THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH
3.2.1. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, trong đó Nhà nước là chủ đạo
Giải quyết việc làm là một trong những chính sách quan trọng của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương khóa X "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa" đã chỉ rõ nhiệm vụ: "Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên". Khẳng định chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, nhất là tiếp tục ban hành, hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, giúp thanh niên nâng cao
64
kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề phù hợp.
3.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn trong tỉnh phải gắn liền với việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn phải dựa vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Từ đó, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế, tập trung nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể, xã hội, cá nhân đầu tư và tạo mở việc làm, phát triển thị trường lao động trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; tập trung đào tạo nguồn nhân lực phù hợp thể để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.
3.2.3. Thanh niên là chủ thể chính tạo việc làm, nhà nước chỉ hỗ trợ, tạo lập điều kiện
Phát huy sự nỗ lực của cá nhân thanh niên nông thôn trong học tập, lao động và việc làm. Mỗi người phải chủ động học tập, nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn có tay nghề, cần cù, chịu khó, sáng tạo, rèn luyện tác phong công nghiệp. Đồng thời, phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật lao động, sẵn sàng đảm nhận những công việc mới, việc khó. Hình thành cho thanh niên nhận thức tự tìm việc làm trên cơ sở pháp
65
luật, chính sách của Nhà nước và hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn, cung cấp thông tin...
3.2.4. Giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn Hà Tĩnh phải gắn với thị trường lao động quốc gia và quốc tế
Nhận thức rõ về cung - cầu lao động trong điều kiện hội nhập quốc tế, đối với Hà Tĩnh có nhiều dự án trọng điểm quốc gia, một số dự án lớn của nước ngoài đầu tư trên địa bàn. Từ đó phải nâng cao năng lực dự báo, phân tích về lao động, việc làm đồng thời chú trọng tăng nguồn lực đầu tư cho giải quyết việc làm trong nước và xuất khẩu lao động; tăng cường đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường lao động trong nước và thị trường lao động nước ngoài, chú trọng đến yếu tố ngoại ngữ, văn hoá, phong tục, tập quán, pháp luật của nước sở tại cho lao động Việt Nam khi xuất khẩu lao động; tăng cường công tác quản lý nhà nước, xử lý tốt mối quan hệ giữa chính quyền với các nước tiếp nhận lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động xuất khẩu.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN NIÊN NÔNG THÔN
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc việc làm và sử dụng nguồn nhân lực. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện chính sách và tập trung đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, giúp họ nâng cao kiến thức khoa học - kỹ thuật, kỹ năng quản lý, kiến thức thị trường để lựa chọn nghề phù hợp. Khuyến khích đào tạo nghề tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất. Chú ý đào tạo nghề công nghiệp - dịch vụ cho thanh niên, học sinh nông thôn mới tốt nghiệp phổ thông giúp họ chuẩn bị điều kiện chuyển nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn, bán hàng.
- Có giải pháp tích cực hỗ trợ thanh niên nông thôn phát triển kinh tế, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền, tập huấn, tham quan các mô hình kinh tế tiêu
66
biểu trong và ngoài tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên về hồ sơ pháp lý, thủ tục đất đai…; liên kết với các công ty, doanh nghiệp tạo cơ chế hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình thanh niên.
Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách ưu tiên hơn nữa đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn như chính sách thuế, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp, chính sách tín dụng đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Thực hiện chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân. Bảo đảm cho người sống bằng nghề nông, nhất là những gia đình chính sách phải có ruộng đất được quyền sử dụng lâu dài, được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thế chấp theo những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định nhằm khuyến khích, sử dụng và phát triển quỹ đất có hiệu quả, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị xã hội trong nông thôn, thực hiện công bằng xã hội, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Cần có sự đổi mới mạnh mẽ trong cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực phát triển nông thôn, nhất là chính sách đủ mạnh để huy động nguồn lực của khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, việc lồng ghép nguồn lực từ chương trình xây dựng NTM với các Chương trình Mục tiêu quốc gia khác cũng cần được đẩy mạnh hơn nữa.
- Có chính sách cụ thể hơn để xây dựng các chương trình việc làm. Các địa phương ở khu vực nông thôn cần xây dựng chương trình việc làm trên cơ sở phát triển sản xuất, các chương trình kinh tế - xã hội trên địa bàn. Chương trình được xây dựng ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã; gắn kế hoạch sản xuất với kế hoạch giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
- Xây dựng và ban hành hệ thống chính sách hợp lý để tạo điều kiện tăng cơ quan ban ngành có liên quan cần có những chính sách ưu tiên cho
67
người lao động vay vốn để đi xuất khẩu lao động khi nào có thu nhập sẽ trừ dần. Điều đó sẽ hỗ trợ một phần kinh phí và khuyến khích được người lao động tham gia đi xuất khẩu lao động
- Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội từ cơ sở. Hệ thống an sinh xã hội cần tập trung vào các chính sách đối với lao động nông thôn bị mất việc làm, thiếu việc làm do có đất bị thu hồi hoặc gặp rủi ro bởi những bất cập khi xây dựng các khu công nghiệp và đô thị hóa đối với lao đông dôi dư và các chính sách về bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm thất nghiệp.
- Chính sách phát triển các làng nghề, có chính sách hổ trợ vốn, đào tạo nhân lực để khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.
- Các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cần tuyên truyền về nhận thức nghề nghiệp, việc làm trong thanh niên nông thôn, từ đó để thanh niên nông thôn tự tạo việc làm trên quê hương, mặt khác giúp thanh niên nắm rõ tình hình triển khai các dự án; nhu cầu, kế hoạch đào tạo, tuyển dụng lao động; chế độ, chính sách, điều kiện làm việc của người lao động tại các khu kinh tế, giúp người dân có điều kiện lựa chọn học nghề gắn với việc làm.
3.3.2. Nhóm giải pháp quản lý Nhà nước về lao động, việc làm
- UBND tỉnh và Sở Lao động - TBXH, các cơ sở dạy nghề cần phối hợp với nhau và có những kế hoạch đào tạo và dạy nghề trong từng năm, từng giai đoạn. Đào tạo những ngành nghề để khai thác những thế mạnh của địa phương, nhất là phục vụ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
- Có hệ thống quản lý nhà nước về dạy nghề đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, ở cấp huyện cần có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề , việc làm đủ năng lực và trình độ chuyên môn, ở cơ sở có cán bộ phụ trách dạy nghề, việc làm có nghiệp vụ.. để triển khai các hoạt động. Cần có hệ thống số liệu điều tra một cách chính xác, cụ thể về nhu cầu lao động trong từng lĩnh
68
vực, từng nghề; cập nhật thường xuyên để có kế hoạch dạy nghề cụ thể gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, doanh nghiệp.
- Để thực hiện được mục tiêu của chương trình việc làm đòi hỏi phải thành lập Ban chỉ đạo chương trình việc làm, có sự tham gia của các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người dân. UBND các cấp cần phân công việc và trách nhiệm cụ thể đối với từng cấp, từng đối tượng.
- Ở cấp tỉnh:
Ban chỉ đạo chương trình giải quyết việc làm của tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng chương tình việc làm của tỉnh hàng năm và từng thời kỳ báo cáo UBND Tỉnh. Đồng thời giúp UBND Tỉnh chỉ đạo thực hiện chương trình việc làm của cấp tỉnh trên địa bàn. Xây dựng quy chế, quy trình để thực hiện chương trình.
- Ở cấp huyện:
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức xây dựng chương trình giải quyết việc làm, lập quỹ việc làm ở cấp mình để trình lên Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và tổ chức thực hiện. Những vấn để trọng tâm trong việc xây dựng chương trình việc làm cấp huyện là:
+ Những chủ trương, giải pháp của cấp huyện để khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Tập trungchỉ đạo thực hiện những chủ chương, chính sách, các chương trình phát triển Kinh tế - xã hội, chương trình quốc gia trên địa bàn.
+ Xem xét hỗ trợ các xã, phường, thị trấn trong địa bàn đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương chương trình việc làm ở cấp xã, phường.
+ Những vấn để cấp huyện không giải quyết được thì xây dựng đề án đề nghị tỉnh, trung ương hỗ trợ và xin cơ chế giải quyết.
- Ở cấp xã, phường, thị trấn
69
chương trình việc làm của xã, phường, thị trấn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định về tổ chức thực hiện.
Chương trình việc làm của cấp xã, phường, thị trấn cần tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
+ Điều tra, khảo sát đánh giá số lượng và chất lượng lao động, xác định đối tượng không có việc làm, thiếu việc làm, đối tượng thtuộc diện đói, nghèo. Xác định nguyên nhân cụ thể dẫn tới không có việc làm, thiếu việc làm, nghèo đói, và lập danh sách những người cần giải quyết việc làm theo thứa tự ưu tiên.
+ Nghiên cứu để ra những giải pháp để pháp huy thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm
+ Những vấn đề các xã, phường không tự giải quyết được thì xây dựng thành các dự án đề nghị cấp trên hỗ trợ và cho phương án, cơ chế giải quyết.
Thực hiện chương trình giải quyết việc làm đảm bảo sự lãnh đạo của cấp uỷ, sự điều hành của UBND và kiểm tra giám sát của Hội đồng nhân dân, phát động quần chúng nhân dân thực hiện chương trình thông qua các tổ chức đoàn thể, các hội quần chúng.
3.3.3. Nhóm giải pháp trực tiếp tạo việc làm
3.3.3.1. Phát triển kinh tế- xã hội
- Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp
Phát triển nông lâm nghiệp toàn diện theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ là chính, đồng thời đẩy mạnh phát triển ngành nghề để chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu và hiện đại hóa ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Triển khai thực hiện Quy hoạch các vùng sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hóa, kết hợp ứng dụng khoa học công nghệ gắn với
70
Chương trình xây dựng NTM; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với phát triển công nghiệp chế biến; khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư sản xuất theo mô hình trang trại, tập trung; xây dựng thương hiệu cho một số sản phẩm nông nghiệp có lợi thế;
Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục sản xuất nông nghiệp như: Hệ thống thuỷ lợi, kho chứa, cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh bắt thuỷ hải sản; tập trung ruộng đất hình thành các trang trại có quy mô phù hợp gắn với áp dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và bảo đảm an toàn dịch bệnh; có cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH- HĐH.
Phát triển sản xuất sắt thép hiện đại và bền vững, đưa Hà Tĩnh trở thành địa phương sản xuất sắt thép lớn của cả nước. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng Khu kinh tế Vũng Áng; các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê, hệ thống cấp nước, cấp điện và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép.
Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất dệt may tại thị xã Hồng Lĩnh, Gia Lách, Hạ Vàng và đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho lao động các huyện phía bắc của tỉnh.
Hình thành các doanh nghiệp hoạt động xây dựng, tập trung khai thác, chế biến nguồn nguyên liệu cung cấp vật liệu xây dựng như cát, đá, gạch, gỗ… đáp ứng yêu cầu phát triển các khu đô thị tập trung và dự án trọng điểm, giải quyết nguồn lao động tại chỗ.
71
Phát triển nhanh lĩnh vực thương mại và dịch vụ trở thành ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đặc biệt là thúc đẩy thương mại với Lào, các tỉnh vùng đông Bắc Thái Lan, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông để bảo đảm kết nối giữa các vùng trong Tỉnh, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các tuyến giao thông quan trọng và hoàn thành giai đoạn 1 cảng Sơn Dương - Vũng Áng; xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở thành trung tâm thương mại với Lào và các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây;