Đánh giá biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên - tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 44 - 57)

Tại khu vực nghiên cứu, trong giai đoạn 2000 – 2009, các kiểu ĐNNVB có sự thay đổi và luân chuyển về diện tích giữa các kiểu ĐNNVB. Trong đó, rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản có sự chuyển dịch diện tích lớn nhất, vùng nước cửa sông, vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt, bãi bùn gian triều, bãi cát, cuội, sỏi ít biến động hơn. Hướng chuyển đổi chủ yếu giữa các kiểu ĐNNVB là sự gia tăng diện tích của các ao, đầm NTTS do mở rộng diện tích và suy giảm RNM. Ngoài ra, còn có sự chuyển đổi từ RNM (I) sang bãi bùn gian triều (G), bãi bùn gian triều sang NTTS (1), RNM (I) sang NTTS (1), bãi cát, cuội, sỏi (E) chuyển thành vùng nước cửa sông (F) và vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt (A), và một phần nhỏ diện tích RNM được phục hồi từ các ao, đầm NTTS đã thoái hóa. Cụ thể sự biến động đối với từng kiểu ĐNNVB tại vịnh Tiên Yên như sau:

Bảng 3.4. Biến động diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 - 2009

Kiểu ĐNNVB Năm 2000 (ha) Năm 2009 (ha) Thay đổi 2000 - 2009 (ha)

I 9.400,08 9.005,64 -394,44 G 17.791,12 17.820,93 29,81 F 13.679,30 13.686,18 6,88 E 1.942,39 1.919,46 -22,93 Kiểu1 1.956,15 2.320,78 364,63 A 49.912,83 49.928,88 16,05

Bảng 3.5. Ma trận biến động diện tích các kiểu ĐNNVB năm 2000 – 2009 khu vực nghiên cứu

Năm ĐNNVB Kiểu Năm 2000 (ha) Tổng diện tích năm 2009 Tổng thay đổi Năm 2009 Phần trăm I G F E Kiểu 1 A Năm 2009 (ha) I 8.998,76 6,88 9.005,64 6,88 1% G 128,42 17.692,51 17.820,93 128,42 25% F 13.679,30 6,88 13.686,18 E 1.919,46 1.919,46 Kiểu 1 272,9 98,61 1.949,27 2.320,78 371,51 71% A 16,05 49.912,83 49.928,88 16,05 3% Tổng diện tích năm 2000 9.400,08 17.791,12 13.679,30 1.942,39 1.956,15 49.912,83 94.681,88 Tổng thay đổi năm 2000 401,32 98,61 22,93 6,88 522,86 Phần trăm 77% 19% 4% 1% 100%

Diện tích giữ nguyên, không thay đổi

Bảng 3.6. Sự luân chuyển diện tích giữa các kiểu ĐNNVB năm 2000 – 2009 khu vực nghiên cứu

TT Kí hiệu kiểu biến động

Giải thích biến động

1 E2000 - F2009 Chuyển đổi từ kiểu bờ, cát cuội, sỏi năm 2000 thành kiểu vùng nước cửa sông năm 2009

2 E2000- A2009 Chuyển đổi từ kiểu bờ, cát cuội, sỏi năm 2000 thành kiểu vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt năm 2009

3 I2000 -

NTTS2009

Chuyển đổi từ kiểu Rừng ngập mặn năm 2000 thành các vùng NTTS năm 2009

4 I2000 - G2009 Chuyển đổi từ kiểu Rừng ngập mặn năm 2000 thành các bãi bùn gian triều năm 2009

5 G2000 -

NTTS2009

Chuyển đổi từ kiểu bãi bùn gian triều năm 2000 thành các vùng NTTS năm 2009

6 NTTS2000 -

I2009

Chuyển đổi từ các vùng NTTS năm 2000 thành RNM năm 2009

7 I2009 Mới Các ao, đầm NTTS mới hình thành năm 2009

a. Biến động rừng ngập mặn (I)

Khu vực nghiên cứu có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, chiếm khoảng 34% diện tích RNM toàn tỉnh Quảng Ninh. RNM có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cân bằng sinh thái cho các vùng ĐNNVB và ổn định của đới bờ. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 - 2009, diện tích RNM tại đây có xu hướng giảm dần, từ năm 2000 – 2009 giảm 394,44 ha (Bảng 3.4). Các vùng bị suy giảm RNM tập trung chủ yếu ở ven sông Ka Long và sông Tiên Yên. Đặc biệt là các xã Phú Hải, Quảng Điền, Quảng Minh (huyện Hải Hà), xã Đầm Hà (huyện Đầm Hà), Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải (huyện Tiên Yên). Sự suy giảm diện tích RNM tại đây do nhiều nguyên nhân khác nhau: tai biến tự nhiên (bão, xói lở, bồi tụ, dâng cao mực nước biển…), các hoạt động nhân sinh. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động NTTS và khai thác titan. Trong những thập kỷ qua, nghề nuôi tôm nước lợ vùng cửa sông ven biển đem lại lợi nhuận cao nên nghề này tại vịnh Tiên Yên phát triển mạnh mẽ và tự phát, bóc lột tự nhiên theo hướng mạnh ai nấy làm. Với thực trạng NTTS như vậy đang làm cho tài nguyên RNM đang thu hẹp dần, nhường diện tích cho các ao, đầm NTTS. Từ năm 2000 – 2009, có 272,9 ha RNM bị chuyển sang các ao, đầm NTTS tập trung tại các xã: Quảng Trung, Quảng Điền, Phú Hải – Huyện Hải Hà, xã Đầm

Hà – Huyện Đầm Hà, xã Đông Hải, Đông Ngũ – Huyện Tiên Yên (Bảng 3.5, Hình 3.10).

Hình 3.9. Vùng chuyển đổi từ Rừng ngập mặn (2000) sang NTTS (2009)

Việc mở rộng diện tích NTTS đã tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân, song đã ảnh hưởng đáng kể đến RNM, môi trường khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, quá trình khai thác titan ven biển đã làm mất đi một diện tích RNM khá lớn ở xã Phú Hải (huyện Hải Hà). RNM còn bị phá hủy do quá trình san lấp mặt bằng để xây dựng khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà tại khu vực Hòn Miều, huyện Hải Hà, Cảng Mũi Chùa, huyện Tiên Yên, Cảng Đầm Buôn, Cảng Đầm Hà huyện Đầm Hà.

Bên cạnh sự suy giảm diện tích RNM do các nguyên nhân trên, còn có sự chuyển đổi 128,42 ha RNM sang các bãi bùn gian triều (I2000 - G2009) tại xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên (Hình 3.10). Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này là do quá trình bồi tụ tại khu vực cửa sông ven biển, đất nâng cao làm lộ bộ rễ của các cây thực vật mặn khiến chúng không thích nghi được và gây chết hàng loạt, sau một thời gian hình thành nên các bãi bùn gian triều.

Hình 3.10. Vùng chuyển đổi từ Rừng ngập mặn (2000) sang bãi bùn gian triều (2009)

Tại khu vực nghiên cứu, mặc dù diện tích RNM bị suy giảm, song vẫn tồn tại một diện tích nhỏ RNM được phục hồi từ các ao, đầm NTTS bị thoái hóa (6,88 ha), chiếm 1% so với tổng thay đổi năm 2009 (Bảng 3.5), (Hình 3.11). Quá trình phục hồi này chủ yếu nhờ hoạt động trồng RNM tại xã như xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà. Song, con số phục hồi 6,88 ha là quá nhỏ so với sự suy giảm 394,44 ha từ năm 2000 – 2009.

Vùng chuyển đổi từ Rừng ngập mặn (2000) sang bãi bùn gian triều (2009)

Hình 3.11. Vùng phục hồi Rừng ngập mặn (2009) từ các đầm NTTS (2000)

Tóm lại, tổng diện tích biến động của RNM từ năm 2000 – 2009 là 394,44 ha và có 401,32 ha, chiếm 77% chuyển sang kiểu NTTS và bãi bùn gian triều. Diện tích RNM giữ nguyên, không biến động là 8.998,76 ha (Bảng 3.5). RNM có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Biến động RNM tại khu vực nghiên cứu được biểu diễn bởi công thức sau:

Biến động diện tích I = 9005,64 ha - 9400,08 ha = - 394,44 ha = - 128,42 ha + (- 272,90 ha) + (+ 6,88 ha) = - 401,32 ha + (+ 6,88 ha)

Dấu (-): thể hiện diện tích bị giảm, bị chuyển sang cho kiểu ĐNNVB khác Dấu (+): thể hiện diện tích tăng, được nhận từ sự luân chuyển từ kiểu ĐNNVB khác

Trong đó: 9.005,64 ha là diện tích RNM năm 2009 9.400,08 ha là diện tích RNM năm 2000

- 394,44 ha là tổng diện tích RNM biến động

Vùng phục hồi Rừng ngập mặn (2009) từ các đầm NTTS (2000)

- 128,42 ha là diện tích RNM chuyển sang bãi vùn gian triều

- 272,9 ha là diện tích RNM chuyển sang các ao, đầm NTTS + 6,88 ha là diện tích RNM được phục hồi từ các ao, đầm NTTS

b. Biến động các bãi bùn gian triều (G)

Hình 3.12. Vùng bãi gian triều năm 2000 chuyển thành NTTS năm 2009 (1)

Vùng phục hồi Rừng ngập mặn (2009) từ các đầm NTTS (2000)

Hình 3.13. Vùng bãi gian triều năm 2000 chuyển thành NTTS năm 2009 (2)

Tại khu vực nghiên cứu, kiểu ĐNNVB bãi bùn gian triều biến động ít, từ năm 2000 – 2009, diện tích kiểu ĐNN này tăng 29,81 ha. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến động này là do quá trình bồi tụ, dòng chảy ven bờ mang vật liệu từ biển vào và sự lắng đọng trầm tích, sự chuyển dịch từ RNM sang kiểu ĐNN này như đã nói ở trên (128,42 ha, chiếm 25% trong tổng thay đổi ĐNN năm 2009). Ngoài ra, người dân các xã ven biển sử dụng các bãi bùn gian triều để NTTS như Đường Hoa, Quảng Điền – huyện Hải Hà, xã Đông Ngũ – huyện Tiên Yên, từ năm 2000 – 2009, có 98,61 ha kiểu ĐNNVB bãi bùn gian triều được khai thác để NTTS, chiếm 19 % (Hình 3.12, hình 3.13). Diện tích bãi bùn gian triều giữ nguyên, không biến động là 17.692,51 ha.

Tóm lại, diện tích các bãi bùn gian triều có xu hướng tăng theo thời gian, kiểu ĐNN này một phần được chuyển sang NTTS, nhưng cũng tăng diện tích do RNM chuyển sang. Biến động diện tích các bãi bùn gian triều tại vịnh Tiên Yên được biểu diễn bằng công thức sau:

Biến động diện tích các bãi bùn gian triều = 17.820,93 ha - 17.791,12 ha = + 29,81 ha = + 128,42 ha + (-98,61) ha

Dấu (-): thể hiện diện tích bị giảm, bị chuyển sang cho kiểu ĐNNVB khác Dấu (+): thể hiện diệnt tích được nhận từ sự luân chuyển từ kiểu ĐNNVB khác

17.820,93 là diện tích bãi bùn gian triều năm 2009 17.701,12 là diện tích bãi bùn gian triều năm 2000

+128,42 ha là diện tích RNM chuyển sang kiểu bãi bùn gian triều

c. Biến động vùng nƣớc cửa sông (F)

Hình 3.14. Vùng chuyển đổi từ kiểu bờ cát, cuội, sỏi (2000) thành vùng nƣớc cửa sông (2009)

Vùng nước cửa sông sẽ biến đổi do ảnh hưởng của quá trình sụt lún cửa sông, cửa sông Tiên Yên có kiểu hình phễu, tốc độ sụt rất nhỏ, vì vậy kiểu ĐNNVB vùng nước cửa sông (F) tại đây biến động rất ít. Từ năm 2000 – 2009, diện tích kiểu ĐNN này tăng 6,88 ha (Bảng 3.4), do sự chuyển dịch từ kiểu bờ cát, cuội sỏi sang tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà (Hình 3.14). Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do quá trình xói lở ở cửa sông, một số bờ cát bị xói và được thay thế bởi vùng nước cửa sông.

Trong giai đoạn 2000 – 2009, kiểu ĐNN vùng nước cửa sông có xu hướng giảm, song trong thời gian tới, có thể xu hướng này bị thay đổi, phụ thuộc vào tốc độ bồi tụ và xói lở tại khu vực nghiên cứu và các yếu tố tự nhiên, địa chất, nhân sinh.

Tóm lại, biến động kiểu ĐNN vùng nước cửa sông (F) được biểu diễn bằng công thức sau:

Biến động diện tích kiểu F = 13.686,18 ha – 13.679,30 ha = 6,88

Trong đó: 13.686,18 ha là diện tích kiểu F năm 2009 13.679,30 ha là diện tích kiểu F năm 2000

6,88 ha là diện tích biến động = diện tích tăng them do kiểu bờ cát, cuội, sỏi (E) chuyển sang cho F

d. Biến động các bãi cát, cuội, sỏi (E)

Hình 3.15. Vùng chuyển đổi từ kiểu bãi cát, cuội, sỏi (2000) sang vùng nƣớc biển nông ngập nƣớc thƣờng xuyên ở độ sâu dƣới 6 m khi triều thấp (2009)

Tại khu vực nghiên cứu, kiểu ĐNN các bờ cát, cuội, sỏi biến động ít, giảm 22,93 ha trong giai đoạn 2000 - 2009, chiếm 4% so với tổng thay đổi, diện tích giữ nguyên là 1.919,46 ha. Trong đó, có 6,88 ha kiểu ĐNN này được luân chuyển sang kiểu ĐNN vùng nước cửa sông như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, có 16,05 ha, chiếm 3% thay đổi, chuyển sang kiểu vùng biển nông ngập nước thường xuyên có

Vùng chuyển đổi từ kiểu bãi cát, cuội, sỏi (2000)

độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt (A), tại các vị trí: Đảo Miều, đảo Cái Chiên, đảo Vạn Vược (Hình 3.15). Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch này là do khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của nước biển dâng, đặc biệt là các đảo trên.

Với xu thế biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng nhu hiện nay, diện tích kiểu ĐNN này có xu hướng giảm dần. Biến động các bờ cát, cuội, sỏi tại vịnh Tiên Yên giai đoạn 2000 - 2009 được biểu diễn bằng công thức sau:

Biến động diện tích kiểu E = 1.919,46 ha – 1.942,39 ha = - 22,93 = - 6,88 ha + (-16,05) ha

Dấu (-): thể hiện diện tích bị giảm, bị chuyển sang cho kiểu ĐNNVB khác Dấu (+): thể hiện diệnt tích được nhận từ sự luân chuyển từ kiểu ĐNNVB khác

Trong đó:

1.919,46 ha là diện tích kiểu E năm 2009 1.942,39 ha là diện tích kiểu E năm 2000

- 22,93 ha là diện tích giảm từ năm 2000 - 2009

- 6,88 ha là diện tích kiểu E chuyển sang kiểu F (-16,05) ha là diện tích kiểu E chuyển sang kiểu A

e. Biến động vùng biển nông ngập nƣớc thƣờng xuyên có độ sâu dƣới 6 m khi triều kiệt

Vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt muốn biến đổi phải có tác động mạnh mẽ của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, hải văn…trong một thời gian rất dài. Do vậy, cũng tuân theo quy luật đó, kiểu ĐNN này tại vịnh Tiên Yên biến động rất ít trong giai đoạn nghiên cứu. Từ năm 2000 – 2009, diện tích vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt chỉ tăng 16,05 ha tại các đảo Cái Chiên, Vạn Vược, Đảo Miều, do sự

chuyển dịch từ các bờ cát, cuội sỏi sang, dưới tác động của dâng cao mực nước biển như đã phân tích ở trên.

Trong thời đại biến đổi khí hậu như hiện nay, kiểu ĐNN này có xu hướng tăng về diện tích, nó có thể không chỉ làm chìm ngập các đảo, mà có thể lấy đi một diện tích RNM và các bãi triều, vùng NTTS ven biển. Vì vậy cần có các biện pháp thích ứng, phòng ngừa các tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực nghiên cứu nói chung và dải ven biển Việt Nam nói chung.

f. Biến động các vùng NTTS

Hình 3.16. Các vùng NTTS mới năm 2009

NTTS từ lâu đã trở thành thế mạnh trong các ngành kinh tế tại khu vực nghiên cứu. Những năm qua nghề nuôi trồng thuỷ sản đã mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Diện tích NTTS không ngừng tăng qua các năm, từ năm 2000 – 2009, tăng 364,63 ha. Trong đó, có 272,9 ha lấy từ diện tích rừng ngập mặn tại các xã Quảng Minh, Phú Hải, Đường Hoa – huyện Hải Hà, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà. Xã Đông Hải –

Vùng có các ao, đầm NTTS mới hình thành năm 2009 Vùng có các ao, đầm NTTS mới hình thành năm 2009

huyện Tiên Yên, 98,61 ha từ các bãi bùn gian triều như đã phân tích ở trên. Diện tích NTTS thay đổi năm 2009 là 371,51 ha, chiếm 71%. Tuy nhiên, chỉ một diện tích nhỏ NTTS đã thoái hóa được phủ RNM (6,88 ha), song con số này quá nhỏ so với sự suy giảm diện tích RNM. Quá trình chuyển đổi này đã lấy đi một diện tích RNM lớn, làm mất các chức năng sinh thái của RNM và suy thoái tài nguyên, môi trường.

Thực tế cho thấy, nuôi trồng thuỷ sản ở khu vực nghiên cứu phát triển nhanh nhưng chưa thật sự bền vững; phần lớn diện tích vẫn nuôi theo hình thức quảng canh, điều kiện nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh gặp nhiều khó khăn. Mặc dù trong nuôi trồng thuỷ sản, huyện đã xác định tập trung cho nuôi thâm canh song diện tích nuôi theo hình thức này còn thấp. Hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với nuôi trồng thuỷ sản ở Tiên Yên vẫn là cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản chưa đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết diện tích ao, đầm nuôi trồng đều dựa vào nguồn nước tự nhiên, trong khi đó điều kiện môi trường nước ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sinh trưởng, phát triển của tôm.

Tóm lại, diện tích NTTS tại khu vực nghiên cứu có xu thế tăng nhanh, nhưng chưa thực sự bền vững. Cần có những quy hoạch hợp lý và các bước đi đúng hướng để NTTS đạt năng suất, hiệu quả hơn, nâng cao đời sống cho người dân tại đây.

Tóm lại, biến động diện tích NTTS tại vịnh Tiên Yên được biểu diễn bằng công thức sau:

Biến động diện tích NTTS = 2.320,78 ha – 1.956, 15 ha = + 272,9 ha + (+ 98,61 ha ) + (-6,88 ha) = + 364,63 ha

Dấu (-): thể hiện diện tích bị giảm, bị chuyển sang cho kiểu ĐNNVB khác Dấu (+): thể hiện diệnt tích được nhận từ sự luân chuyển từ kiểu ĐNNVB khác

Một phần của tài liệu đánh giá biến động đất ngập nước vịnh tiên yên - tỉnh quảng ninh phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường (Trang 44 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)