Tại thời điểm năm 2000, khu vực nghiên cứu có các kiểu ĐNNVB chính: Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp, các bờ cát, bãi cuội hay sỏi, các vùng nước cửa sông, các bãi bùn gian triều, rừng ngập mặn, các đầm/ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá).
Bảng 3.2. Diện tích các kiểu ĐNNVB khu vực nghiên cứu năm 2000
Kiểu ĐNNVB Năm 2000 (ha)
I 9.400,08
F 13.679,30
E 1.942,39
Kiểu 1 1.956,15
A 49.912,83
a. Các vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 m khi triều thấp(A)
Kiểu đất ngập nước này tiếp giáp với kiểu các bờ cát, bãi cuội, các bãi bùn gian triều hay sỏi và mở rộng ra phía biển, được giới hạn bởi đường đẳng sâu 6m khi triều kiệt. Trên bản đồ hiện trạng ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2000, diện phân bố của vùng nước biển này bắt đầu từ phía ngoài hệ thống các đảo như đảo Cái Chiên, đảo Vĩnh Thực,... (phía trong đảo là kiểu đất ngập nước vũng vịnh) cho đến đường đẳng sâu 6m khi triều kiệt. Diện tích phân bố của kiểu đất ngập nước này là 49.912,83 ha (năm 2000) và được người dân địa phương sử dụng để đánh bắt một số loại hải sản. Năm 2000 (ha) 9400.077852 17791.12052 13679.30334 1942.392276 1956.15206 49912.83105 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 I G F E Kiểu1 A Kiểu ĐNNVB D iệ n tí c h (ha )
Hình 3.1. Diện tích các kiểu ĐNNVB vịnh Tiên Yên năm 2000
Do đặc trưng địa hình trong khu vực, núi tiến ra sát biển nên các lưu vực sông thường hẹp, chiều dài sông ngắn. Tuy nhiên, chúng cũng tạo ra mạng lưới thuỷ văn ven biển tương đối cao so với các khu vực khác trong vùng Đông Bắc Bộ. Điển hình là các vùng nước cửa sông Ka Long, Sông Hà Cối, sông Tiên Yên.
Trầm tích đáy vùng ĐNN cửa sông này chủ yếu là cuội sỏi lẫn cát được tích tụ trong mùa lũ. Diện tích kiểu ĐNNVB này là 13.679,30 ha (năm 2000).
c. Các bờ cát, bãi cuội hay sỏi (E)
Kiểu ĐNNVB này phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu, với diện tích 1.942,39 ha (năm 2000). Chúng phân bố phía ngoài RNM và tiếp giáp với kiểu ĐNN cửa sông. Hiện nay, một phần kiểu ĐNN này được người dân sử dụng vào nuôi ngao, mang lại nhiều ý nghĩa kinh tế cho người dân địa phương.
Ngoài ra, các bãi cuội, sỏi chủ yếu phân bố ở bãi triều xã Phú Hải. Cuội sỏi chủ yếu là cuội sỏi granit, ít hơn là
cát bột kết, cát kết thạch anh, phiến sét. Cuội sỏi có độ mài tròn rất cao tạo thành các hình thù đẹp mắt. Kích thước của cuội sỏi rất khác nhau, từ cấp hạt sỏi có kích thước 1 - 2 cm đến cấp hạt cuội với kích thước lên tới hơn 20 cm. Các bãi cuội hình thành ở vùng
cửa sông này được thành tạo là do sự tái lắng đọng trầm tích khi sông phá huỷ tầng lũ tích ở bên dưới đồng bằng ven biển của khu vực và vận chuyển ra cửa sông trong mùa lũ. Ngoài diện tích ở bãi triều xã Phú Hải còn một số diện tích nhỏ quanh các đảo hoặc vết lộ đá gốc trên bãi triều các xã Quảng Minh, Quảng Điền mà nguồn gốc của chúng chủ yếu là được hình thành tại chỗ và được sóng biển mài mòn.
d. Các bãi bùn gian triều (G)
Kiểu ĐNNVB này phân bố khá hạn chế với diện tích là 17.791,12 ha (năm 2000), chủ yếu gắn với vùng cửa sông Ma Ham. Thành phần trầm tích của kiểu ĐNN này là cát khoảng 60-70%, bùn 30 – 40%. Bãi triều bùn cát phân bố ở ven biển xã Phú Hải, Quảng Minh. Thành phần trầm tích gồm bùn chiếm 50 – 60%, cát 30 – 40%. Kiểu ĐNN này đang được người dân sử dụng vào việc nuôi nghêu, một số ít được sử dụng để nuôi ngao.
e. Các đầm/ao nuôi trồng thủy sản (như các đầm nuôi tôm/cá)
Trong khu vực nghiên cứu, một số kiểu ĐNNVB được chuyển đổi sang làm ao, đầm, vùng nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Điển hình như bãi triều, RNM và khu vực nước cửa sông. Chủ yếu là nuôi các loài tôm sú.
Các xã có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn là Quảng Thắng, Phú Hải, Quảng Minh, Vạn Ninh và khu vực cửa
sông Ka Long. Bên cạnh đó các vùng nước cửa sông có chế độ thủy văn, hải văn, chất lượng môi trường, dinh dưỡng tốt nên người dân còn sử dụng nuôi thủy sản lồng bè tại các khu vực này. Diện tích kiểu ĐNN này là 1.956,15 ha (năm 2000).
f. Rừng ngập mặn (I)
Vùng nghiên cứu có nhiều điều kiện thuận lợi cho RNM phát triển, kiểu ĐNN này chiếm diện tích khá lớn trong khu vực nghiên cứu (9.400,08 ha, năm 2000), phân bố dọc ven bờ từ cửa sông Ka Long đến cửa sông Hà Cối, với mật độ cây dày thành phần chủ yếu là mắm đước, vẹt, sú, trang… Hệ sinh thái RNM có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho các loài động vật thuỷ sinh (trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị cao như sá sùng, bông thùa, ngao, tôm,
cua,…); là nơi cư trú, bãi đẻ của nhóm giáp xác (Crustacea), thân mềm (Mollusca),
giun nhiều tơ (Polychaeta)…; là nơi làm tổ của chim di cư.