Nguồn gốc và giá trị của cây vải:

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 38 - 40)

II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

2.1.1. Nguồn gốc và giá trị của cây vải:

Cây vải ( Litchi sinensis Sonn) còn có tên gọi là Lệ chi hay Phlekalen ( theo tiếng Campuchia). Theo Đường Hồng Dật (2003) [4] thì cây vải có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và nó đã được trồng cách đây 3000 năm. Vào cuối thế kỉ 17, cây vải được đưa từ Trung Quốc sang Mianma và Ấn Độ. Từ đó diện tích

trồng vải đã được nhân rộng sang nhiều nước trên thế giới: Trung Á, Châu Âu, Châu Mĩ ( Trần Thế Tục, 2004) [22]. Hiện nay vải được trồng nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ôtxtrâylia, Inđônêxia, Thái Lan, Mỹ, Malaixia, Nam Phi, Braxin và nhiều nước khác. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giới vào năm 1990 được thống kê ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng vải ở một số nước trên thế giơí năm 1990.

Tên nước Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

Trung Quốc Việt Nam Thái Lan Ấn Độ Đảo Đài Loan Ôtxtrâylia Madagaxca Nam Phi Moritius Reunion Mỹ 161.681 25.000 13.555 11.410 8.386 1.400 800 480 200 200 100 223.680 50.000 8.410 9.186 11.198 1.450 1.200 800 200 180 40

Ở Việt Nam, cây vải cũng được biết đến từ khá lâu, khoảng 2000 năm ( theo sách Trung Quốc, quả thụ tài bồi học, tập 3, 1959 ). Theo tác giả Vũ Công Hậu (1996) [5] thì Việt Nam cũng là quê hương của một số giống vải dại mà các nhà khoa học chưa biết đến vì năm 1972 tác giả đã thấy có một số giống vải chua được bày bán dưới chân núi Tam Đảo, thuộc huyện Tam Dương của tỉnh Vĩnh Phúc.

Có 3 giống vải chính được trồng ở nước ta đó là: Giống vải chua, vải nhỡ, vải thiều. So sánh về chất lượng quả, năng suất cây trồng thì giống vải được trồng với diện tích lớn nhất hiện nay đó là giống vải thiều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống vải này có đặc tính sinh học tương đối ổn định, tán cây có hình bán cầu, lá nhỏ, phiến lá dày, quả vải khi chín có màu đỏ rất đẹp, hạt nhỏ, cùi dày, hương vị thơm ngon.

Vải là một trong những loại quả đặc sản của vùng nhiệt đới. Lê Quý Đôn, nhà bác học lớn của nước ta thế kỉ 18 đã viết: “ … Làng Thịnh Quang ( mạn Hàng Bột ngày nay) có giống quả vải… vị ngọt đậm, ăn vào thấy hương thơm tưởng chừng như thứ rượu tiên trên đời. Vải chữa bệnh yếu tim, lại thêm trí nhớ, bổ dạ dày, lá lách, yên thần kinh nên dễ ngủ… ’’ (Sách thượng kinh phong vật trí). “ … Quả vải vừa ngon, vừa đẹp, cổ nhân đã ngợi khen: Mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thuỷ tinh, như giáng tuyết … ’’ (Vân đài loại ngữ, tập II ). Về thành phần dinh dưỡng thì dinh dưỡng có trong quả vải cao hơn so với một số loại quả khác, phần cùi của quả vải chiếm 70 - 80% khối lượng quả, vỏ quả chỉ chiếm 10 - 15%, hạt chiếm 4 - 8%. Trong một 100g nước ép cùi vải có chứa: 11 - 14% đường, 0,4 - 0,9 axit hữu cơ, 34mg lân, 36mg vitamin C, ngoài ra còn có Ca, Fe, Vitamim B1 , B2 , PP. Trong hạt của quả vải (lệ chi hạch) có từ 1 - 1,5% tannin, 1 - 1,2% độ tro, 10 - 12% độ ẩm, 5 - 6% chất béo (T.S Đường Hồng Dật, 2003)[4].

Ngoài những giá trị dinh dưỡng quý đó, hoa cây vải còn là nguồn mật rất tốt. Nên người ta thường nuôi ong trong các vườn vải để lấy mật. Mật ong được lấy từ hoa vải là mật ong đặc sản. Gỗ vải là loại gỗ quý, bền, không bị mọt đục do đó có thể dùng để xây nhà, làm nội thất, đồ trang trí rất đẹp (Vũ Công Hậu, 1996) [5].

Cây vải thích hợp cả ở nơi đất đồi núi, trung du, phát triển được trên các vùng đất đồi gò, vùng hoang hoá… Vì vậy đây cũng là chủ chương, chính sách chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phủ xanh đất trống đồi núi chọc, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho người dân vùng núi, vùng cao.

Mặt khác vải thiều có bộ khung tán đẹp nên có thể vừa trồng để lấy quả vừa làm cây bóng mát, vườn sinh cảnh… góp phần làm đẹp cảnh quan, trong sạch môi trường…

Như vậy không chỉ quả vải mang lại lợi ích cho con người mà hầu hết các bộ phận trên cây vải đều được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vì thế diện tích trồng vải cũng như nhu cầu tiêu thụ vải của nước ta ngày càng tăng mạnh.

Một phần của tài liệu điều tra xác định thành phần sâu hại bộ cánh vẩy và nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn látrên cây vải thiều tại nông trường hà trung, bỉm sơn, thanh hoá (Trang 38 - 40)

w