Giá thành, bảo hiểm và cước là một thuật ngữ chuyên ngành trong thương mại quốc tế được viết tắt là CIF (cost, insurance and freight) được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế khi người ta sử dụng phương thức vận tải biển.
Theo quy tắc chính thức của phòng thương mại quốc tế ICC giải thích các điều kiện thương mại năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000), phương thức vận tải và điều kiện CIF được hiểu là người bán giao hàng khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng gửi hàng.
FOB (free on broad: giao lên tàu): giá GOB áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu là giá trị thị trường tại biện giới hải quan từ đó hàng hóa được xuất đi. Giá FOB là giá sử dụng do các nhà nhập khẩu nếu họ chịu trách nhiệm chuyên trở hàng nhập khẩu sau khi hàng hóa đã xếp vào phương tiện vận chuyển tại cửa khẩu của nước xuất khẩu.
Giá CIF (giá tại biên giới nước nhập khẩu) bằng hàng hóa xuất khẩu theo giá FOB bao gồm cả phí vận tải , bảo hiểm giữa biện giới hải quan của nước xuất khẩu với biên giới hải quan của nước nhập khẩu.
Giá FOB (giá tại biên giới nước xuất khẩu): ngoài giá trị của hàng hóa ghi trên hợp đồng còn bao gồm thêm các khoản: phí vận tải chuyên chở hàng tới biện giới hải quan của nước xuất khẩu, phí bốc xếp hàng hóa lên phương tiện vận tải ở biện giới và tất cả các loại thuế trừ đi trợ cấp đánh vào sản phẩm tại nước xuất khẩu.
Việc lựa chọn giá CIF hay giá FOB khi cung cấp hàng hóa cho khách tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên sao cho có lợi nhất.
Hiện nay, tại công ty hàng xuất khẩu được tính theo cả hai giá FOB hoặc CIF. Các mặt hàng xuất khẩu ở công ty hiện nay đều nằm trong nhóm không phải chịu thuế xuất khẩu và thuế GTGT là 0%.
Ví dụ1: Ngày 22/22/2010 công ty xuất khẩu một lô hàng thủ công mỹ nghệ theo giá tại cảng Hải Phòng là 80.000 USD có giá vốn là 950 triệu đồng, chưa thu tiền. Chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm của hàng hóa đến Nhật Bản là 10.000 USD. Thuế XK 0%, thuế GTGT 0%. Tỷ giá là 20.280 VND/ USD
+ Giá FOB: 80.000 USD
+ Giá CIF: 80.000 + 10.000 = 90.000 USD + Trị giá hàng hóa xuất khẩu theo giá FOB: 80.000 x 20.280 = 1.622.400.000 VND + Trị giá hàng xuất khẩu theo giá CIF: 90.000 x 20.280 = 1.825.200.000 VND
Trong đó: chi phí vận chuyển, bảo hiểm do bên nhập khẩu thanh toán * Phương pháp hạch toán:
1/ Nợ TK 632 950.000.000
Có TK 156 950.000.000
2/ Nợ TK 131 (giá FOB) 1.622.400.000
Có TK 511 1.622.400.000
Ví dụ2: Ngày 2/10/2010 Công ty chuyển một lô hàng đi xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục, rời cảng Hải Phòng. Có giá vốn là 150 triệu đồng, giá xuất khẩu là 15.000 USD, thuế xuất khẩu 0%, chưa thu tiền. Tỷ giá trong ngày: 19.870 VND/ USD.
Ngày 15/10/2010, công ty nhận được giấy báo có của Ngân hàng Công thương về số hàng đã xuất khẩu ở trên. Số tiền là 14.950 USD. Số thiếu là phí giao dịch ngân hàng: 50 USD. Tỷ giá trong ngày là 19.950 VND/ USD. * Phương pháp hạch toán: 1. Nợ TK 632 150.000.000 Có TK 157 150.000.000 2. Nợ TK 131 15.000 x 19.870 = 298.050.000 Có TK 511 298.050.000 3. Nợ TK 1122 14.950 x 19.950 = 298.252.500 Nợ TK 641 50 x 19.950 = 997.500 Có TK 131 298.050.000 Có TK 515 1.200.000 2.3.3. Phương thức xuất khẩu
Hiện nay tại công ty Vilexim đang thực hiện xuất khẩu hàng hóa theo 2 hình thức đó là: xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Cụ thể:
* Trình tự thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp
Như trên đã nêu xuất khẩu là một nghiệp vụ kinh doanh phức tạp, hàng hóa được tiêu thụ ở nước ngoài, thời gian lưu thông dài, phương thức và phương tiện thanh toán phức tạp dễ xảy ra tranh chấp nếu người mua và người bán không am hiểu các nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế.
Trong một thương vụ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, trình tự tiến hành và thủ tục cần thiết là tương tự nhau trong cả hai hình thức xuất khẩu
trực tiếp và xuất khẩu ủy thác. Trong cả hai trường hợp, công ty đều phải dùng danh nghĩa của mình để tổ chức quá trình xuất khẩu.
* Nếu là xuất khẩu trực tiếp trình tự tiến hành như sau:
- Công ty tiến hành ký hợp đồng bán hàng với các đơn vị ngoài nước thông qua hình thức đàm phán, giao dịch trực tiếp…Trong kinh doanh quốc tế người ta gọi nó là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay hợp đồng xuất nhập khẩu. Hợp đồng này được ký kết theo đúng nguyên tắc, quy định pháp luật hiện hành và thể hiện dưới hình thức văn bản. Nội dung hợp đồng gồm có: tên hàng, điều kiện về phẩm chất, số lượng, điều khoản giao hàng, thanh toán, giá cả, bảo hành, bảo hiểm, bồi thường và kiếu nại, trọng tài.
Hợp đồng này sẽ đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên như xác định rõ ràng nghĩa vụ của mỗi bên. Hợp đồng này thường được lập nhiều hơn hai bản gốc, mỗi bên giữ một bản gốc nhất định làm cơ sở pháp lý cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, công ty tiến hành tổ chức lập kế hoạch thu mua từ những nguồn hàng quen thuộc hoặc đặt gia công chế biến trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng.
- Trong hợp đồng ngoại có một điều khoản về thanh toán. Công ty thường sủ dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Với phương thức này, sau khi công ty nhận được một bản L/C của bên mua thì hai bên cùng kiểm trả lại xem có trùng khớp với hợp đồng đã kí kết hay không, nếu thấy điều khoản chưa hợp lý có thể thỏa thuận sửa đổi. Khi hai bên đã chấp nhận mọi điều khoản trong L/C thì cùng tiến hành chuyển hàng
- Trước khi giao hàng hóa phải được kiểm tra của Vinacontrol chứng nhận về số lượng, chất lượng và mua bảo hiểm sau đó công ty phải giữ một bộ chứng từ ngoại cho bên mua có tính chất thông báo. Thông thường chứng từ gồm:
+ Hóa đơn thương mại (commercial) + Vận đơn đường biển (Bill of lading)
+ Chứng từ bảo hiểm (Insuarance)
+ Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality)
+ Giấy chứng nhận số lượng, trọng lượng (certificate of quality/ weight) + Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin)
+ Phiếu chứng nhận kiểm dịch + Phiếu đóng gói (packing list)
Bộ chứng từ này được quy định rõ ràng về số lượng và chủng loại trong L/ C
- Đến ngày giao hàng, công ty chuyển hàng ra cảng, của khẩu quy định làm thủ tục hải quan, ký hợp đồng thuê tàu vì công ty thường bán theo giá CIF
- Sau khi bên mua cũng làm thử tục giám định hàng hóa, nếu hàng hóa có quy cách và số lượng đúng theo hợp đồng thì tiến hành chuyển hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi nhận hàng của bên mua theo thỏa thuận hợp đồng giao hàng cho họ kèm theo 1 bộ chứng từ ngoại giống như đã gửi trước, kết thúc quá trình giao hàng và làm thủ tục thanh toán.
- Công ty mang 1 bộ chứng từ ngoại ra ngân hàng thông báo L/C nhận tiền hoặc ngân hàng ký chấp nhận sẽ trả tiền, kết thúc một quá trình xuất khẩu hàng hóa
Ví dụ: Bản hợp đồng xuất khẩu hoa hồi Việt Nam giữa công ty Vilexim với công ty ANGORA (2009) LDT ( xem chi tiết phần phụ lục)
* Trình tự thực hiện nghiệp vụ ủy thác xuất khẩu
Trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, trước tiên công ty ký với bên giao ủy thác một hợp đồng xuất khẩu ủy thác trong đó quy định : công ty Vilexim phải dùng danh nghĩa của mình để thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hóa theo ủy thác của bên giao, bên giao có trách nhiệm thanh toán với công ty một khoản hoa hồng trên trị giá hàng xuất với một tỷ lệ phần trăm do hai bên thỏa thuận. Quá trình xuất khẩu tiếp theo, công ty thực hiện hoàn toàn giống xuất khẩu trực tiếp cả về mặt thủ tục và chứng từ nhưng
công ty không phải tiến hành thu mua hàng hóa mà bên ủy thác sẽ chuyển hàng đến thẳng của khẩu hay cảng để xuất hàng hóa. Mọi chi phí về hải quan, vận chuyển, thuế …bên giao ủy thác phải chịu trách nhiệm thanh toán.
2.3.4. Phương thức thanh toán :
Hợp đồng là cơ sở đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Trong hợp đồng ngoại có một điều khoản rất quan trọng đó là điều khoản thanh toán. Tại công ty Vilexim thường sử dụng hai phương thức thanh toán là thanh toán bằng tín dụng chứng từ (L/C), điện chuyển tiền (TTR) và hình thức nhờ thu (D/P). Tuy nhiên hình thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) được sử dụng thường xuyên hơn vì sử dụng hình thức này sẽ có sự tham gia của ngân hàng với tư cách là người giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, nhờ đó hạn chế rủi ro khi thanh toán.
Ngoại tệ trong thanh toán chủ yếu là USD.