Những biến đổi về kinh tế

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 44 - 48)

2.3.1.1. Đô thị hóa đã gắn với tăng trưởng kinh tế

ĐTH có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế. Trong 5 năm, từ năm 2005 - 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%. Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp ; 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại.

38

Bng 2.1. Giá tr sn xut các ngành kinh tế huyn Thanh Trì thi k 2005 -2012 (theo giá cđịnh 1994) (Đơn vị: tỷđồng) Ngành 2005 2008 2010 2012 Công nghiệp - xây dựng 298,961 511,351 739,562 854,562 Dịch vụ 95,669 133,720 293,789 323,494 Nông nghiệp 148,937 132,825 97,489 169,834 Tổng GTSX 543,567 777,896 1130,84 1347,89

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Trì) 2.3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Trước tác động của quá trình ĐTH nhanh, cơ cấu kinh tế có nhiều biến đổi. Sự thay đổi này cho thấy hiện nay nông nghiệp không còn chiếm vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân vùng ven đô như trước nữa. Quá trình ĐTH nhanh đã làm cho cơ cấu kinh tế thay đổi lớn theo hướng chuyển dần từ nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại. Tỷ trọng các ngành dịch vụ, thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh.

Hình 2.2. Cơ cu ngành kinh tế huyn Thanh Trì giai đon 2005-2012

39

2.3.1.3. Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu nguồn thu nhập và mức sống

Cơ cấu nghề nghiệp của dân cư vùng ven đô đã có nhiều biến đổi dưới tác động của quá trình ĐTH. Các ngành nghề phi nông nghiệp tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của các địa phương ven đô. Cơ cấu ngành nghề có nhiều nét giống với cơ cấu của các vùng đô thị lớn. Tại một số nơi, các nghề thủ công truyền thống đã khôi phục và phát triển nhanh chóng.

Cơ cấu nghề nghiệp của dân cư ven đô nói chung và của huyện Thanh Trì nói riêng đa dạng hơn so với cư dân nông thôn. Các ngành nghề phi nông nghiệp chỉ chiếm hơn 2/3 trong cơ cấu nghề nghiệp của dân cư năm 2005 thì đến năm 2012 đã chiếm đến gần 90%, cơ cấu ngành nghề cũng phong phú và đa dạng hơn, không bị phụ thuộc nhiều vào đồng ruộng. Sự chuyển đổi nghề nghiệp theo mức độ ĐTH làm giảm các hộ gia đình thuần nông và ngược lại, làm tăng các hộ phi nông nghiệp và hỗn hợp.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thực địa tại 2 xã có tốc độ ĐTH cao của huyện Thanh Trì, đó là các xã Thanh Liệt (giáp với quận Hoàng Mai) và xã Tân Triều (giáp với các quận Hà Đông, Thanh Xuân và Nam Từ Liêm). Tác giả đã điều tra 300 đại diện hộ gia đình tại 2 xã trên, gồm 1120 nhân khẩu, trung bình 3,7 người/hộ gia đình, trong đó 198 người đang có việc làm, chiếm 63,3% dân số trong mẫu thuộc địa bàn được khảo sát. Trên địa bàn các xã được khảo sát, dưới tác động của thu hồi đất xây dựng các KCN, KĐT khiến cho sự biến đổi cơ cấu ngành nghề diễn ra khá rõ nét.

Tại thời điểm khảo sát, cơ cấu nghề nghiệp của dân cư được phân bố ở 5 nhóm chủ yếu: nông dân, công nhân, công chức, buôn bán dịch vụ và các nghề khác.

40

Bng 2.2. Biến đổi ngh nghip chính ca các h gia đình (%)

Trước năm 2005 Sau năm 2012 Nông dân 70,3 30,5 Công nhân 8,5 17,6 Buôn bán, dịch vụ 9,6 20,5 Công chức 9,4 17,6 Nghề tự do, khác 2,2 13,8 Tổng 100 100

(Nguồn: Số liệu điều tra tại huyện Thanh Trì)

Bảng trên cho thấy, sự dịch chuyển cơ cấu ngành nghề mạnh nhất là nông nghiệp. Từ năm 2012 đến nay, số hộ làm nông nghiệp đã giảm đi 39,8% so với trước năm 2005. Số hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ tăng đáng kể lên tới hơn 20,5%, cùng với đó số hộ làm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng tăng nhanh. Những người lao động tự do cũng tăng hơn 6 lần, từ 2,2% lên 13,8%. Số lao động tự do tăng nhanh là bởi nhiều nông dân mất đất nhưng lại không đủ điều kiện làm công nhân ở các xí nghiệp xây dựng trên những mảnh ruộng của chính họ. Do vậy mà học phải làm các nghề tự do để sinh sống và thích ứng với cuộc sống đang dần bị chuyển đổi mạnh mẽ.

Các yếu tố tác động chủ yếu đến sự thay đổi cơ cấu nghề nghiệp của các địa phương trong quá trình ĐTH là: sự thay đổi chính sách vĩ mô của Nhà nước; sự hình thành các KCN; mạng lưới giao thông phát triển; sự thay đổi quyền sử dụng đất của dân cư; sự tồn tại các ngành nghề truyền thống tại địa phương; thị trường tiêu thụ; sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Cơ cấu nguồn thu nhập và mức sống cũng thay đổi cùng chiều với sự thay đổi của cơ cấu nghề nghiệp. Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp truyền thống, các nguồn thu khác như từ lương, thủ công nghiệp, buôn bán

41

dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng. Mức sống dân cư cũng được nâng lên, số hộ nghèo giảm dần.

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)