Thành tựu

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

2.4.1.1. Về công tác tổ chức thực hiện

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong thời kỳ mới, tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.

- Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức đã được cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức chính trị- xã hội triển khai đến các tầng lớp nhân dân. Nhiều cấp ủy đảng, các ban ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm trong giai đoạn mới. Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là Đoàn thanh niên đã thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho các đoàn viên, thanh niên nhận thức rõ hơn về việc làm. Phát động nhiều phong trào thi đua thiết thực, khuyến khích thanh niên nông thôn học tập để có trình độ và nâng cao trình độ, để có các cơ hội làm việc.

- Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về dạy nghề, giải quyết việc làm. Để cụ thể hóa các chủ trương, chính sách đó, các cấp, các ngành nhất là Sở Lao động-TBXH, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức chính trị xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch và triển khai sâu rộng trong nhân dân. Đẩy mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực, dạy nghề, giải quyết quyết việc làm cho thanh niên. Tổ chức các hoạt động tư

53

vấn nghề và hướng nghiệp cho thanh niên với nhiều hình thức sinh động. Giúp thanh niên có cơ hội tiếp cận và có nhận thức đúng về nghề nghiệp và việc làm, lựa chọn nghề phù hợp; khuyến khích thanh niên chủ động tự tạo việc làm, tự giúp nhau lập nghiệp, góp vốn và liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều giải pháp trong phát triển kinh tế, xã hội, nhất là đầu tư các khu kinh tế trọng điểm, khôi phục các làng nghề truyền thống, xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề gắn với xuất khẩu lao động, thành lập các Văn phòng tư vấn, hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp việc làm, qua đó tạo việc làm tại chỗ cũng như giúp thanh niên tiếp cận thông tin và lựa chọn các ngành nghề, xuất khẩu lao động.

2.4.1.2 Về công tác tạo việc làm

- Những năm qua giải quyết việc làm có nhiều chuyển biến tích cực, số chỗ làm việc mới tạo ra hàng năm tăng lên, số người lao động được giải quyết việc làm ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2008-2012, tạo việc làm mới cho gần 14.000 lao động thanh niên. Việc làm mới chủ yếu tạo ra trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, tuy nhiên giải quyết việc làm tại chỗ trên địa bàn nông thôn có có chuyển biến tích cực.

Việc tổ chức các lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất theo mô hình tổng hợp VAC đã cung cấp kiến thức, giúp thanh niên tiếp thu và ứng dụng ngay vào thực tế sản xuất của hộ gia đình: trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phát triển đàn vật nuôi giống mới năng suất cao. Từ đó góp phần đẩy nhanh tốc độ thực hiện quy hoạch ngành nghề, phát triển cây con phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội từng vùng trong tỉnh. Đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp như nghề mộc, chế biến thủy hải sản, đóng tàu thuyền, làm nón, mây tre đan, chương trình giải quyết việc làm của tỉnh đã hỗ trợ cho lao động

54

thanh niên tự tạo thêm việc làm tại chỗ, tăng thời gian làm việc, hạn chế tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn. Kết quả của chương trình giải quyết việc làm còn cho thấy, trên 80% số thanh niên sau khi tham gia đều có việc làm và thu nhập thường xuyên, ổn định; thời gian sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất tăng lên. Trong đó, giải quyết việc làm trong các hộ gia đình có kết quả khá rõ nét, nhất là trên phương diện giải quyết tình trạng thiếu việc làm, tiếp đến là các làng nghề và các khu công nghiệp.

Giải quyết việc làm thông qua xuất khẩu, thời gian ngắn nhưng cũng mang lại một khoản thu nhập khá. So sánh với một lao động phổ thông, cùng tay nghề thì lao động xuất khẩu luôn có mức thu nhập cao hơn từ 1,5 đến 2 lần, một số thị trường có mức thu nhập cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… . Bên cạnh đó xuất khẩu lao động góp phần làm chuyển dịch một phần lao động từ sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Làm chuyển biến nhận thức, tác phong lao động từ nông nghiệp, sang công nghiệp; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ người lao động. Trong giai đoạn 2008 - 2012 có 4.800 thanh niên nông thôn xuất khẩu 4.800 lao đô ̣ng.

- Chất lượng lao động tăng lên hàng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong thanh niên tăng lên, từ 36% năm 2008 lên gần 50% năm 2012. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề mỗi năm đã tư vấn nghề cho 9.000 lao động; dạy nghề cho 11.000 lao động.

- Cơ cấu lao động có sự chuyển biến tích cực, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.

Một phần của tài liệu giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn tỉnh hà tĩnh (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)