Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 69)

2.3.2.1. Hạn chế

Mặc dù đã đạt được những kết quả hết sức đáng ghi nhận trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên nông thôn những năm qua, song công

55

tác này trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau:

- Chất lượng của lao động thanh niên còn thấp

Cơ cấu đào tạo còn bất cập, đa số thanh niên Hà Tĩnh đang có tâm lý tập trung thi vào các trường đại học, dù biết rằng sau khi tốt nghiệp rất khó tìm kiếm việc làm. Theo số liệu của ngành giáo dục và đào tạo, tỷ lệ thanh niên theo học bậc đại học chiếm trên 67% tổng số thanh niên theo học ở các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp, trong khi đó tỷ lệ này của cả nước là 46%.

Tỷ lệ thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề chiếm trên 50%, cơ hội việc làm của thanh niên nông thôn cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với thanh niên các vùng tái định cư, vùng thu đất sản xuất.... điều này dẫn đến làn sóng di cư tự phát của thanh niên đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Lao động qua đào tạo nghề dài hạn (từ bậc 3 trở lên) chiếm tỷ lệ chưa cao (17,0%); trong các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo ngắn hạn (chiếm tỷ lệ 67,3% ).

Mặt khác đào tạo nghề chưa gắn với nhu cầu cũng là một nghịch lý hiện nay. Kết quả điều tra toàn tỉnh có 127.251 lao động có nhu cầu được đào tạo nghề, chiếm 22% tổng số lao động ở khu vực nông thôn. Trong đó nhóm nghề nông nghiệp, lâm nghiệp: 81.578 người, chiếm 64,1%; thương mại - dịch vụ: 39.149 người, chiếm 30,8%; công nghiệp - xây dựng: 6.524 người, chiếm 5,1%. Tuy nhiên thực tế hiện nay dạy nghề chưa đáp ứng được nhu cầu này (xem biểu đồ 2.1).

64,1% 5,1%

30,8% N«ng - l©m - ng- nghiÖp

C«ng nghiÖp, tiÓu thñ CN, x©y dùng Th-¬ng m¹i, dÞch vô

56

Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh về sơ kết 03 năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dự kiến kế hoạch 2013 - 2015

- Một bộ phận lao động thanh niên vẫn thất nghiệp, thiếu việc làm và thu

nhập thấp

Số thanh niên thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn chiếm tỷ lệ cao, theo số liệu điều tra khảo sát của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp và thiếu việc làm khoảng 12%, trong đó thanh niên nông thôn tỷ lệ thất nghiệp ít hơn, nhưng tỷ lệ thiệu việc làm cao hơn thành thị; thanh niên nôn thôn tỷ lệ đủ việc làm khá lớn nhưng năng suất lao động xã hội không cao (bảng. 2.10). Số thanh niên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, không tìm kiếm được việc làm chiếm tỷ lệ lớn, nhất là đối với các ngành kinh tế, xã hội. Trong khi đó nhu cầu thị trường lao động rất khan hiếm lao động là công nhân kỹ thuâ ̣t.

Bảng 2.10: Thực trạng việc làm thanh niên

Đơn vị tính: %

Khu vực Chỉ tiêu

Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp

Thành thị 85,7 3,5 10,8

Nông thôn 75,2 22,3 2,5

Nguồn: Báo cáo của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh 2.3.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế

- Nhận thức nghề nghiệp, việc làm của thanh niên nông thôn:

Một bộ phận lớn thanh niên nông thôn cũng như gia đình nhận thức rằng có việc làm là phải vào cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp; còn thanh niên

57

nông thôn tự tạo việc làm ở địa phương chỉ là giải quyết việc làm tạm thời, do đó giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn còn có những rào cản về mặt nhận thức, đây có thể xem là điểm khác biệt về giải quyết việc làm của thanh niên nông thôn và thành thị.

- Về cơ chế chính sách:

Việc triển khai thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, mở mang, du nhập ngành nghề mới có phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh; việc khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống còn có nhiều hạn chế.

Việc ban hành và thực hiện các chính sách nhằm thu hút, tạo việc làm cho người lao động còn chưa hoàn chỉnh, vẫn còn nhiều vướng mắc như chính sách thu hút lao động vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là triển khai chương trình quốc gia về việc làm còn gặp nhiều khó khăn cả về nhận thức của các cấp quản lý, cả về sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành.

Chưa có giải pháp tổng thể và hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động ở các vùng mất đất như các xã thuộc Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh), Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn), các khu công nghiệp.

- Công tác quản lý nhà nước về lao động, việc làm còn nhiều bất cập

Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về việc làm, các cơ quan chức năng của tỉnh chưa có giải pháp hữu hiệu mang tính lâu dài, chưa nắm bắt được hay kiểm soát một cách chính xác, thường xuyên tình hình về số người lao động, tình hình biến động lao động, nhất là số lao động thất nghiệp có nhu cầu tìm việc làm.

Thông tin về thị trường lao động cũng như việc làm cho người lao động còn ít, chưa phát huy được hết vai trò của cán bộ về lao động ở các cấp xã,

58

phường, trong khi đây lại là kênh thông tinh trực tiếp đồng thời họ là những người mà người lao động ở địa phương có thể dễ dàng tiếp cận, cũng như họ là người nắm bắt được nhiều về tình hình việc làm của người lao động.

Quá trình thực hiện các chương trình việc làm còn mang tính hình thức - sự kết hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể chưa chặt chẽ, đồng bộ. Ban chỉ đạo thực hiện chương trình giải quyết việc làm các cấp tuy có thành lập nhưng việc tổ chức thực còn thiếu sâu sát, cụ thể và thường xuyên. Cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực lao động - việc làm còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, phần lớn là phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, nhận thức về chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, chưa nắm bắt được chính xác tình hình số lượng, chất lượng của lực lượng lao động.

Ngoài khó khăn hạn chế của cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong công tác giải quyết việc làm, còn có sự yếu kém trong hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội nhất là tổ chức Đoàn thanh niên.

- Khó khăn trong quá trình học nghề và chất lượng đào tạo nghề:

Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề tại Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, như: cơ sở vật chất và các thiết bị giảng dạy các ngành, nghề công nghiệp, các ngành mũi nhọn chưa đủ. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên giảng dạy các ngành công nghiệp mũi nhọn còn mỏng, chưa đạt trình độ chuẩn của yêu cầu đề ra về chất lượng, do đó việc đào tạo nguồn nhân lực cao để cung ứng cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, những sinh viên tốt nghiệp khi được tuyển dụng vào các doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Khu kinh tế Vũng Áng đều phải tham gia các khóa đào tạo lại.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu chuyển đổi việc làm và việc làm mới

Trong những năm qua, cơ hội tìm việc làm trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, chủ yếu là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên cơ cấu lao động có sự

59

chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ. Với sự giảm mạnh đất nông nghiệp, một bộ phận lao động thanh niên trước làm nông nghiệp không có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng, dẫn đến khả năng tìm việc của lao động thanh niên nông thôn ngày càng khó. Đây chính là những nguyên nhân chủ yếu làm lao động thanh niên thường bị thất nghiệp và muốn rời quê đi làm xa. Bởi vậy, chỉ khi địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn họ mới tìm được việc làm có thu nhập khá.

Hà Tĩnh vẫn đang là tỉnh nghèo, hệ thống các doanh nghiệp chưa phát triển và chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa thật sự tạo ra nhiều việc làm cho người lao động nói chung và lực lượng thanh niên nói riêng. các công trình, dự án trong điểm đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, vì vậy việc tuyển dụng lao động vào làm việc phụ thuộc các nhà thầu trong và ngoài nước và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, kinh nghiệm công tác nhiều năm, nên cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên cũng gặp khó khăn.

- Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và bản thân lao động thanh niên thiếu vốn để phát triển sản xuất - kinh doanh và tạo việc thêm việc làm

Nguồn vốn giải quyết việc làm cho lao động còn hạn chế về cả chất lượng và phương thức hoạt động, đặc biệt đối tượng thanh niên chưa có tài sản để thế chấp, chưa đứng tên chủ hộ để được vay vốn. Quy mô vốn còn hạn chế, nguồn vốn chưa đến đúng người vay vốn và việc sử dụng vốn chưa hiệu quả.

Qua khảo sát 80% số thanh niên có thu nhập thấp, đều thiếu vốn vay; với nhóm thanh niên có thu nhập trung bình, tỷ lệ người thiếu vốn là 35%; còn nhóm thanh niên có thu nhập cao tỷ lệ này là 20%. Như vậy thiếu vốn cho sản xuất, kinh doanh là một nguyên nhân không nhỏ ảnh hưởng tới việc làm của thanh niên, do đó cần đẩy mạnh các hoạt động tín chấp để vay vốn cho thanh

60

niên sản xuất và phát triển kinh tế. Ngoài ra, mức kinh phí nộp để đi xuất khẩu lao động còn cao, quá sức với thu nhập của một bộ phận người dân.

Mặt khác tỉnh đã ban hành Chính sách vay vốn đang chủ yếu tập trung hỗ trợ lãi suất vay vốn để phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hoá chủ lực của tỉnh yêu cầu quy mô vừa và lớn nên nhiều hộ thanh niên nông thôn khó có điều kiện tiếp cận được. Bên cạnh đó, mức hỗ trợ là phần chênh lệch giữa lãi vay ngân hàng thương mại với ngân hàng chính sách xã hội có xu hướng hạ thấp dần (hiện nay so với lãi suất thương mại thì mức hưởng ưu đãi lãi suất theo QĐ 26 là 3,2%, bình quân mỗi hộ vay khoảng 70 triệu, mỗi năm mức hỗ trợ chỉ được khoảng 2,24 triệu đồng) trong khi thủ tục vay vốn lại rườm rà, phức tạp nên đã hạn chế người dân vay vốn.

Qua một khảo sát gần đây của Bộ Lao động - TBXH cho thấy, một số khó khăn hiện nay của thanh niên khu vực nông thôn, đặc biệt tại các khu vực thu hồi đất là: trình độ học vấn thấp nên không có cơ hội để có việc làm (68,4%), không có đất để sản xuất, kinh doanh (53,1%), thiếu kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh (26,5%), thiếu thông tin về thị trường lao động (23,3%), khó tiếp cận các nguồn vốn (22,3%)[40].

Từ thực tế trên đòi hỏi có một hệ thống giải pháp đồng bộ để giải quyết, tạo việc làm cho người lao động nhất là lao động thanh niên nông thôn.

61

CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH TRONG

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)