Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của giống chè PH1, LDP2 tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 40)

4. Phạm vi nghiên cứu của ựề tài:

1.3.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu chọn tạo giống:

Thế giới ựã tổng kết sau 100 năm ngành chè thấy những tiến bộ kỹ thuật ựã có vai trò quyết ựịnh cho sự phát triển của ngành chè trong ựó phải kể ựến những tiến bộ về giống chè [11].

Theo thống kê năm 1990, trong 11 nước trồng chè chủ yếu trên thế giới ựã tạo ra ựược 446 giống chè mới. Tỷ lệ phổ cập giống chè mới ở Ấn độ và Kênya ựạt 80%. Nhật Bản chiếm 65% diện tắch chè. Việc tuyển chọn giống và nhập nội giống là hai hướng chủ yếu trong nghiên cứu chọn tạo gịống chè mới. Từ những giống chè mới chọn lọc ựược ở trong nước và các giống tốt nhập nội tiến hành khảo nghiệm, so sánh, khu vực hóa. Mở rộng trong sản xuất là hưóng ựi của nhiều nước trên thế giới nhằm xác ựịnh giống tốt cho từng vùng, từng khu vực, ựáp ứng theo thị hiếu, nhu cầu của thị truờng, xuất khẩu.

Ở Ấn độ, bằng phương pháp chọn giống ựã tạo ra những giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, ựặc biệt có những giống có hệ số k rất thấp (k = 4). Có hai trung tâm nghiên cứu giống chè lớn: Tocklai và Upasi (đỗ Ngọc Quỹ 1980) [15]. Bộ giống chè của Ấn độ chủ yếu làm nguyên liệu chế biến

phương pháp chọn tạo giống khác nhau, ựến nay Ấn độ ựang phổ biến các giống tốt như sau:

Bằng phương pháp lai hữu tắnh ựã chọn tạo ra các dòng 450, 461, 462, 463, 491, 492, 520. Thông qua biện pháp nhân giống bằng giâm cành ựã phổ biến rộng ra sản xuất các giống chè lai: TV17, TV14, TV20, TV29, TV30. Có những giống sản lượng cao, chất lượng tốt từ biến chủng Assam chế biến chè ựen công nghệ CTC ựã chiếm lĩnh ựược lâu dài thị trường chè ở Luân đôn.

Trung quốc thời nhà Minh ựã có những giống chè thương phẩm nổi tiếng về chất lượng Bạch Kê Quan, đại Hồng Bào Ngự Trà, Thiết Quan Âm... Gần ựây lại có những giống như Phúc đỉnh đại Bạch Trà ựể chế biến ra các loại "thập ựại danh Trà" giá bán rất cao. Hiện nay Trung Quốc có 17 cơ quan nghiên cứu về chè. Viện nghiên cứu chè Hằng Châu là cơ quan nghiên cứu hàng ựầu về chè, ựến nay ựã có 90 giống chè ựược công nhận giống quốc gia. Trung Quốc là một trong những quốc gia sản xuất chè hữu cơ ựược EU chấp nhận. Tùy theo vùng sinh thái và tùy theo sản phẩm ựể trồng những giống chè riêng nhằm sản xuất chè ựặc sản phù hợp với giống ựược lựa chọn [55].

Chè xanh chiếm tỷ trọng cao trong các mặt hàng chè sản xuất ở Trung Quốc, ựặc biệt ở tỉnh Triết Giang sản xuất các sản phẩm chè xanh nổi tiếng từ các giống: Long tỉnh 43, Triết nông 113, Triệu khang... Chè Ôloong sản xuất chủ yếu ở tỉnh Phúc Kiến với các giống Thiết quan âm, Phúc ựỉnh Bạch ựại trà... Chè ựen sản xuất chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, đảo Hải Nam chủ yếu từ các giống Vân Hàn 4, Vân Nam lá to, Tiền Phong...

Viện nghiên cứu chè Srilanca ựã tạo ra các giống TRI 2025, TRI 2023, TRI 2024, TRI 777... Hướng nghiên cứu chủ yếu là chọn tạo và phổ biến giống chè ựen, bên cạnh ựó vẫn có những giống chè ựặc biệt nổi tiếng ựược thế giới chấp nhận ựể sản xuất chè ựen theo công nghệ CTC [51].

Nhật Bản: Hướng nghiên cứu chắnh là tạo ra các giống chè xanh mang ựặc trưng chè xanh Nhật Bản gồm các giống: Yabukita, Merioku, Yutakamidori, Kanayamiựori... trong ựó giống Yabukita là giống chủ lực, chiếm trên 70% diện tắch chè ở Nhật Bản.

đài Loan: Viện nghiên cứu chè đài Bắc ựã chọn lọc ựược 100 giống chè quốc gia trong ựó có 5 giống: Ôlong Thanh tâm, Ôlong trà phả, Kim Tuyên, Thúy Ngọc, Tứ quý xuân... là những giống có chất lượng tốt. Nguyên liệu từ các giống chè trồng ở đài Loan chủ yếu phục vụ công nghệ chế biến chè Ôlong, Trong ựó có giống Ôlong trắng có chất lượng tốt nhất.

Liên xô (cũ): Là những nước có ựiều kiện sinh thái khắc xa với ựiều kiện nguyên sản của cây chè nhưng lại có nhiều cơ quan nghiên cứu về chè, nổi tiếng như Viện nghiên cứu chè Anaceyli. Bằng phương pháp chọn lọc tập ựòan ựã chọn ra những giống chè Gruzia số 1, Gruzia số 2, tăng ựược sản lượng từ 18 - 33% so với giống phổ biến ở ựịa phương, có hàm lượng Tanin và chất hòa tan cao. Các giống chè Gruzia số 7, 8, 12 là những giống chống rét rất tốt, chịu ựược lạnh tới -220c, những giống này trồng ựược vùng rét phắa bắc Crasnodar. Liên Xô là một trong những Quốc gia ựầu tiên nghiên cứu về nuôi cấy mô, tế bào thực vật tạo ra giống chè mới.

Về kỹ thuật hái chè:

Năng suất chè cơ bản phụ thuộc vào khả năng tắch lũy chất khô của cây và vị trắ tắch lũy của chúng (Willson 992). Năng suất cây chè phù thuộc vào mật ựộ búp, số lượng búp, khối lượng búp tươi và khô (Burgess 1992). Theo Froule (1934) khi trên cành chè có 3 lá thật thì hái 1 tôm 2 lá thật, nếu cành chè có 4 lá thật thì hái lá thứ 2 trên lá cá bỏ ựi, ựây là biện pháp sửa bằng tán, lúc ựầu 15 ngày hái 1 lần về sau 8 ngày hái 1 lần.

Nhà khoa học Aguinard (1953) coi hái chè là một cách ựốn xanh liên tục, lấy ựi phần ựầu của ngọn cành chè ựể kắch thắch mầm nách mọc ra cành

chè mới. Về sinh trưởng cây chè sau khi hái, sinh trưởng ngọn bị gián ựoạn cây chè phản ứng bằng cách mọc ra những búp chè mới bằng các chất dinh dưỡng dự trữ ở trong rễ và các lá trưởng thành. Hái chè ựau sẽ làm kiệt sức cây chè, hái ựi nhiều búp ựể lại ắt lá trưởng thành thì càng ựau, cây không ựủ diện tắch lá ựể thực hiện chức năng quang hợp [17].

Theo Eden (1949) hái ựau chỉ ựể lại lá cá so với hái nhẹ ựể lại 1 lá cá 1 lá thật trong 4 năm liền ựã làm giảm 2/3 trọng lượng các lá thật, 1/2 trọng lượng gỗ và 1/3 sinh khối cây chè. Nếu hái chừa lại hai lá thật thì cây chè có bộ tán khoẻ, khả năng quang hợp tốt, nhưng tán chóng cao, nhất là giống chè có lóng dài nên phải ựốn sớm và ựốn nhiều lần. Nếu số lá chừa như nhau thì hái non (1 tôm + 2 lá) là kiệt sức cây chè hơn hái già 1 tôm 3 lá vì phần chừa lại non hơn, nên khả năng quang hợp kém hơn. Hái chè già có hàm lượng tanin thấp, khó làm héo, khó vò, vị nhạt, nước kém, vụn nát, hái già sản lượng sẽ cao hơn hái non nhưng chất lượng chè thành phẩm lại kém hơn so với hái non [39].

Trung quốc là quốc là một trong những nước ựi ựầu về các thành tựu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu chè. Trung Quốc cũng ựã xây dựng các tiêu chuẩn hái cho chế biến các sản phẩm chè khác nhau: Hái non với các sản phầm chè nổi tiếng: 1 tôm (Junshan Yinzhen), 1 tôm 1 lá (Special grade Xihu Longjing, Gaoqiao Yinfeng), 1 tôm 2 lá (Xiangbolv). Hái ựể chế biến chè xanh, chè ựen nên hái ở ựộ non trung bình: hái 1 tôm 2 - 3 lá, khi có 10 - 15% búp chè vào mùa xuân, 5 - 10% búp chè vào mùa hè và mùa thu ựạt 1 tôm 4 lá thì bắt ựầu hái. Hái ựể chế biến chè phổ nhĩ: hái 1 tôm + 4 - 5 lá khi búp mới gần như ựã chin, hái 2 - 3 lần trong một năm: lần thứ nhất hái vào ựầu tháng 5 (vụ xuân), lần thứ 2: hái vào ựầu tháng 7 (vụ hè), lần thứ 3: hái vào cuối tháng 9. Tuy nhiên một số loại chè phổ nhĩ cũng ựược chế biến từ những búp non. Hái ựể chế biến chè oolong: hái khi búp mới có 3 - 5 lá và dần trưởng thành

trong khi búp cuối cùng có 60 - 70% lá trải căng ra trong tổng số lá. Các kết quả nghiên cứu ở Trung Quốc cũng ựã khẳng ựịnh: Hàm lượng amino acid tự do là yếu tố chủ yếu quyết ựịnh ựến ựộ tươi mát của chè xanh. Do ựó, việc tăng hàm lượng amino acid tự do trong lá chè là yếu tố thiết yếu cho việc tạo sản phẩm chè xanh chất lượng cao (Wang, et at., 1998). Bón ựầy ựủ K và Mg ựều làm tăng lượng amino acid trong lá chè (tương quan giữa amino acid và K+ trong lá là r= 0,936). Ảnh hưởng của dinh dưỡng K+ và Mg2+ ựến hàm lượng amino acid có thể ựược giải thắch do làm tăng sự trao ựổi ựạm trong cây do hoạt ựộng của enzyme nitrat reductase tăng. Theaflavin và Thearubigin (dẫn xuất của polyphenol) là hai chất có vai trò thiết yếu trong việc hình thành nên chất lượng chè ựen. Bón K+ và Mg2+ trên ựất ựỏ ựều làm tăng hàm lượng Theaflavin và Thearubigin (Jianyun Ruan, Hardter, Ảnh hưởng của quản lý cân bằng dinh dưỡng ựến năng suất, chất lượng chè), vắ dụ từ vườn chè Trung Quốc (Tạp chắ dinh dưỡng cây trồng, 2001).

Về phân bón khoáng cho chè:

Cây chè khác với cây trồng khác phần sản phẩm thu hoạch chắnh là búp và lá non. Búp và lá chè vừa là cơ quan quang hợp, vừa là sản phẩm thu hoạch. để nâng cao năng suất chè cần thiết phải ựồng thời thu hái búp và kết hợp nuôi chừa bộ lá. Chỉ có thể ựạt ựược năng suất cao khi cây chè ựược duy trì cơ quan quang hợp thắch hợp tại các thời ựiểm trong năm cho từng ựối tượng chè cụ thể. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ựến cơ quan quang hợp, trong ựó yếu tố ựất ựai, khắ hậu, phân bón và kỹ thuật thu hái là những nhân tố chắnh tác ựộng trực tiếp ựến bộ lá chừa của cây chè thực hiện chức năng quang hợp.

Theo Djeumukhatze. KM (1970), chè là cây công nghiệp lâu năm, trong thời gian dài ựó cây ựã lấy ựi từ ựất các chất dinh dưỡng với một lượng khác nhau, nên việc bổ sung thêm những chất này là rất cần thiết. Chè thường

ựược trồng trên các nền ựất nhiều dinh dưỡng, là loại cây trồng có hiệu suất quang hợp thấp. Vì vậy, nếu chỉ bón P,K thì hiệu suất quang hợp của bộ lá ựã tăng 3 - 4 lần. Bón phân ựạm cho chè sẽ tăng hiệu suất quang hợp cao nhất. Nhưng khi tăng lượng ựạm lên quá cao thì quá trình quang hợp lại bị giảm [9].

Patarova (1966) cũng cho rằng dinh dưỡng khoáng ảnh hưởng ựến sự hình thành và tắch lũy các sắc tố trong lá chè, ảnh hưởng ựến chu trình Hydrat carbon trong cây. Theo hướng này, nhiều tác tác giả trên thế giới còn tìm hiểu sâu hơn về ảnh hưởng và sự tương quan của hàm lượng ựạm bón với hàm lượng các sắc tố trong lá chè. Với các công thức bón phân khác nhau thì chè con 2 tuổi rất nhạy cảm với phân ựạm. Hàm lượng sắc tố xanh và vàng ở các công thức có bón phân tăng 2 lần so với không bón. Kết quả tốt nhất về hàm lượng sắc tố thu ựược ở công thức bón PK+300Kg N/ha, hàm lượng Chlorophyll tổng số là: 1,405 mg/g ở công thức chỉ bón PK không bón ựạm ựạt 0,726 mg/g. Khi tăng lượng ựạm lên PK+700N hàm lượng Chlorophyll chỉ còn 1,191 mg/g. Cường ựộ quang hợp cao nhất thu ựược ở công thức PK+300Kg N/ha và sinh trưởng của cây chè là tốt nhất. Khi tăng lượng ựạm quá lượng trên thì cường ựộ quang hợp giảm, cây chè sinh trưởng kém ựi [58].

Tác giả Chen Zong Mao (1944) [47] cho biết việc ắt sử dụng phân hữu cơ bón cho chè là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho ựất xấu ựi. Sử dụng phân hữu cơ bón cho chè có nhiều loại : Phân chuồng, phân xanh, than bùn, các chế phẩm trong công nghiệp ( như khô dầu...)

Dutta (1977) khi nghiên cứu ảnh hưởng của cây che bóng, cây phân xanh, cây phủ ựất trên nương chè tuổi nhỏ chưa khép tán, tác giả ựã nhận xét: Việc duy trì hợp lý cây phủ ựất sẽ ngăn chặn sự mất ựạm bởi quá trình Nitơrat

hóa ựược hạn chế. đốn tỉa, cày vùi cây phân xanh cho chè ựã tăng cường ựộ phì nhiêu ựất trồng chè, ựem lại hiệu quả kinh tế cao

Tác gỉa Stephen. W (1991) khi nghiên cứu ảnh hưởng của tưới nước và bón phân ựến sản lượng chè, kết quả trong 3 năm thắ nghiệm: Ở công thức tưới nước ựầy ựủ với lượng phân bón (375 kg N/ha) trong ựiều kiện có tưới ựầy ựủ và 300 kg N/ha trong ựiều kiện không có tưới. Việc tưới nước cân bằng với lượng nước bốc hơi vào không khắ ựã cho thời gian thu búp kéo dài. Trong các tháng mùa khô chè ựược tưới nước ựầy ựủ, năng suất búp tăng 45% so với ựối chứng không tưới nước [57].

Về sản xuất chè an toàn

Theo FAO, trong 20 năm gần ựây sản xuất chè trên thế giới có xu hướng tăng, sản lượng chè tăng 65% (từ 1,79 triệu tấn năm 1978 lên tới gần 3 triệu tấn năm 1998), phần lớn các nước sản xuất chè ựều tăng sản lượng. Một trong những nước sản xuất chè lớn nhất là Trung Quốc tăng gấp ựôi sản lượng, Kenya tăng gấp ba, Ấn độ, Srilanka là những nước sản xuất chè giàu kinh nghiệm.

Với ựà tăng trưởng như trên, các nước xuất khẩu chè cạnh tranh gay gắt với nhau, cộng thêm sự cạnh tranh truyền thống lâu ựời giữa chè và cà phê cùng các ựồ uống khác.Vì vậy, thị trường xuất khẩu chè thế giới có nhiều biến ựộng. Trong 20 năm qua thị phần xuất khẩu chè của châu Á từ 72% ựã giảm xuống còn 64% năm 1998. Trong khi ựó, châu Phi tăng từ 22% lên 33% cùng thời gian. Theo ước tắnh của FAO, xuất khẩu chè thế giới tăng gần 2% trong thập niên qua, ựây là mức tăng chậm trong các loại ựồ uống.

Trong thời gian gần ựây, những nghiên cứu của thế giới về lợi ắch của uống chè ựối với sức khoẻ, cộng với sự quảng cáo mạnh mẽ của FAO về chè với sức khoẻ con người, ựã ựặt ra một cái nhìn mới ựối với chè toàn cầu. Khách hàng ở các nước phát triển, những nước mà vấn ựề sức khoẻ ựược ựặt

lên hàng ựầu, người dân ở ựây chuyển sang dùng chè rất ựông theo xu hướng chè với sức khoẻ, chè an toàn, chè hữu cơ là loại chè ựược sản xuất ựể phục vụ xu hướng này.

Trước tình hình nêu trên, nhiều nước trên thế giới ựã tiến hành nghiên cứu sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ có chất lượng cao nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường chè thế giới. Mặt khác, trước xu thế phát triển sản phẩm hữu cơ trên thế giới, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, các nước phát triển phương Tây nhận thức tắnh cần thiết của nông nghiệp hữu cơ. đến ựầu thập niên 70 các nước Mỹ, Anh, Pháp, Thuỵ Sĩ, Nam Phi,Ầ bắt ựầu xây dựng Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM), ựến nay ựã có trên 100 nước và trên 1000 tổ chức tham gia IFOAM. Từ ựó IFOAM ựã lập ra các tiêu chuẩn cơ bản cho nông nghiệp hữu cơ và chế biến. Các tiêu chuẩn này cơ bản này phản ánh tình trạng sản xuất nông sản hữu cơ và thực hiện các phương pháp chế biến trong phong trào nông nghiệp hữu cơ. đây là một sự ựóng góp vào phong trào canh tác hữu cơ trên thế giới.

Khi sản phẩm ựược bán trên thị trường với nhãn hiệu Ộhữu cơỢ, trang trại và những người chế biến sản phẩm làm việc trong chương trình và ựược một chương trình chứng nhận theo tiêu chuẩn này. Chúng có tác dụng tăng lòng tin của người tiêu dùng.

Trên cơ sở các tiêu chuẩn của IFOAM, các nước ựã vận dụng vào từng sản phẩm của mình trong quá trình tiếp cận một nền nông nghiệp hữu cơ. Chè hữu cơ lần ựầu tiên xuất hiện ở thị trường Anh vào mùa thu năm 1989 và ựược bán với nhãn hiệu ỘNaturelandỢ do Công ty dược thảo và gia vị London tổ chức chế biến từ chè trồng ở ựồn ựiền Luponde nằm ở ựộ cao 2.150 m trên núi Livingstoria của Tanzania. Nhu cầu chè hữu cơ tăng bình quân 25 % mỗi năm và dự ựoán cuối thế kỷ 20 ựầu thế kỷ 21 có thể chiếm 5% tổng nhu cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng của giống chè PH1, LDP2 tại huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)