Về chất lượng lao động thanh niên

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 50 - 87)

* Trình độ học vấn của lao động thanh niên

Sau nhiều năm tập trung các giải pháp đẩy mạnh phát triển giáo dục của các cấp, các ngành và công tác xã hội hóa giáo dục, đến nay trình độ học vấn của lực lượng lao động thanh niên tỉnh Hà Tĩnh đã được nâng lên. Năm 2012 số học sinh phổ thông là 233.140, trong đó số học sinh tiểu học là 95.839, trung học cơ sở là 80.943, THPT là 56.304 . Tỷ lệ người đi học phổ thông ờ

43 Hà Tĩnh khá cao, xem ở bảng 2.7.

Bảng 2.7: Tỷ lệ học sinh đi học phổ thông

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ đi học chung 84,99 85,93 85,03 83,91 89,96 Tiểu học 94,2 98,85 100,04 98,99 99,72 Trung học cơ sở 88,76 91,40 90,74 87,93 98,13 Trung học phổ thông 70,47 66,42 64,35 64,09 69,94

Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh 2012 * Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của lao động thanh niên

Bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có trên 7.000 thanh niên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, 2.500 người tốt nghiệp cao đẳng (xem bảng 2.8).

44

Bảng 2.8: Số liệu học sinh đậu vào các trƣờng Đại học, cao đẳng từ 2008 – 2013

Đơn vị tính: người

Loại hình Đào tạo Số lƣợng

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Đại học 7.000 9.500 9.100 9.200 8.000 6.060 Cao đẳng 2.731 3010 2.067 3.035 2.938 2.188 Tổng 9.732 11.510 11.167 12.235 10.938 8.188 Nguồn: Báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Tĩnh

Bình quân mỗi năm có 3.000 - 3.200 thanh niên được đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp cấp nghề, trên 5.000 người được đào tạo nghề hệ sơ cấp và học nghề ngắn hạn. Lao động thanh niên đã qua đào tạo đến năm 2012, đạt gần 50%. Tỷ lệ thanh niên được giải quyết việc làm sau đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao (chiếm trên 80% tổng số). Tuy nhiên, cho đến nay, nhìn chung lao động thanh niên của tỉnh phần lớn là lao động không có tay nghề, lao động giản đơn, chất lượng thấp (Lao động thanh niên chưa qua đào tạo năm 2012 chiếm trên 50%). Mặt khác, tình trạng lao động đã qua đào tạo nhưng không phù hợp với cơ cấu ngành nghề và yêu cầu của sản xuất cũng đang diễn ra khá phổ biến ở tỉnh Hà Tĩnh31, 37.

Từ số liệu và phân tích trên cho thấy, yêu cầu lao động qua đào tạo, lao động có nghề đang là nhu cầu cấp bách và khách quan của thị trường lao động, do vậy, việc tăng cường công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động thanh niên trong những năm tới phải được xem là hướng ưu tiên để giải quyết việc làm.

2.2.3. Thực trạng lao động thanh niên theo giới tính

45

hơn lao động nam và đang có chiều hướng giảm. Mặt khác, lao động nữ thiếu việc làm có tỷ lệ lớn hơn lao động nam. Nguyên nhân do hiện tại thiếu việc làm tập trung chủ yếu ở nông thôn, nơi mà lao động nữ vẫn đang chiếm tỷ lệ cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (không có việc làm từ 12 tháng trở lên) cũng có xu hướng tăng dần qua các năm từ và tập trung ở lao động nữ nhiều hơn lao động nam 31.

Nhìn chung thanh niên nông thôn ngày càng được học tập nâng cao kiến thức, tay nghề và có những chuyển biến tích cực trong sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ thanh niên nông thôn nhận thức chính trị còn hạn chế, chưa nhận thức đầy đủ đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, chưa tích cực học tập, rèn luyện, có lối sống thực dụng, ngại tham gia các hoạt động của địa phương, đoàn thể; không ít thanh niên nông thôn vi phạm các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan... Số thanh niên nông thôn có ý thức vươn lên làm giàu chưa nhiều, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, kinh doanh, tư duy kinh tế chậm đổi mới. Nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên nông thôn mong muốn được học tập để nâng cao kiến thức cũng như trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; nhất là có nguyện vọng làm việc trong các dự án của tỉnh đang triển khai.

2.3. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM QUA TỈNH HÀ TĨNH NHỮNG NĂM QUA

2.3.1. Kết quả tư vấn, hướng nghiê ̣p

Từ năm 2010-2012 các trường THPT, Trung tâm giáo dục thường xuyên, tổ chức Đoàn thanh niên, doanh nghiệp tổ chức tư vấn về nghề nghiệp việc làm cho hơn 27.000 thanh niên. Thông qua tư vấn giúp cho thanh niên là học sinh THPT, thanh niên chưa có việc làm, hoặc thiếu việc làm có thông tin để có định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm phù hợp. Việc tư vấn, đinh

46

hướng đã góp phần giải quyết cân bằng giữa nguồn cung - cầu trong thị trường lao động.

Ngoài ra các chương trình tập huấn , chuyển giao tiến bộ khoa học kỷ thuật đã có tác du ̣ng và hiê ̣u quả thiết thực đối vớ i thanh niên nông thôn. Các lớp tâ ̣p huấn này nhằm trang bị cho thanh niên những kiến thức và kỹ năng rất cơ bản của một số công việc của một nghề cụ thể. Thời gian tập huấn từ 5 - 10 ngày. Các lớp học này rất gắn với nhu cầu thực tế của địa phương và của người nông dân.

Trong 3 năm từ 2010-2012 các cấp, các ngành đã tổ chức 735 lớp tập huấn cho hơn 52.420 lượt thanh niên về nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển giao khoa học kỷ thuật, khởi sự doanh nghiệp (xem bảng 2.9).

2.3.2. Đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn

Các cơ sở dạy nghề đã đào tạo nghề ngắn hạn, dài hạn cho học viên, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh có 3.000 đến 3.200 thanh niên được đào tạo hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề, trên 5.000 người được đào tạo nghề hệ sơ cấp và học nghề ngắn hạn. 80% số lao động thanh niên này sau đào tạo tìm được việc làm, chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ngành nghề đào tạo khác[31, 37].

Trong 03 năm 2010-2012 đã tổ chức 496 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 14.799 lao động. Nhóm nghề nông nghiệp đào tạo cho 8.327 lao động (chiếm tỷ lệ 56,27%); nhóm nghề phi nông nghiệp đào tạo cho 6.472 lao động (chiếm tỷ lệ 43,73%). Trong đó, theo đánh giá của Sở Lao động, Thươn binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh, trong các lớp trên số lao động thanh niên được đào tạo hơn 70%. Tống kinh phí hỗ trợ cho dạy nghề lao động nông thôn 40,508 tỷ đồng[33].

47

Bảng 2.9: Kết quả tƣ vấn, hƣớng nghiệp, dạy nghề, tập huấn cho thanh niên từ năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu Tổng số

Tư vấn nghề 27.000

Dạy nghề, chia ra: 14.799

-Nghề nông nghiệp 8.327

- Nghề phi nông nghiệp 6.472

Tập huấn 52.420

Nguồn: Báo cáo của Tỉnh đoàn Hà Tĩnh về tổng quan dạy nghề và việc làm của thanh niên

2.3.3. Hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm

Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và đào tạo việc làm” giai đoạn 2008 - 2015 (gọi tắt là Đề án 103) và một số quyết định của Chính phủ, đề án của Trung ương Đoàn về định hướng việc làm cho thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm” giai đoạn 2008 - 2015. Đề án 103 đi vào cuộc sống đã mở ra cơ hội lớn cho thanh niên lập nghiệp, có việc làm và thu nhập ổn định. Ban điều hành đề án đã tập trung xây dựng và thực hiện một số hoạt động nổi bật như: Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp; tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; xây dựng các cơ chế khuyến khích học nghề, tạo việc làm cho thanh niên, xây dựng nhiều chương trình cụ thể, thiết thực, trong đó có việc tổ chức

48

sàn giao dịch “Ngày hội thanh niên với nghề nghiệp, việc làm”. Thông qua hoạt động này đã thu hút lực lượng khá lớn lao động đến sàn giao dịch việc làm, tạo điều kiện để thanh niên trao đổi trực tiếp với đại diện các tổ chức, công ty tuyển dụng lao động, các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội về nghề nghiệp và việc làm. Bình quân mỗi tháng có 2.000 thanh niên đến sàn giao dịch tìm việc làm.

Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - TBXH; được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra đối tượng là thanh niên xuất ngũ được hưởng chính sách riêng, hàng năm có khoảng 1.000 thanh niên nhập ngũ và gần 90% trong số này xuất ngũ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ (18 tháng). Từ năm 2008 đến tháng 9/2013, Hà Tĩnh có 4.552 thanh niên xuất ngũ, trong đó 100% được tư vấn việc làm, nhưng số được đào tạo nghề dài hạn chưa đến 1%.

Để giúp thanh niên tạo việc làm Đoàn thanh niên các cấp phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, đã thành lập và quản lý 497 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ đến năm 2013 là 341 tỷ đồng tăng 301 tỷ đồng so với năm 2008, giải quyết cho 16.223 lượt thanh niên vay vốn [31].

2.3.4. Xuất khẩu lao động

Những năm qua, thực hiện Chỉ thị 18/2002 của UBND tỉnh tỉnh về tăng cường quản lý và tổ chức công tác XKLĐ trên địa bàn tỉnh và Chỉ thị 44/CT-

49

TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác XKLĐ ra nước ngoài, công tác XKLĐ ở Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả tốt. Đây được tỉnh coi là công tác mũi nhọn, là giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là người lao động trẻ ở nông thôn. XKLĐ đã mang lại nguồn thu ngoại tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cho sự nghiệp CNH- HĐH của địa phương.

Từ năm 2008 đến nay, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh đã có 4.800 thanh niên đi XKLĐ, chiếm 82% tổng số lao động của Hà Tĩnh đi làm việc nước ngoài trong một năm. Đến nay, Hà Tĩnh có 28.754 thanh niên đang làm việc ở 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bình quân mỗi năm lực lượng thanh niên làm việc ở nước ngoài gửi về quê hương trên 800 tỷ đồng [31].

2.3.5. Chương trình giải quyết việc làm của tỉnh

Hàng năm, Hà Tĩnh tạo việc làm mới trên các lĩnh vực khoảng 22.000 lao động, trong đó lao động thanh niên chiếm gần 60%. Cụ thể như sau:

2.3.5.1. Lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp

Lực lượng lao động thanh niên ở nông thôn Hà Tĩnh chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, trong những năm qua ngành nông nghiệp của Hà Tĩnh đã có bước phát triển ổn định và theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ, tăng thu nhập và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Ngành trồng trọt đã xóa bỏ độc canh cây lương thực, phát triển sản xuất những giống cây trồng có giá trị cao làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ngoài ra các giống cây ăn quả như cam ở Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch - Hương Khê, vải thiều, cũng được đầu tư phát triển, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn vùng

50

núi phía tây và phía nam của tỉnh. Ngành chăn nuôi cũng được phát triển theo hướng tăng trọng lượng bình quân và chất lượng gia súc xuất chuồng, nhiều mô hình chăn nuôi có hiệu quả cao đang được nhân rộng ở Đức Thọ, Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Can Lộc, Thạch Hà. Trong những năm tới Hà Tĩnh xác định phát triển chăn nuôi là mũi đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tĩnh.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có chính sách khuyến khích một bộ phận dân cư khai thác đất trống, đồi trọc, tận dụng diện tích mặt nước, ao hồ phát triển kinh tế trang trại với nhiều qui mô khác nhau, sử dụng nhiều lao động phổ thông. Hiện nay tỉnh có hàng ngàn gia trại, trang trại, có nhiều trang trại lớn đạt tiêu chuẩn qui định. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng không ngừng được mở rộng, đến cuối năm 2013 diện tích đạt 7.870 ha tăng 2,2% so với năm 2008 chủ yếu là nuôi tôm, ba ba, ếch và những sản phẩm hàng hóa có trị cao phục vụ đời sống và xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn vùng ven biển. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ trồng trọt sang chăn nuôi đã làm cơ sở thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế của nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động ở nông thôn Hà Tĩnh. Đến năm 2012, toàn tỉnh có 405 mô hình liên kết hợp tác phát triển kinh tế trong thanh niên; 18 tổ HTX thanh niên làm kinh tế.

2.3.5.2. Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Hà Tĩnh có nhiều khởi sắc. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 16,2%/năm; cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 29,53 năm 2008 lên 36,7% năm 2012. Từ 2008-2013 đã có 18 cụm công nghiệp được thành lập, với tổng diện tích 498,44 ha, thu hút 117 dự án đăng ký vào hoạt động.

51

Toàn tỉnh có 18 khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Riêng khu kinh tế Khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 5 khu kinh tế trọng điểm của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tập trung nguồn lực đầu tư tại Văn bản số 1231/TTg-KTTH ngày 17/8/2012. Khu kinh tế Vũng Áng có tổng diện tích 22.781 ha với định hướng xây dựng, phát triển là Khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là luyện cán thép, cảng biển nước sâu, trung tâm Nhiệt điện, lọc hóa dầu…Tính đến thời điểm 31/3/2013 đã có trên 26 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, 28 dự án đang triển khai các hạng mục công trình, trên 225 doanh nghiệp, nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đăng ký kinh doanh với số vốn gần 16 tỷ USD, với lao động hiện tại gần 20.000 người, trong đó lao động thanh niên trên 16.000 người.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề truyền thống từng bước được phục hồi góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên. Cơ sở hạ tầng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện đáng kể một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch, đầu tư xây dựng, đã đi vào hoạt động có hiệu quả thu hút đầu tư và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.

2.3.5.3. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ

Ngành thương mại, dịch vụ của Hà Tĩnh cũng ngày càng được mở rộng và đạt tốc độ tăng trưởng khá, tỉ lệ đóng góp của ngành vào tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 50 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)