Hỗ trợ thanh niên nông thôn tự tạo việc làm

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 56)

Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và đào tạo việc làm” giai đoạn 2008 - 2015 (gọi tắt là Đề án 103) và một số quyết định của Chính phủ, đề án của Trung ương Đoàn về định hướng việc làm cho thanh niên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án “Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm” giai đoạn 2008 - 2015. Đề án 103 đi vào cuộc sống đã mở ra cơ hội lớn cho thanh niên lập nghiệp, có việc làm và thu nhập ổn định. Ban điều hành đề án đã tập trung xây dựng và thực hiện một số hoạt động nổi bật như: Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp; tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; xây dựng các cơ chế khuyến khích học nghề, tạo việc làm cho thanh niên, xây dựng nhiều chương trình cụ thể, thiết thực, trong đó có việc tổ chức

48

sàn giao dịch “Ngày hội thanh niên với nghề nghiệp, việc làm”. Thông qua hoạt động này đã thu hút lực lượng khá lớn lao động đến sàn giao dịch việc làm, tạo điều kiện để thanh niên trao đổi trực tiếp với đại diện các tổ chức, công ty tuyển dụng lao động, các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp, việc làm, qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên và toàn xã hội về nghề nghiệp và việc làm. Bình quân mỗi tháng có 2.000 thanh niên đến sàn giao dịch tìm việc làm.

Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu tìm việc làm được hỗ trợ tư vấn học nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí tại các Trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở Lao động - TBXH; được ưu tiên vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh nhận nhiều lao động bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, tín dụng, thuế theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra đối tượng là thanh niên xuất ngũ được hưởng chính sách riêng, hàng năm có khoảng 1.000 thanh niên nhập ngũ và gần 90% trong số này xuất ngũ trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ (18 tháng). Từ năm 2008 đến tháng 9/2013, Hà Tĩnh có 4.552 thanh niên xuất ngũ, trong đó 100% được tư vấn việc làm, nhưng số được đào tạo nghề dài hạn chưa đến 1%.

Để giúp thanh niên tạo việc làm Đoàn thanh niên các cấp phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, đã thành lập và quản lý 497 tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ đến năm 2013 là 341 tỷ đồng tăng 301 tỷ đồng so với năm 2008, giải quyết cho 16.223 lượt thanh niên vay vốn [31].

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 55 - 56)