Khu vực nghiên cứu Vịnh Tiên Yên là một trong những khu vực có thảm thực vật ngập mặn phát triển tốt với diện tích lớn ở miền Bắc Việt Nam cùng với nguồn thủy sản dồi dào, nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học. Do vậy, vùng đất này thu hút nhiều nhà khoa học đến tìm hiểu, nghiên cứu ở các lĩnh vực sinh học, sinh thái học, đất ngập nước, địa chất môi trường, nuôi trồng thủy sản…(Bảng 1.11).
Bảng 1.11. Các dự án/đề tài đã triển khai trong các vùng ĐNN Vịnh Tiên Yên STT Tên dự án/đề
tài/hƣớng dẫn Mục tiêu/nội dung chính Nguồn ngân sách
Cơ quan thực hiện
Thời gian thực hiện
1
Điều tra khảo sát ĐNN triều vùng biển ven bờ và các đảo
Kiểm kê, phân loại ĐNN; đánh giá xu thế biến đổi và quy luật
Nhà nước
Phân viện Hải dương học tại Hải
đông bắc Việt Nam biến động diện tích ĐNN; xác định giá trị tài nguyên, hiện trạng khai thác sử dụng và các đe dọa ĐNN, đề xuất những định hướng chiến lược khai thác sử dụng hợp lý.
Phòng
2
Điều tra môi trường chất đáy, sinh vật vùng ven biển Quảng Ninh
Nhà nước Sở Thủy sản Quảng Ninh
1996-1997
3
Khảo sát bổ sung tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên và môi trường vịnh Tiên Yên-Hà Cối nhằm đề xuất hướng sử dụng hợp lý và phát triển bền vững Nhà nước Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng 2002 4 Quy hoạch NTTS biển và nước lợ huyện Tiên Yên, Quảng Ninh giai đoạn 2002-2010 DANIDA Dự án SUMA - Bộ Thủy sản 2002 5 Quy hoạch NTTS biển và nước lợ huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn 2003-2010 DANIDA Dự án SUMA - Bộ Thủy sản 2003 6 Quy hoạch NTTS biển và nước lợ huyện Hải Hà, Quảng Ninh giai đoạn 2006- 2010 DANIDA Dự án SUMA - Bộ Thủy sản 2004 7
Xây dựng cơ sở khoa học cho việc sử dụng bền vững nguồn lợi sá sùng và bông thùa tỉnh Quảng Ninh
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, điều kiện môi trường sống thuận lợi cho 2 loài sá sùng và bông thùa, xây dựng bản đồ phân bố sá sùng và bông thùa, xác định các đe dọa đến chúng và đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững. DANIDA Dự án SUMA - Bộ Thủy sản 2005 8 Dự án bảo vệ rừng ngập mặn Trồng RNM, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức bảo vệ RNM của người dân
Chính phủ Nhật Bản, FAO, Nhà nước Hội chữ thập đỏ Quảng Ninh, Quân Khu -
3, Lâm trường thực nghiệm Yên Lập
Bảng 1.12. Các công trình khoa học liên quan trực tiếp đến vùng ĐNN cƣ̉a vịnh Tiên Yên
STT Tên công trình
khoa học/ bài báo Tác giả
Lĩnh vực nghiên
cứu
Nội dung Nơi ấn bản
Năm ấn bản
1
Dẫn liệu về loài sâu đất Phascolosoma arcuatum (Gray, 1828) khai thác trong rừng ngập mặn ở Tiên Yên-Quảng Ninh và Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh Đỗ Văn Nhượng Sinh học Đề cập đến đặc điểm hình thái, cấu tạo và phân bố của loài
Phascolosoma arcuatum, vấn đề khai thác và định hướng sử dụng nguồn lợi hải sản này
Hội thảo Quốc Gia “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn” 1998 2 So sánh lợi ích kinh tế thủy sản của rừng ngập mặn ở xã Đồng Rui, Tiên Yên, Quảng Ninh với xã Hộ Độ, Thạch Hà, Hà Tĩnh Phan Thị Thúy Rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản Đề cập đến nguồn lợi thủy sản trong rừng ngập mặn, hoạt động NTTS, đánh bắt và thương mại thủy sản tại hai xã Đồng Rui và Hộ Độ
Hội thảo Quốc Gia “Sử dụng bền vững và có hiệu quả kinh tế các tài nguyên trong hệ sinh thái rừng ngập mặn” 1998 3 Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng của trầm tích bãi triều cửa sông vùng vịnh Tiên Yên - Hà Cối, Quảng Ninh Nguyễn Thị Thục Anh, Nguyễn Khắc Giảng Địa hóa môi trường Tạp chí địa chất số 293 2006
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn là 6 kiểu đất ngập nước ven biển (vùng biển nông ngập nước thường xuyên ở độ sâu dưới 6 mét khi triều thấp - A, các bờ cát, bãi cuội hay sỏi - E, các vùng nước cửa sông - F, các bãi bùn gian triều - G, rừng ngập mặn -I, các đầm/ao nuôi trồng thủy sản - 1) thuộc Vịnh Tiên Yên - Quảng Ninh (bao gồm các xã ven biển: Hải Lạng, Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, huyện Tiên Yên, xã Đại Bình, Đầm Hà, Tân Bình, huyện Đầm Hà, xã Đường Hoa, Quảng Phong, Quảng Điền, Quảng Trung, Phú Hải, Quảng Minh, Cái Chiên, huyện Tiên Yên) về phía biển tính đến độ sâu 6m khi triều kiệt. Các kiểu ĐNNVB tự nhiên A, F, G, I mang tính đại diện cao cho các vùng ĐNN biển và ven biển của khu Đông Bắc Bộ và Đông Bắc Trường Sơn; vùng còn có các kiểu F, G mang tính độc đáo cao cho khu này cũng như việc có một diện tích RNM lớn thuộc vào danh mục các loại ĐNN đặc biệt theo Công uớc Ramsar. Đây là các kiểu ĐNNVB điển hình tại khu vực nghiên cứu, có sự biến động trong giai đoạn 2000 – 2009 do tác động của các yếu tố tự nhiên và nhân sinh.
2.2. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, luận văn đã dựa trên một số cách tiếp cận: tiếp cận về PTBV, tiếp cận sinh thái, tiếp cận tích hợp và liên ngành, tiếp cận hệ thống.
a) Tiếp cận sinh thái
Các vùng ĐNNVB được cấu thành từ các hợp phần chính như đất, nước và sinh vật đồng thời là những HST nhạy cảm, có sức chịu đựng giới hạn nhất định, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tự nhiên và đặc biệt nhạy cảm với các hoạt động nhân sinh. Các điều kiện tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo, địa chất, khí hậu, thủy văn, hải văn, thổ nhưỡng, ĐDSH...) vừa là cơ sở, vừa là yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các HST ĐNNVB (HST bãi triều, HST RNM,...). Bên cạnh đó, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đới ven biển là yếu tố tác
động trực tiếp đến các HST, làm biến động ĐNNVB. Do vậy, khi nghiên cứu, đánh giá sự biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên nhất thiết phải dựa vào cách tiếp cận sinh thái. Trên cơ sở tiếp cận đó, đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý ĐNNVB trong khả năng chịu đựng và phục hồi của các HST ĐNNVB, đảm bảo cân bằng sinh thái, duy trì tốt các chức năng, giá trị của các vùng ĐNNVB.
b) Tiếp cận hệ thống
Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó (theo L.v.Bertalanffy, 1956). Theo đó, có thể coi ĐNNVB là một hệ thống được cấu thành bởi các hợp phần đất, nước và sinh vật. Các hợp phần này tương tác với nhau tạo nên đặc trưng riêng cho mỗi kiểu ĐNN. Đồng thời chúng tương tác qua lại với môi trường bên ngoài hệ thống. Kết quả là dẫn đến sự biến động ĐNNVB. Như vậy, cách tiếp cận hệ thống cung cấp cái nhìn tổng quát nhất về mối tương tác giữa các hợp phần bên trong mỗi vùng ĐNNVB và mối tương tác giữa các vùng ĐNN đó với môi trường bên ngoài. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu và đánh giá sự biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên sẽ toàn diện hơn.
c) Tiếp cận tích hợp và liên ngành
Sự biến động ĐNNVB vừa phản ánh, vừa phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên cũng như các yếu tố KT-XH. Do vậy, để đánh giá được sự biến động ĐNNVB cần phải nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tức là có sự tích hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau. Ví dụ, khi đánh giá sự biến động của vùng NTTS mặn, lợ phải phân tích các khía cạnh tự nhiên (quá trình xói lở, bồi tụ, xâm nhập mặn, nước biển dâng…) đến xã hội (chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sự xung đột môi trường,...). Ba hợp phần chính cấu thành nên ĐNN là đất, nước và sinh vật. Trong đó, đất là đối tượng nghiên cứu quan trọng của các ngành: địa chất, địa lý và thổ nhưỡng, nước là đối tượng nghiên cứu của các ngành: hóa học, môi trường, sinh vật là đối tượng nghiên cứu của ngành sinh học, sinh thái học. Do đó, để nghiên cứu một cách toàn diện các vùng ĐNN cần có mối liên hệ chặt chẽ giữa các ngành khoa học nói trên.
d) Tiếp cận về phát triền bền vững
Quan điểm phát triển bền vững hiện nay đã trở thành phổ biến và áp dụng rộng rãi trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong khai thác sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường. Trong phát triển bền vững, kinh tế - xã hội luôn gắn liền với bảo vệ môi trường để đảm bảo việc khai thác tài nguyên và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại mà không tổn hại tới sự phát triển của thế hệ tương lai [6, 35]. Theo quan điểm này, để vùng nghiên cứu phát triển bền vững thì các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, các tiêu chí về bền vững sinh thái – môi trường – xã hội phải được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, mức độ bền vững của các vùng ĐNNVB cũng là thước đo mức độ bền vững của các giải pháp khoa học đưa ra trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp kế thừa
Đánh giá biến động ĐNNVB là một quá trình khá phức tạp, đòi hỏi rất nhiều tài liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực và qua những giai đoạn khác nhau. Do đó, không thể chỉ dựa vào những tài liệu hiện có mà phải tiến hành thu thập, phân tích, đánh giá các tài liệu nghiên cứu trong các giai đoạn trước. Bằng phương pháp hồi cứu các công trình nghiên cứu đã có, phân tích các nội dung liên quan đến biến động ĐNNVB trong khu vực nghiên cứu. Luận văn đã được kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu, báo cáo, số liệu thống kê, bản đồ…của các tác giả, nhà khoa học, các viện nghiên cứu, Trường Đại học, các cơ quan quản lý và địa phương về khu vực vịnh Tiên Yên. Toàn bộ các dữ liệu khoa học đó đã được thu thập, thống kê theo quan điểm hệ thống nhằm đảm bảo tính đồng bộ, cung cấp nguồn dữ liệu đầu vào cho luận văn.
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã tiến hành một đợt khảo sát thực địa từ ngày đến nhằm thu thập các dữ liệu thực tế phục vụ quá trình nghiên
cứu. Phương pháp thu thập thông tin từ những người dân có kinh nghiệm, quan sát thực tế đã được thực hiện trong các chuyến điều tra về các nội dung cụ thể sau:
- Khảo sát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu: các đặc điểm địa hình, địa chất, thủy văn, khí hậu … có ảnh hưởng đến sự biến động các vùng ĐNNVB.
- Khảo sát các hoạt động kinh tế - xã hội: dân cư, nông nghiệp, công nghiệp, khai thác, đánh bắt thủy, hải sản...Đặc biệt là các hình thức khai thác, sử dụng tài nguyên ĐNNVB cũng được học viên khảo sát cụ thể trong đợt thực địa tại khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát các vùng ĐNNVB: nhận định các kiểu ĐNNVB (tự nhiên và nhân tạo) tại khu vực nghiên cứu, đặc điểm, sự phân bố của chúng theo không gian. Từ đó, kết hợp với các dữ liệu bản đồ trong các giai đoạn trước để thành lập bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.
2.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Các số liệu, tài liệu thu thập được tổng hợp, phân tích một cách khoa học, logic nhằm sử dụng một cách hiệu quả nhất các thông tin từ khảo sát thực địa và dữ liệu thừa kế. Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, diện tích và sự chuyển đổi diện tích các kiểu ĐNNVB, được xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và các Mapinfo 9.5, Arcgis 10.0 server, Arcview 3.2.
2.3.3. Phương pháp viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
“Viễn thám là khoa học và công nghệ mà theo đó các đặc tính của đối tượng quan tâm được nhận diện, đo đạc hoặc phân tích các tính chất không có sự tiếp xúc trực tiếp” [30].
Phương pháp viễn thám và GIS ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về môi trường và các lĩnh vực khác, trong đó có nghiên cứu biến động như biến động sử dụng đất theo không gian và thời gian; biến động diện tích...
Ngoài phương pháp điều tra, khảo sát thực địa thì phương pháp viễn thám rất hiệu quả trong việc xác định sự phân bố một số kiểu ĐNNVB. Ưu điểm của phương
pháp này là có thể xác định được các kiểu ĐNN trên diện rộng, bao quát hơn. Một số kiểu ĐNN như vùng cửa sông, RNM, vùng NTTS mặn, lợ được thấy rất rõ qua ảnh viễn thám. Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã kế thừa kết quả giải đoán ảnh viễn thám ĐNNVB Việt Nam để số hóa, thành lập các bản đồ hiện trạng, xác định sự phân bố các kiểu ĐNNVB.
Ngoài ra, phần mềm Mapinfo 9.5 còn cho phép tính toán diện tích của từng kiểu ĐNNVB trên bản đồ để phân tích cụ thể tình hình biến động. Việc thành lập bản đồ biến động ĐNNVB dựa trên một số nguyên tắc sau:
- Thành lập bản đồ hiện trạng ĐNNVB 2000 và 2009 trên phần mềm Mapinfo 9.5 dựa trên kết quả giải đoán ảnh viễn thám, các số liệu, tài liệu được thừa kế và qua khảo sát thực địa, dựa vào các cách tiếp cận như tiếp cận sinh thái, tiếp cận hệ thống và tiếp cận phát triển bền vững. Các bản đồ liên quan dạng số hay dạng ảnh đã được nắn chỉnh, số hóa trên cùng một hệ quy chiếu và tỷ lệ.
- Bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên thuộc nhóm bản đồ tổng hợp; do vậy cần tham khảo rất nhiều các bản đồ chuyên đề khác nhau của vùng nghiên cứu. Các bản đồ này phần lớn được biểu diễn theo cùng một tỷ lệ (tỷ lệ 1 :100.000), được tiến hành chồng chập và thể hiện các nội dung lên một bản đồ biến động tổng hợp.
+ Để chạy ra bản đồ biến động tác giả sử dụng thuật toán Extentions – Geoprocessing – Intersect trong phần mềm Arcview 3.2;
+ Để xây dựng ma trận biến động và phân tích biến động tác giả sử dụng thuật toán Arctoolbox – Analyst – Tabulate area trong phần mềm Arcgis 10.0 server.
- Ngoài ra, đối với những bản đồ khác tỷ lệ, khác phạm vi nghiên cứu thì dùng phần mềm Mapinfo 9.5 và công cụ trích lược bản đồ để lấy thông tin cần thiết biểu diễn lên bản đồ phân bố và dự báo tài nguyên vịnh Tiên Yên.
- Lựa chọn những yếu tố quan trọng, đặc trưng cho sự biến động ĐNNVB trong khu vực nghiên cứu trên các bản đồ; sau đó thể hiện chúng lên bản đồ biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.
- Mỗi kiểu ĐNNVB được thể hiện trên bản đồ theo các màu sắc khác nhau và hệ thống ký hiệu theo phân loại ĐNNVB của Ramsar.
Như vậy, trong luận văn học viên đã sử dụng các phương pháp chính gồm phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích, xử lý số liệu và phương pháp viễn thám, GIS. Các phương pháp này có mối liên hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau trong quá trình nghiên cứu, phân tích xu hướng, nguyên nhân biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên.
2.4. Quy trình nghiên cứu
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được và các phương pháp nghiên cứu, học viên đưa ra quy trình nghiên cứu thực hiện luận văn như sau:
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu biến động ĐNNVB vịnh Tiên Yên phục vụ sử dụng hợp lý tài