Hình 3.18. Phân bố các bãi hải sản vịnh Tiên Yên [18]
Vùng biển ven bờ Đông Bắc nói chung và vùng biển Vịnh Tiên Yên nói riêng có diện tích đất ngập nước ven biển lớn của Việt Nam. Đây là vùng ĐNNVB giàu tài nguyên sinh học, diện tích bãi bồi lớn, đa dạng sinh vật cao và là nơi có nguồn giống tôm, cua, cá...rất phong phú như các bãi hải sản ở ven bờ và các đảo: Bãi Tôm, Cá ở khu vực đảo Hòn Thoi, đảo Cái Chiên..., bãi sò huyết, sá sùng, ngao ở Quảng Điền, Mũi Chùa, Đại Lai..., bãi Cua, Ghẹ ở Hòn Miều, các xã ven biển huyện Tiên Yên...(Hình 3.18). Vì vậy, con người đã có nhiều hình thức khai thác làm thay đổi diện tích ĐNNVB. Sự biến động ĐNNVB do con người chủ yếu bởi các hoạt động kinh tế tại khu vực nghiên cứu như: khai thác hải sản ven biển quá mức, chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi trồng thủy sản, khai thác imenit, xây dựng các khu công nghiệp, phát triển cảng biển.
Khai thác hải sản quá mức: Huyện Đầm Hà có 12.000 ha mặt nước biển “nội thuỷ”; 5.000 ha bãi triều và 2.719 ha rừng ngập mặn đã và đang được khai
thác, giúp khá đông hộ dân có điều kiện xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, nghề đánh bắt hải sản của Đầm Hà còn “mắc” ở 2 yếu tố là vốn của các hộ ngư dân không nhiều và trang bị kỹ thuật cho nghề còn thiếu. Nghề đánh bắt thủy sản ở đây đã có tương đối lâu năm, ngư dân có nhiều kinh nghiệm nhưng khai thác chưa hợp lý, hiệu quả và gây ra nhiều ảnh hưởng tới môi trường. Nguồn lợi lớn nhất của bãi triều Đầm Hà là con sá sùng. Loại “giun trắng” này có cả ở bãi triều của 4 xã bám mặt biển là Tân Bình (400 ha); Đại Bình (600 ha); Đầm Hà (100 ha) và Tân Lập (10 ha). Trong đó, bãi Cồn Giữa (Tân Bình); Chương Cả (Đại Bình); Lái Cáy (Đầm Hà) có mật độ tập trung sá sùng cao. Nguồn lợi ở Chương Cả là khá lớn, song bãi nằm khá xa bờ biển, muốn đến đó phải đi bằng thuyền, điểm gần nhất là 45 phút. Đây là vùng thường xuyên ngập nước và thời gian “bãi nhô” rộng 600 ha chỉ khoảng 90 ngày trong năm. Theo điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam, mật độ sá sùng ở Cồn Giữa (Tân Bình) là đáng kể nhất, sau đó bãi Chương Cả (Đại Bình). Bãi
Chương Cả rộng 600 ha, mật độ sá sùng đạt 10 con/m2. Trữ lượng sá sùng ở
Chương Cả ước đạt 319,44 tấn; khả năng khai thác bền vững là 79,9 tấn tươi/năm… Vào các tháng 4 và 5 ở một số bãi cát, bình quân mỗi lao động có thể đào được từ 4 đến 5kg sá sùng/buổi. Ngư dân khai thác không chỉ cá thể trưởng thành mà cả con non để bán hoặc xuất khẩu. Việc khai thác bằng phương thức huỷ diệt vẫn xảy ra như đánh cá bằng mìn, bằng lưới mắt nhỏ (2x2 mm đến 3x3 mm) bắt các loài tôm cá con dẫn đến khả năng tự phục hồi nguồn lợi thuỷ sản rất khó khăn.
Do buông lỏng công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước tại xã Quảng Minh (Huyện Hải Hà) đã khiến gần 200 ha diện tích bãi triều của xã này bị người dân lấn chiếm và sử dụng vào mục đích trái với quy định của pháp luật, nguy cơ biến đổi môi trường thủy sinh vùng bờ ngập mặn. Một số người dân thiếu ý thức đã có các hành vi đào bới tuyệt chủng hoặc dùng các loại kích điện, thuốc nổ để khai thác nguồn lợi hải sản.
Bên cạnh khai thác nguồn lợi sinh vật, hiện nay, nhân dân sống quanh vùng cửa sông Tiên Yên chủ yếu dùng củi từ RNM làm chất đốt. Theo báo cáo của Uỷ
ban nhân dân xã Quảng Minh, ước tính mỗi năm có trên 2.000 m3
rừng ngập mặn. Đây là mối đe doạ nghiêm trọng đến RNM bởi lẽ lượng lâm sản khai thác hàng năm đã vượt quá so với mức mà tự nhiên cung cấp. Hơn nữa hoạt động khai thác của người dân lại không theo quy hoạch, hướng dẫn mà thường diễn ra tự phát. Vì vậy mà chất lượng và diện tích của RNM đã bị giảm sút (rừng cây thường có chiều cao dưới 6 m, đường kính không vượt quá 15 cm) gây ảnh hưởng đến nguồn hải sản sống trong đó, sự điều tiết lũ bão cũng bị giảm.
Chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi hải sản: hoạt động phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi diễn ra mạnh mẽ ở các xã cửa sông ven biển huyện Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà. Trong 2 năm 1993 - 1994, khoảng 1.060 ha khu vực đầm lầy ngập triều, chủ yếu là rừng ngập mặn đã được giao cho các hộ gia đình hoặc các tổ chức để xây dựng đầm nuôi tôm. Cây ngập mặn trong các đầm nuôi tôm đã bị chết, diện tích rừng ngập mặn bị phá hủy do hoạt động trên là 750 ha. Ở Hải Hà, tuy chưa thống kê được diện tích rừng ngập mặn bị chặt phá làm đầm nuôi trồng thủy sản nhưng tình trạng đó đã và đang diễn ra trong những năm gần đây. Ở khu vực bãi triều thôn 7, xã Quảng Phong rừng ngập mặn trên bãi triều phát triển rất tốt, đặc biệt ven lạch Cái Là nhưng một số hộ đã khoanh vùng đắp đầm làm cây ngập mặn bị chết, vùng nội đồng xung quanh đó có hiện tượng bị nhiễm mặn.
Rừng ngập mặn ở các xã Hải Lạng, Đồng Rui, huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh trước đây có tổng diện tích khoảng 6000 ha và có chất lượng rừng tốt, rất phong phú về số lượng loài cây, về hệ sinh thái, về nơi cư trú của các loài thủy sinh có giá trị kinh tế cao, đã đem lại nguồn lợi và sinh kế tốt cho người dân địa phương, được coi là hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình của khu vực phía Bắc Việt Nam. Tuy nhiên do quá trình chặt phá rừng bừa bãi, khai thác các nguồn lợi hải sản dưới tán rừng không được kiểm soát và xây dựng các khu đầm nuôi tôm không hợp lý... đã làm cho rừng ngập mặn ở đây bị suy thoái nghiêm trọng cả về diện tích (50% - 60%) và chất lượng. Hiện tại, những diện tích rừng còn sót lại vẫn đang tiếp tục bị đe doạ tàn phá và suy thoái do liên quan tới những lý do nêu trên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, sản xuất và đời sống các cộng đồng địa phương.
Từ năm 2000, những cuộc cải tạo rừng ngập mặn Đồng Rui đã được phát động mạnh mẽ. Xã còn được sự giúp đỡ cải tạo rừng ngập mặn của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế như Tổ chức ACTMANG (Action for Mangrove Reforestation) (Nhật Bản), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường)... Từ năm 2000 - 2009, xã đã phát động nhân dân trồng được 560 ha rừng và có nguồn kinh phí để phát triển sản xuất than tổ ong cung cấp nhiên liệu cho người dân địa phương nhằm hạn chế chặt phá rừng. Tuy nhiên, trên địa bàn xã hiện nay vẫn còn hơn 400 ha đầm hoang chưa thu hồi được vì chủ đầm đã ký hợp đồng với huyện về việc nuôi tôm đến năm 2015.
Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở đây diễn ra rất mạnh mẽ, chủ yếu theo phương thức quảng canh, tự phát, không có quy hoạch, quản lý (trước năm 2001), chất lượng đầm nuôi thấp, hiệu quả kinh tế đạt được không cao. Một số đầm sau một vài năm đầu khai thác cho năng suất, sau đó đầm bị bỏ hoang. Đầm bị hoang hoá, khô nước, trơ đầm, dẫn đến nền đáy bị oxi hoá. Như vậy, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản đã làm mất cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái này, hệ sinh thái rừng ngập mặn có bị suy giảm về số lượng và chất lượng. Các bãi bồi tự nhiên biến đổi theo hướng bất lợi, thu hẹp diện tích, hoạt động nuôi đã tác động không nhỏ đến môi trường nước và trầm tích nơi đây. Bên cạnh đó, hoạt động đào, bới khai thác hải sản trên các bãi triều đã phá hủy môi sinh và nơi sinh cư của động vật đáy, làm mất hang ổ cư trú, chết nguồn giống và con non.
Ngoài ra, hoạt động khai thác ilmênit bãi triều, xây dựng khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, phát triển cảng biển Mũi Chùa dẫn đến sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến biến động các vùng đất ngập nước ven biển vịnh Tiên Yên. Cảng Mũi Chùa được quy hoạch mở rộng với tổng diện tích là 6 ha, việc nạo vét cũng làm gia tăng độ đục bất thường và rửa trôi vật liệu xuống biển. Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà được quy hoạch tại khu vực Hòn Miều với tổng diện tích là 5000 ha, trong đó khu vực công nghiệp là 3900 ha, khu vực phát triển cảng biển là 1.100 ha, các hạng mục này chưa hoàn thành, song hoạt động giải
phóng, san lấp mặt bằng đã làm mất đi một diện tích rừng ngập mặn khá lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường các bãi triều.
3.6. Đề xuất định hƣớng sử dụng hợp lý đất ngập nƣớc ven biển vịnh Tiên Yên
3.6.1. Định hướng sử dụng TN-MT Vịnh Tiên Yên đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhìn đến năm 2020
Định hướng sử dụng tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên đến năm 2015, tầm nhìn 2020 đã đươ ̣c xây dựng trên các cơ sở và nguyên tắc áp du ̣ng cho hê ̣ thống vũng vịnh ven bờ Việt Nam (Mai Trọng Nhuận , 2009). Ngoài ra, đi ̣nh hướng này còn dựa vào kết quả phân tích điểm m ạnh (lơ ̣i thế) và điểm yếu (hạn chế), kết quả đánh giá chức năng, giá trị của các hệ sinh thái (đă ̣c biê ̣t là các hệ sinh thái đất ngập nước, tài nguyên vị thế).
Định hướng sử dụng tài nguyên môi trường vịnh Tiên Yên phù hợp với các nguyên tắc phát triển bền vững đươ ̣c thể hiê ̣n sự kết hợp hài hòa giữa 5 nhóm hoa ̣t động (tương ứng 5 lĩnh vực) sau đây:
- Phát triển kinh tế đa ngành , tạo sinh kế phù hợp cho cộng đồng trên cơ sở khai thác, sử dụng các da ̣ng tài nguyên môi trường và các nguồn lực khác của vũng vịnh;
- Phát triển xã hội (nâng cao đờ i sống vâ ̣t chất , tinh thần , xóa đói giảm
nghèo, hạn chế xung đột môi trường,…);
- Bảo tồn, bảo vệ tài nguyên (đặc biê ̣t là đa da ̣ng sinh ho ̣c, di sản thiên nhiên, di sản văn hóa) và bảo vệ môi trường (hạn chế ô nhiễm môi trường từ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường vũng vịnh);
- Phòng tránh thiên tai (vừ a áp du ̣ng các giải pháp công trình hạn chế hoă ̣c ngăn chă ̣n tai biến, vừa áp du ̣ng các giải pháp công trình và phi công trình nâng cao năng lực của cô ̣ng đồng phòng tránh, giảm nhẹ tai biến…);
- Đảm bảo an ninh quốc phòng trên cơ sở tâ ̣n du ̣ng lợi thế về điều kiê ̣n tự nhiên (đă ̣c biê ̣t là đi ̣a hình , khí tượng, thủy văn, hải văn,…), khai thác hiê ̣u quả tài
nguyên (đă ̣c biê ̣t là tài nguyên vi ̣ thế của cả vũng vi ̣nh cũng như từng hợp phần như các mũi nhô , các đảo tiền tiêu ,… để bố trí các công trình phòng thủ, hâ ̣u cần, lâ ̣p phương án tác chiến , cũng như các hoạt động kết hợp quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế , bảo vệ môi trường , bảo tồn và bảo vệ tài nguyên sinh học cũng như phòng tránh thiên tai).
Trong từng lĩnh vực cần lựa cho ̣n thứ tự ưu tiên trên các cơ sở sau đây:
- Lợi thế so sánh , tính độc đáo về điều kiện tự nhiên , xã hội, chất lượng, số
lươ ̣ng, khả năng tái tạo , phục hồi sau khai thác , khả năng tạo ra các sản phẩm có nhu cầu cao, hiê ̣u quả sử du ̣ng cao của tài nguyên;
- Định hướng, chiến lược quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch của trung ương , đi ̣a phương
về phát triển kinh tế - xã hội, phát tiển ngành, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên , bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai;
- Xu hướ ng của thế giới , khu vực về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai;
- Tác động đến tài nguyên môi trường , thiên tai củ a hoa ̣t đô ̣ng nhân sinh.
Trên những nguyên tắc và quan điểm nêu trên , viê ̣c sử du ̣ng tài nguyên môi trường vũng vịnh phu ̣c vu ̣ phát triển bền vững phải đáp ứng đồng thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn, bảo vệ tài nguyên ; bảo vệ môi trườ ng; phòng tránh thiên tai; đảm bảo an ninh quốc phòng.
Hiện tại, khu vực vịnh Tiên Yên có các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2000 - 2010; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2010 tỉnh Quảng Ninh; Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Quy hoạch nuôi trồng thủy sản mặn lợ của Hải Hà, Tiên Yên, Vân Đồn; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, thị xã Móng Cái đến năm 2020…
Ngoài ra còn có các quy hoạch ngành, lĩnh vực của Trung ương trên địa bàn vịnh Tiên Yên sau: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015 của cả nước; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 - 2010, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam; Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.
Nhìn chung, các quy hoạch hiện có khá chi tiết, đề cập đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế nhưng lại chưa tính đến đầy đủ các giá trị chức năng của tài nguyên - môi trường vịnh. Chẳng hạn như đất ngập nước, tuy là một dạng tài nguyên điển hình và phong phú ở vịnh Tiên Yên nhưng chưa được nhìn nhận là một dạng tài nguyên độc lập mà chỉ được gộp chung vào đất chưa sử dụng hoặc đất bãi ven biển. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội chưa được tiến hành đánh giá tác động môi trường. Các hoạt động phát triển cảng ở vịnh Tiên Yên (cảng Mũi Chùa, cảng Vạn Hoa) chưa tính đến đặc điểm địa chất và nguy cơ tai biến bồi tụ gây biến động luồng lạch do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Các giải pháp bảo vệ môi trường, phòng tránh tai biến cũng chưa được tính đến đầy đủ.
Do vậy, để phát triển vịnh Tiên Yên theo hướng bền vững thì hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên môi trường cần được thực hiện và cần phải được lồng ghép hữu cơ với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch hiện có liên quan đến sử dụng tài nguyên - môi trường vịnh Tiên Yên. Định hướng ưu tiên sử dụng tài nguyên môi trường vịnh Tiên Yên phục vụ phát triển bền vững như sau:
vừa sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường nội tại vi ̣nh vừa kết hợp phu ̣c vu ̣ và làm
dịch vu ̣ cho các vùng lân câ ̣n (nội vi kết hợp ngoại vi), mà trọng tâm là nuôi trồng
thủy sản sinh thái và khai thác thủy sản bền vững, giao thông thủy, du li ̣ch sinh thái,
nông - lâm nghiê ̣p, thủy sản sinh thái (đối với phát triển kinh tế - xã hội); bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ven vịnh Tiên Yên , phục hồi các thảm cỏ biển, bảo vê ̣ các nguồ n lợi đă ̣c biê ̣t như sá sùng, bông thùa… (về bảo tồn, bảo vệ tài nguyên);
ngăn chặn xả thải dầu từ các phương tiê ̣n giao thông thủy và đảm bảo xử chất thải
của cá c hoa ̣t động nuôi trồng thủy sản, công nghiê ̣p, dịch vu ̣, xây dựng các trạm quan trắc môi trường và các công trình bảo vệ bờ biển, chống xói lở (về bảo vệ môi
trường và phòng tránh thiên tai ); phát triển hệ thống công trình quân sự và hệ thống cơ sở hạ tầng, hậu cần ở duyên hả i và trên cá c đảo (về đảm bả o an ninh quốc phòng).