a. Quá trình bồi tụ - xói lở
Bồi tụ và xói lở là hai quá trình địa chất tự nhiên thường xuất hiện ở dải ven bờ. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, bồi tụ đã tạo nên các vùng đất bằng phẳng, màu mỡ nhưng xói lở lại làm mất đất, đe dọa các khu dân cư, các công trình xây dựng ven bờ. Nguyên nhân của hai quá trình này được xác định không chỉ là những hoạt động tự nhiên (chuyển động kiến tạo, điều kiện khí hậu) mà hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người cũng có những tác động nhất định. Tại khu vực nghiên cứu, quá trình bồi tụ, xói lở đã ảnh hưởng đến sự chuyển đổi một số kiểu ĐNNVB như: Sự luân chuyển từ kiểu E sang kiểu F, kiểu I sang kiểu G, kiểu I sang NTTS.
Hình 3.17. Sơ đồ các vùng chịu ảnh hƣởng của xói lở, bồi tụ và dâng cao mực nƣớc biển vịnh Tiên Yên [18]
Quá trình bồi tụ một mặt làm tăng thêm quỹ đất tự nhiên, mặt khác gây biến động luồng lạch tại các vùng cửa sông, cảng biển làm cản trở cho tàu thuyền đi lại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến bồi tụ, điển hình là chế độ thủy văn, hải văn, chế độ gió, đặc điểm địa chất, địa hình, địa mạo, hoạt động kiến tạo và hoạt động nhân sinh.
Trong khu vực vịnh Tiên Yên, chế độ hải văn, địa hình phức tạp và hoạt động kiến tạo hiện đại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bồi tụ. Theo nhiều kết quả nghiên cứu, vùng cửa sông Tiên Yên là vùng sụt lún hiện đại và khu vực các đảo diễn ra quá trình nâng kiến tạo làm cho vùng biển Tiên Yên có hoạt động thủy triều mạnh. Khi triều cường, nước biển dâng cao, bị dồn nén bởi hệ thống đê kè và đặc biệt là hệ thống đảo bao quanh nên khi triều rút, động năng dòng chảy rất lớn. Cùng với quá trình triều rút, các vật liệu trầm tích được vận chuyển, lắng đọng ở khu vực cửa sông và các đảo ngầm gây ra hiện tượng bồi tụ. Trong vùng nghiên cứu, bồi tụ xảy ra ở một số khá phổ biến ở khu vực cửa sông như cửa sông thuộc xã Đông Ngũ, vụng Đài Chuối, xung quanh bãi Chương Cả, lạch Tiên Yên, phía tây nam đảo Vạn Vược và khu vực hòn Cái Khiên. Do quá trình bồi tụ, một bộ phận RNM chuyển thành bãi bùn gian triều (128,42 ha). Phần đất ven biển vừa được bồi tụ dần dần bị lùi sâu vào đất liền, được nội đồng hóa và các vùng đất mới lại tiếp tục được hình thành. Trên vùng đất được bồi tụ, các kiểu ĐNNVB được hình thành, xuất hiện các trảng cỏ trên các bãi bồi thấp, thực vật ngập mặn trên các bãi bồi cao…ĐNN phủ TVNM được bồi tụ mở rộng sâu vào trong phía lục địa giáp núi, không phân bố mở rộng ra phía biển. Các bãi triều cao phủ TVNM bồi tụ này được phát triển trên nền các bãi đá tảng, thềm đá gốc trước kia nay bị ngập chìm phủ bùn. Từ năm 1964 – 1996, tốc độ bồi tụ vùng cửa sông Đầm Hà – Hà Cối khoảng 2 – 6 m/năm, trung bình 4,5 m/năm [2]. Quá trình bồi tụ mở rộng diện tích ở phía sâu trong lục địa sát các chân đồi núi ven biển và các doi cát triều phía ngoài cửa sông.
Hoạt động xói lở bờ trong phạm vi vùng biển nghiên cứu gây mất quỹ đất, thu hẹp rừng ngập mặn. Hoạt động xói lở xảy ra mạnh mẽ tại Đầm Hà - Hà Cối với tốc độ xói lở ở đây là 5 mm/năm [2]. Xói lở tại các khu vực này gây phá huỷ và sập đổ các công trình nhân sinh như kè đá chắn sóng, đập, đê biển và đảo. Theo tài liệu địa chấn nông độ phân giải cao tại một số khu vực: cửa Mô (cửa Tiên Yên), hòn Sậu Đông, cửa Bò Lang tạo thành đới đào khoét mấp mô gây nguy hiểm cho tàu thuyền đi lại. Xói lở tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi các vùng bờ cát, cuội, sỏi thành vùng nước cửa sông (6,88 ha).
Đường bờ khu vực nghiên cứu có hướng Đông Bắc – Tây Nam. Các thành tạo cấu tạo nên đường bờ chủ yếu là vật liệu bở rời, có chỗ xen kẽ đá gốc và chế độ dòng chảy cũng khá phức tạp, do phụ thuộc vào địa hình đường bờ. Do vậy, quá trình xói lở bờ biển ở đây diễn ra rất phức tạp. Vào mùa gió Đông Bắc, năng lượng sóng lớn, do vậy mực nước biển được dâng cao hơn tạo khả năng cho sóng vỗ vào các lớp đất đá mạnh hơn. Nước có điều kiện xâm nhập vào các lỗ hổng đất đá gây ra trương nở, tăng áp suất so với bên ngoài làm cho khả năng phá hủy đất đá nhanh hơn. Ngoài ra, khu vực nghiên cứu là nơi có tần suất xuất hiện bão khá cao; đây là yếu tố cường hóa quá trình xói lở diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn.
Mặt khác, tác động nhân sinh có ảnh hưởng đáng kể đến tai biến xói lở. Các hoạt động nhân sinh ven biển khá đa dạng, gồm khai thác khoáng sản, nuôi trồng thủy sản, hoạt động cảng biển và chặt phá rừng ngập mặn, rừng phòng hộ. Trong đó, nổi bật nhất là hoạt động nuôi trồng thủy sản và cảng biển. Việc xây dựng các đầm nuôi và hệ thống kênh dẫn phổ biến ở một số xã ven biển thuộc huyện Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà làm suy yếu cấu trúc đường bờ dẫn đến cường hóa tai biến xói lở. Ngoài ra, chặt phá rừng ngập mặn để phục vụ lợi ích trước mắt của con người như làm đầm nuôi trồng thủy sản hay lấy củi làm nhiên liệu cũng góp phần cường hóa quá trình xói lở bờ biển. Rừng ngập mặn là lá chắn bảo vệ đường bờ biển khỏi sự tác động của sóng biển, gió và bão, hạn chế xói lở bờ biển. Đồng thời rừng ngập mặn cũng là nơi tiếp nhận nguồn vật liệu từ lục địa mang ra, do vậy khi rừng ngập mặn còn phát triển thì lượng trầm tích ngày càng được bồi ra, ngược lại khi
rừng ngập mặn bị phá hủy thì lượng bồi tích ngày càng giảm dẫn đến tình trạng thiếu hụt trầm tích và xói lở bờ biển.
Bên cạnh đó, khu vực biển Tiên Yên cũng là một trong các điểm nóng đối với tai biến dâng cao mực nước biển. Cụ thể các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bao gồm khu vực bãi triều xã Phú Hải, khu vực cửa sông gần Cồn Đước, khu vực hòn Cái Chiên và khu vực xã Đầm Hà. Với kịch bản dâng cao mực nước biển 50 cm, thời gian xảy ra sớm nhất là năm 2060 thì tổng diện tích đất các xã ven biển
bị ảnh hưởng là 0,96 km2, chiếm 2,73 % tổng diện tích. Khu vực bị ảnh hưởng
mạnh nhất là các xã Đại Bình ( 0,253 km2), xã Tiên Lãng 0,119 km2, xã Đông Ngũ
0,105 km2, xã Quảng Phong ( 0,115 km2
).
Khi mực nước biển dâng 100 cm vào năm 2100 thì diện tích các xã ven biển
bị ảnh hưởng là 2,25 km2, chiếm 6,15 % tổng diện tích. Xã Đại Bình bị ảnh hưởng
nhất với 0,51 km2. Nước biển dâng, làm thu hẹp diện tích đất tự nhiên, đồng thời
ảnh hưởng đến sinh kế, các hoạt động kinh tế, xã hội của người dân ven biển.
Do ảnh hưởng của dâng cao mực nước biển, 16,05 ha bãi cát, cuội, sỏi đã bị ngập chìm và chuyển thành kiểu ĐNN vùng biển nông ngập nước thường xuyên có độ sâu dưới 6 m khi triều kiệt, tại các đảo Vạn Vược, Đảo Miều, đảo Cái Chiên.
Bảng 3.7. Tác động của nƣớc biển dâng đến diện tích đất tự nhiên các xã ven biển khu vực vịnh Tiên Yên Huyện Xã Diện tích tự nhiên (km2) Diện tích bị ảnh hƣởng (km2) Tỷ lệ (%) Hải Hà 50 cm 100 cm 50 cm 100 cm Đường Hoa 43,16 0,027 0,05 0,06 0,11 Quảng Phong 77,29 0,115 0,219 0,14 0,28 Quảng Điền 30,77 0,027 0,061 0,08 0,19 Quảng Trung 2,73 0,0003 0,0013 0,01 0,04
Phú Hải 15,54 0,017 0,033 0,1 0,21 Quảng Minh 28,09 0,009 0,02 0,03 0,07 Cái Chiên 155,94 0,058 0,067 0,03 0,04 Đầm Hà Đại Bình 28,72 0,253 0,51 0,83 1,68 Đầm Hà 53,44 0,077 0,155 0,25 0,52 Tân Bình 41,12 0,038 0,077 0,08 0,16
Tiên Yên Hải Lạng 60,65 0,020 0,039 0,03 0,06
Tiên Lãng 27,72 0,119 0,452 0,69 1,57
Đông Ngũ 53,44 0,105 0,24 0,19 0,44
Đông Hải 41,12 0,090 0,321 0,21 0,78
Tổng 0,96 2,25 2,73 6,15