồng. Cùng với những chính sách đó, việc chuyển đổi giống, đưa những giống mới vào sản xuất được bà con hưởng ứng nhiệt tình. Vì thế, diện tích trồng cây ăn quả (trong đó có vải) của nước ta càng tăng mạnh. Năm 1990, diện tích trồng vải cả nước mới có 5.000 ha, sản lượng đạt 10.200 tấn. Đến năm 1995 riêng ở Hà Tây và Hoà Bình đã trồng 5 vạn ha cả vải, nhãn (Đường Hồng Dật, 2003) [4]. Theo thống kê năm 1997 Miền Bắc có khoảng 25.114 ha trồng vải trong đó 10.313 ha đang trong độ tuổi thu hoạch, sản lượng đạt 27.193 tấn. Những tỉnh có diện tích trồng vải lớn là Bắc Giang 11.785 ha, Hải Dương 9.325 ha, Quảng Ninh 3.077 ha, Hà Tây 604 ha, Lạng Sơn 223 ha. Năm 1998, Bắc Giang có 18.538 ha vải thiều, riêng huyện Lục Ngạn đã có khoảng 10.200 ha, sản lượng đạt 15.000 tấn. Cũng trong năm 1998 Thái Nguyên có 7.839 ha cây ăn quả trong đó vải thiều chiếm 46,58%, là loại cây ăn quả có diện tích lớn nhất so với các loại cây ăn quả khác.

Diện tích trồng vải của các địa phương cũng như cả nước tăng qua các năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay.

Năm 2000 cả nước có 50.000 ha trong đó có 30.000 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt được 109.200 tấn quả. Năm 2001 cả nước có 60.000 ha , có 37.000 ha cho sản phẩm. Năm 2003, cả nước có 86.500 ha trong

đó có 57.112 ha cho sản phẩm, sản lượng đạt 158.687 tấn. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng lớn là: Bắc Giang, diện tích 34.892 ha, sản lượng đạt 57.296 tấn; Hải Dương diện tích 13.915 ha, sản lượng đạt 29.942 tấn; Lạng Sơn diện tích 7.296 ha, sản lượng đạt 5.662 tấn; Thái Nguyên diện tích 6.942 ha, sản lượng đạt 5.943 tấn.

Nhìn chung năng suất bình quân cây vải thiều của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên ngành nông nghiệp nước ta hiện nay đang ra sức cải tiến kĩ thuật công nghệ, chuyển đổi giống, sử dụng chương trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất, chất lượng quả vải ngày càng được ổn định, vì thế diện tích và sản lượng sẽ còn tăng mạnh vào những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w