Nhƣ đã nói mọi tổ chức đều phải hoạch địch các mục tiêu, bao gồm chức năng nhiệm vụ, mục đích dài hạn, mục đích ngắn hạn. Trong đó, chức năng nhiệm vụ là nội dung bao quát xác định lý do tồn tại của tổ chức và thƣờng đƣợc đề ra trƣớc nhất. Sau khi đề ra chức năng nhiệm vụ làm định hƣớng phải tiến hành hoạch định các mục đích dài hạn và ngắn hạn. Mục tiêu đề ra cho mọi cấp quản trị của công ty làm định hƣớng cho các nhà soạn thảo quyết định, vì vậy mọi mục tiêu đề ra cần phải đảm bảo các yếu tố về tính cụ thể, tính linh hoạt, tính khả thi, tính nhất quán, tính hợp lý và định lƣợng đƣợc.
1.2.4.1 Tính cụ thể
Một mục tiêu đúng đắn trƣớc hết phải là một mục tiêu cụ thể. Nó phải chỉ rõ mục tiêu đó liên quan đến vấn đề gì, giới hạn thời gian thực hiện và kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt đƣợc. Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ dàng trong việc hoạch định chiến lƣợc để thực hiện mục tiêu đó.
1.2.4.2 Tính linh hoạt
Các mục tiêu đề ra cần phải đủ linh hoạt để có thể điều chỉnh cho phù hợp với các nguy cơ và cơ hội thƣờng xảy ra trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh và nhất là trong tình hình khủng hoảng tài chính nhƣ hiện nay thì tính linh hoạt của mục tiêu đƣợc xét đến nhƣ là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của một công ty.
1.2.4.3 Tính định lƣợng
Khái niệm liên quan đến tính cụ thể bao hàm cả tính đo đƣợc của mục tiêu. Để thỏa mãn tính đo đƣợc, các mục tiêu cần phải đƣợc định ra dƣới dạng
các chỉ tiêu có thể đánh giá hoặc định lƣợng đƣợc. Đây là một điều rất quan trọng vì về sau các mục tiêu đƣợc đề ra chính là các tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá hoạt “thành tích” đạt đƣợc của công ty.
1.2.4.4 Tính khả thi
Nội dung mục tiêu phải đặt ra thử thách đối với lãnh đạo và công nhân viên nhƣng chúng phải sát thực và có thể đạt đƣợc. Tuy nhiên việc khẳng định mục tiêu đề ra có khả thi hay không thì nhất định phải tiến hành phân tích và dự báo một số dữ kiện về điều kiện môi trƣờng bên trong (nội bộ công ty) và điều kiện bên ngoài công ty…, việc đƣa ra một mục tiêu không thể thực hiện đƣợc thì ít ra sẽ mất thời giờ một cách vô ích và thậm chí thực tế có thể phản tác dụng.
1.2.4.5 Tính nhất quán (tính thống nhất)
Tính nhất quán có nghĩa là các mục tiêu phải phù hợp với nhau, thống nhất với nhau ở góc độ việc hoàn thành mục tiêu này sẽ không cản trở việc thực hiện mục tiêu khác theo đó các mục tiêu có tính thống nhất không nhất thiết phải tƣơng thích nhau hoàn toàn. Tuy nhiên các mục tiêu trái ngƣợc nhau thƣờng gây ra những mâu thuẫn trong nội bộ công ty, nếu sự bất đồng chính kiến, mâu thuẫn nội bộ tăng lên đến mức có biểu hiện không thích hợp thì cần thiết phải có ngay các giải pháp dung hòa trong việc thực hiện mục tiêu đề ra. Vì vậy muốn giảm thiểu mâu thuẫn tiềm tàng khi xác định các mục tiêu đòi hỏi phải phân loại theo thứ tự ƣu tiên, đƣa ra các tùy chọn giữa các giải pháp trái ngƣợc nhau và tìm cách dung hòa chúng. Có 08 tùy chọn có thể tham khảo nhƣ sau:
- Lợi nhuận trƣớc mắt ngƣợc với tăng trƣởng lâu dài
- Biên tế lợi nhuận (lợi nhuận hoạt động kinh doanh /doanh thu thuần) ngƣợc với vị thế cạnh tranh
- Việc xâm nhập các thị trƣờng hiện có ngƣợc với việc phát triển các thị trƣờng mới
- Cơ hội mới lệ thuộc ngƣợc với cơ hội mới không lệ thuộc - Mục đích lợi nhuận ngƣợc với mục đích phi lợi nhuận - Tăng trƣởng ngƣợc với ổn định
- Môi trƣờng không rủi ro ngƣợc với môi trƣờng mức độ rủi ro cao.
1.2.4.6 Tính hợp lý
Một mục tiêu đúng phải là mục tiêu đƣợc những ngƣời chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tƣợng hữu quan chủ chốt chấp nhận. Tính hợp lý của mục tiêu thể hiện một cách gián tiếp và dẫn đến sự cam kết thực hiện của lãnh đạo và công nhân viên. Cả hai đối tƣợng này có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thành công mục đích đề ra và một điều dễ nhận thấy về tính hợp lý của mục tiêu đề ra khi có biểu hiện công nhân viên đặt mục tiêu lãnh đạo đề ra lên trên mục tiêu của chính mình. Vì vậy, để hình thành đƣợc các chỉ tiêu có thể chấp nhận đƣợc, lãnh đạo cần hiểu rõ hơn nguyện vọng, nhu cầu của công nhân viên.