Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới:

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 41 - 42)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trên thế giới:

Hiện nay trên thế giới có hơn 20 nước trồng vải, nhưng sản xuất có tính chất hàng hoá thì chỉ có một số nước như: Trung Quốc, Ấn độ, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Australia, Mỹ, Nam Phi, Malaixia, Braxin… Một số tài liệu nước ngoài cho biết: Năng suất vải bình quân trên thế giới đạt 60 – 70 kg/cây, tương đương 2,5 - 5,4 tấn/ ha. Những cây vải tốt có thể cho năng suất 125 - 130 kg/ cây, tương đương 8 - 10 tấn /ha. Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi hàng hoá dược buôn bán trên thị trường thế giới, chiếm 5,9% tổng sản lượng quả vải tươi sản xuất được. Những nước có sản lượng vải tươi nhiều nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Các nước nhập khẩu vải lớn nhất là: Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Nga, Hà Lan, Philippin, Nhật, Singapo. Năm 1993 Đài Loan đã xuất khẩu 6.989 tấn quả vải tươi sang: Hồng Công (1.925 tấn), Canada (1.284 tấn), Nhật Bản (1.227 tấn), Philippin (1.061 tấn), Singapo (990 tấn), Thái Lan (295 tấn), Inđônêxia (215 tấn). Trung Quốc năm 1993 xuất khẩu 533 tấn quả vải tươi. Ixaren xuất khẩu quả vải sang thị trường Châu Âu, quả vải ở Ixaren thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 10, đây là ưu thế của nước này vì đây chính là vụ vải duy nhất trong mùa thu. Madagaxca là nơi cung cấp quả vải tươi lớn cho liên minh Châu Âu. Nam Phi xuất khẩu quả vải tươi, và vải đóng hộp sang Châu Âu vào khoảng 1500 - 2500 tấn/ năm (Đường Hồng Dật, 2003) [4].

Cuộc cạnh tranh hàng hóa vải tươi đã diễn ra ở một số nước Châu Á mà thị trường tiêu thụ là Hồng Kông. Những năm đầu thập kỷ 80, vải tươi ở thị trường Hồng Công được chuyển từ Quảng Đông đến, bình quân 4.500 tấn/năm, đó là những giống vải ngon, quý như: Nuamixu, Quế vị, Bạch Lạp. Những năm tiếp theo Đài Loan bán vào Hồng Kông với số lượng ngày một tăng. Năm 1980 vải từ Đài Loan chuyển đến Hồng Kông chiếm 9,97% lượng vải toàn thành phố. Năm 1981 chiếm 21,85%; năm 1984 chiếm 62,25% và lần đầu tiên vượt hẳn Quảng Đông với khối lượng 4.244 tấn trong khi Quảng Đông chỉ có 2.559 tấn ( Trần Thế Tục, 2003).

Năm 1984, Thái Lan lần đầu tiên dùng máy bay chở giống vải chín sớm nhất dến Hồng Công, giống vải chín sớm hơn 10 ngày so với giống chín sớm Tam Nguyệt Hồng của Quảng Đông. Vào năm 1985, 1986 cũng vậy, Thái Lan đã xuất vải sang Hồng Kông sớm hơn vải của Trung Quốc mặc dù chất lượng quả vải chưa thật tốt nhưng vẫn bán được với giá cao. Những năm tiếp theo Quảng Đông ra sức cải tiến các khâu quan trọng trong xản suất cung ứng thương mại để giành lại vị trí của mình về mặt hàng vải tươi ở Hồng Kông.

Năm 1990, diện tích trồng vải ở Trung Quốc đạt 161.861 ha với sản lượng 223.680 tấn; Ấn Độ diện tích trồng 23.442 ha, sản lượng đạt 15000 tấn; Thái Lan diện tích trồng 8.212 ha, sản lượng đạt 14.222 tấn; Australia trồng trên 1 triệu cây, sản lượng đạt 2.000 tấn.

Menzel (1990) nhận định vải nhập vào Australia từ cuối thế kỉ 19, có khoảng một triệu cây trồng chủ yếu ở bang Quynxlen và Newsouth Weles. Theo Ưng Thụ Trương (1998), năm 1990 Australia có khoảng 1,5 vạn tấn quả vải. Mùa thu hoạch ở đây từ tháng 11 - tháng 2 năm sau. Australia rất coi trọng công tác giống, nước này đã nhập nội các giống tốt của Trung quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nam Phi và đang tiến hành lai vải với nhãn để mong muốn đạt được tính cao sản và ổn định của nhãn, đồng thời kết hợp được phẩm chất thơm ngon của vải .

Theo Tôn Thất Trình (2000) [26], một trăm năm trước thiên chúa giáng sinh, vải đã được nói tới vào thời vua Hán Vũ Đế. Ở Trung Quốc, có một cây vải 1200 năm tuổi mà vẫn còn ra hoa, kết trái tại một chùa cổ ở vùng Phụng Tiên, tỉnh Phúc Kiến. Một nhà truyền giáo Mỹ đã đem haạt giống Phụng Tiên về trồng ở vùng Brewster thuộc bang Florida và tuyển chọn một giống vải tốt đặt tên là giống Brewster.

Nhận định của FAO và theo dự báo thì nhu cầu quả vải đặc biệt là quả tươi trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 41 - 42)

w