Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên - tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 28 - 85)

Trong quá trình thực hiện, luận văn đã dựa trên một số cách tiếp cận: tiếp cận về PTBV, tiếp cận sinh thái, tiếp cận tích hợp và liên ngành, tiếp cận hệ thống.

a) Tiếp cận sinh thái

Các vùng ĐNNVB được cấu thành từ các hợp phần chính như đất, nước và sinh vật đồng thời là những HST nhạy cảm, có sức chịu đựng giới hạn nhất định, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh. Các điều kiện tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, ĐDSH...) vừa là cơ sở, vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các HST ĐNNVB (HST bãi triều, HST RNM,...). Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đới ven biển là yếu tố tác

động trực tiếp đến các HST, làm biến động ĐNNVB. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá sự biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên nhất thiết phải dựa vào cách tiếp cận sinh thái. Trên cơ sở tiếp cận đó, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý ĐNNVB trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST ĐNNVB, đảm bảo cân bằng sinh thái, duy trì tốt các chức năng, giá trị của các vùng ĐNNVB.

b) Tiếp cận hệ thống

Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó (theo L.v.Bertalanffy, 1956). Theo đó, có thể coi ĐNNVB là một hệ thống được cấu thành bởi các hợp phần đất, nước và sinh vật. Các hợp phần này tương tác với nhau tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi kiểu ĐNN. Đồng thời chúng tương tác qua lại với môi trường bên ngoài hệ thống. Kết quả là dẫn đến sự biến động ĐNNVB. Như vậy, cách tiếp cận hệ thống cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về mối tương tác giữa các hợp phần bên trong mỗi vùng ĐNNVB và mối tương tác giữa các vùng ĐNN đó với môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đánh giá sự biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên sẽ toàn diện hơn.

c) Tiếp cận tích hợp và liên ngành

Sự biến động ĐNNVB vừa phản ánh, vừa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên cũng như các yếu tố KT-XH. Do vậy, để đánh giá được sự biến động ĐNNVB cần phải nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tức là có sự tích hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ví dụ, khi đánh giá sự biến động của vùng NTTS mặn, lợ phải phân tích các khía cạnh tự nhiên (quá trình xói lở, bồi tụ, xâm nhập mặn, nước biển dâng…) đến xã hội (chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sự xung đột môi trường,...). Ba hợp phần chính cấu thành nên ĐNN là đất, nước và sinh vật. Trong đó, đất là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các ngành: địa chất, địa lý và thổ nhưỡng, nước là đối tượng nghiên cứu của các ngành: hóa học, môi trường, sinh vật là đối tượng nghiên cứu của ngành sinh học, sinh thái học. Do đó, để nghiên cứu một cách toàn diện các vùng ĐNN cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành khoa học nói trên.

d) Tiếp cận về phát triền bền vững

Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong phát triển bền vững, kinh tế - xã hội luôn gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại mà không tổn hại tới sự phát triển của thế hệ tương lai [6, 35]. Theo quan điểm này, để vùng nghiên cứu phát triển bền vững thì các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, các tiêu chí về bền vững sinh thái – môi trường – xã hội phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, mức độ bền vững của các vùng ĐNNVB cũng là thước đo mức độ bền vững của các giải pháp khoa học đưa ra trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Đánh giá biến động ĐNNVB là một quá trình khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực và qua những giai đoạn khác nhau. Do đó, không thể chỉ dựa vào những tài liệu hiện có mà phải tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu nghiên cứu trong các giai đoạn trước. Bằng phương pháp hồi cứu các công trình nghiên cứu đã có, phân tích các nội dung liên quan đến biến động ĐNNVB trong khu vực nghiên cứu. Luận văn đã được kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu, báo cáo, số liệu thống kê, bản đồ…của các tác giả, nhà khoa học, các viện nghiên cứu, Trường Đại học, các cơ quan quản lý và địa phương về khu vực vịnh Tiên Yên. Toàn bộ các dữ liệu khoa học đó đã được thu thập, thống kê theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo tính đồng bộ, cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào cho luận văn.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành một đợt khảo sát thực địa từ ngày đến nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên

cứu. Phương pháp thu thập thông tin từ những người dân có kinh nghiệm, quan sát thực tế đã được thực hiện trong các chuyến điều tra về các nội dung cụ thể sau:

- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu … có ảnh hưởng đến sự biến động các vùng ĐNNVB.

- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản...Đặc biệt là các hình thức khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNNVB cũng được học viên khảo sát cụ thể trong đợt thực địa tại khu vực nghiên cứu.

- Khảo sát các vùng ĐNNVB: nhận định các kiểu ĐNNVB (tự nhiên và nhân tạo) tại khu vực nghiên cứu, đặc điểm, sự phân bố của chúng theo không gian. Từ đó, kết hợp với các dữ liệu bản đồ trong các giai đoạn trước để thành lập bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.

2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu

Các số liệu, tài liệu thu thập được tổng hợp, phân tích một cách khoa học, logic nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các thông tin từ khảo sát thực địa và dữ liệu thừa kế. Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, diện tích và sự chuyển đổi diện tích các kiểu ĐNNVB, được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và các Mapinfo 9.5, Arcgis 10.0 server, Arcview 3.2.

2.3.3. Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

“Viễn thám là khoa học và công nghệ mà theo đó các đặc tính của đối tượng quan tâm được nhận diện, đo đạc hoặc phân tích các tính chất không có sự tiếp xúc trực tiếp” [30].

Phương pháp viễn thám và GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về môi trường và các lĩnh vực khác, trong đó có nghiên cứu biến động như biến động sử dụng đất theo không gian và thời gian; biến động diện tích...

Ngoài phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thì phương pháp viễn thám rất hiệu quả trong việc xác định sự phân bố một số kiểu ĐNNVB. Ưu điểm của phương

pháp này là có thể xác định được các kiểu ĐNN trên diện rộng, bao quát hơn. Một số kiểu ĐNN như vùng cửa sông, RNM, vùng NTTS mặn, lợ được thấy rất rõ qua ảnh viễn thám. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã kế thừa kết quả giải đoán ảnh viễn thám ĐNNVB Việt Nam để số hóa, thành lập các bản đồ hiện trạng, xác định sự phân bố các kiểu ĐNNVB.

Ngoài ra, phần mềm Mapinfo 9.5 còn cho phép tính toán diện tích của từng kiểu ĐNNVB trên bản đồ để phân tích cụ thể tình hình biến động. Việc thành lập bản đồ biến động ĐNNVB dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Thành lập bản đồ hiện trạng ĐNNVB 2000 và 2009 trên phần mềm Mapinfo 9.5 dựa trên kết quả giải đoán ảnh viễn thám, các số liệu, tài liệu được thừa kế và qua khảo sát thực địa, dựa vào các cách tiếp cận như tiếp cận sinh thái, tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển bền vững. Các bản đồ liên quan dạng số hay dạng ảnh đã được nắn chỉnh, số hóa trên cùng một hệ quy chiếu và tỷ lệ.

- Bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên thuộc nhóm bản đồ tổng hợp; do vậy cần tham khảo rất nhiều các bản đồ chuyên đề khác nhau của vùng nghiên cứu. Các bản đồ này phần lớn được biểu diễn theo cùng một tỷ lệ (tỷ lệ 1 :100.000), được tiến hành chồng chập và thể hiện các nội dung lên một bản đồ biến động tổng hợp.

+ Để chạy ra bản đồ biến động tác giả sử dụng thuật toán Extentions – Geoprocessing – Intersect trong phần mềm Arcview 3.2;

+ Để xây dựng ma trận biến động và phân tích biến động tác giả sử dụng thuật toán Arctoolbox – Analyst – Tabulate area trong phần mềm Arcgis 10.0 server. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngoài ra, đối với những bản đồ khác tỷ lệ, khác phạm vi nghiên cứu thì dùng phần mềm Mapinfo 9.5 và công cụ trích lược bản đồ để lấy thông tin cần thiết biểu diễn lên bản đồ phân bố và dự báo tài nguyên vịnh Tiên Yên.

- Lựa chọn những yếu tố quan trọng, đặc trưng cho sự biến động ĐNNVB trong khu vực nghiên cứu trên các bản đồ; sau đó thể hiện chúng lên bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.

- Mỗi kiểu ĐNNVB được thể hiện trên bản đồ theo các màu sắc khác nhau và hệ thống ký hiệu theo phân loại ĐNNVB của Ramsar.

Như vậy, trong luận văn học viên đã sử dụng các phương pháp chính gồm phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích, xử lý số liệu và phương pháp viễn thám, GIS. Các phương pháp này có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu, phân tích xu hướng, nguyên nhân biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.

2.4. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở dữ liệu thu thập được và các phương pháp nghiên cứu, học viên đưa ra quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn như sau:

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên – môi trƣờng Sử dụng hợp lý tài nguyên – môi trƣờng Tiếp cận hệ thống Tiếp cận về Phát triển bền vững Các định hƣớng, giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên ĐNNVB Tiên Yên Tác động của sự biến động ĐNNVB Bản đồ, quy luật và xu hướng biến động ĐNNVB

Nguyên nhân gây biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu Phương pháp kế thừa, khảo sát thực địa Phương pháp viễn thám và GIS PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tiếp cận sinh thái Tiếp cận tích hợp và liên ngành CÁCH TIẾP CẬN Phân tích, đánh giá

Thu thập số liệu tài liệu, khảo sát thực địa Biên tập, chồng chập bản đồ, Mapinfo 9.5, Excel 2003

Bản đồ hiện trạng ĐNNVB năm 2000

Bản đồ hiện trạng ĐNNVB năm 2009

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát đất ngập nƣớc Vịnh Tiên Yên

Vùng ĐNNVB khu vực nghiên cứu phần lớn thuộc địa phận các xã ven biển huyện Tiên Yên, một phần thuộc huyện Đầm Hà, Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Theo hệ thống phân loại ĐNN của Ramsar, tại khu vực nghiên cứu có các kiểu ĐNNVB sau: Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp, các bờ cát, bãi cuội hay sỏi, các vùng nước cửa sông, các bãi bùn gian triều, rừng ngập mặn, các đầm/ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá) (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Phân bố các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên STT Kí hiệu

kiểu ĐNNVB

Kiểu ĐNNVB Vị trí phân bố

1

A Vùng nước biển có độ sâu dưới 6m khi triều kiệt

Diện phân bố của vùng nước biển này rộng, bắt đầu từ phía ngoài hệ thống các đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực,... (phía trong đảo là kiểu đất ngập nước vũng vịnh) cho đến giới hạn ngoài là đường đẳng sâu 6m khi triều kiệt

Vùng phân bố bị chắn phía ngoài bởi hệ thống các đảo (Cái Chiên, Vĩnh Thực, đảo Sậu Nam)

2 F Vùng nước cửa sông Phân bố rải rác dọc theo dải bờ biển của khu vực nghiên cứu, điển hình là các vùng nước cửa sông Ka Long, Sông Hà Cối, sông Tiên Yên

3 E Bãi cuội, sỏi vùng gian triều

Phân bố chủ yếu ở bãi triều xã Phú Hải

4 G Bãi bùn, cát vùng gian

triều Phân bố ở ven biển xã Phú Hải, Quảng Minh 5 I Rừng ngập mặn Phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ka Long đến

cửa sông Hà Cối 6 1 Ao, đầm, vùng nuôi trồng

thủy sản mặn lợ

Phân bố chủ yếu ở các xã Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Vạn Ninh và khu vực cửa sông Ka Long

ĐNNVB vịnh Tiên Yên có chức năng sinh thái lớn. Với hệ thống luồng lạch, bãi triều và RNM rộng lớn, nơi đây trở thành bãi sinh sản, ươm nuôi, lưu giữ nguồn giống sinh vật thủy sinh cho toàn vịnh Tiên Yên và biển ven bờ thông qua 6 cửa khác nhau (Tấn, Đại, Tiểu, Bò Vàng, Mô và cửa Ông). Do có nguồn

thức ăn phong phú nên nhiều loài động vật có giá trị kinh tế cao cư trú và trưởng thành như sá sùng, sò huyết… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐNNVB vịnh Tiên Yên chủ yếu có nguồn gốc tự nhiên, do ngập chìm thung lũng sông cùng với quá trình sụt hạ tương đối kiến tạo hiện đại và dâng cao mực nước đại dương thế giới sau băng hà lần cuối. Ngoài ra, ĐNN khu vực này còn có nguồn gốc nhân sinh, chủ yếu là chuyển đổi mục đích sử dụng ĐNN. Trong quá trình khai thác và sử dụng cửa sông Tiên Yên, các cộng đồng dân cư đã biến một bộ phận ĐNN ở đây thành vùng đất canh tác nông nghiệp, vùng thổ cư, đặc biệt thành đầm nuôi thủy sản mặn - lợ.

Vùng ĐNN vịnh Tiên Yên có các hệ sinh thái như bãi triều, cửa sông và rừng ngập mặn. Hệ sinh thái bãi triều bao gồm bãi triều thấp và một phần của bãi triều cao thuộc kiểu ĐNN không phủ thực vật ngập mặn. Hệ sinh thái cửa sông bao gồm hệ thống cửa sông và các kênh đào. Hệ sinh thái rừng ngập mặn tương ứng với loại hình ĐNN bãi triều có phủ TVNM với 15 loài cây ngập mặn phát triển tốt. Các bãi triều cao có phủ thực vật ngập mặn phân bố rộng khắp ở các khu vực ven biển huyện Tiên Yên, Đầm Hà, tập trung nhiều ở đảo Đồng Rui, Đại Bình và Đông Hải. Thành phần loài thực vật ngập mặn phân bố ở khu vực này chủ yếu là những loài

chịu mặn, những loài ưa lợ không thấy xuất hiện như bần (Sonneratia). Thảm thực

vật ngập mặn ở vùng ĐNN vịnh Tiên Yên phát triển tốt nhất so với vùng cửa sông ven biển Đông Bắc, tạo thành thảm rừng xanh tốt, mật độ cây phân bố dày, cây cao, tạo ra các quần xã thực vật ngập mặn phân bố khác nhau:

- Quần xã sú chủ yếu phân bố ở vùng triều thấp chịu tác động nhiều của sự ngập lụt thủy triều hàng ngày, chiều cao cây khoảng 2 – 3 m;

- Quần xã trang, đước, vẹt thuần chủng phân bố ở vùng triều, nền đáy ở khu vực này gồm bùn và đất sét, chịu ảnh hưởng thủy triều không thường xuyên. Ở đây trang, đước cao trung bình 3 - 3,5 m, thậm chí có cây cao tới 8 m tạo thành một vành đai xanh tốt bảo vệ vùng triều;

- Quần xã giá, vạng hôi và các cây bụi khác, chủ yếu phân bố ở vùng triều cao ít chịu ảnh hưởng chế độ ngập lụt của thủy triều hàng ngày.

Ngoài ra còn có các quần thể nhân tác như rừng trồng trang và rừng trồng vẹt

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên - tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 28 - 85)