Kinh nghiệm về đô thị hóa của một số quốc gia trên thế giới

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 32 - 35)

1.2.2.1. Hà Lan

Để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình ĐTH, năm 1994, các nhà hoạch định chính sách của Hà Lan đã đưa ra “Chính sách hiệp ước”. Theo đó, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung tâm tài chính và thương mại.

Thành phố Amsterdam là một đô thị lớn của Hà Lan. Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố có những nơi đạt trên 20.000 người/km2 nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vườn. Những người nông dân ở đây đã thành lập các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn trong quá trình ĐTH. Các khu vườn được sử dụng để sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hóa các nhóm lợi ích như: cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy trì không gian xanh cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố.

Một số nông trang quanh các KĐT đã thấy rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH. Họ nhận thức được tính đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị. Do đó trong quá trình ĐTH, sản xuất nông nghiệp không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hòa, kết hợp với sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị.

1.2.2.2. Trung Quốc

Trước đây Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp phân bố phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn.

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ vững nguyên tắc phát triển hài hòa, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng

26

ào ạt các đô thị lớn, di cư vào thành phố quá nhiều, làm xáo trộn hoạt động kinh tế. Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc hiện nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn.

Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiệu khẩu hiệu “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới phân công lao động theo chiều sâu. Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách khắc phục những hậu quả của việc phát triển quá nhiều đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hóa, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác.

1.2.2.3. Hàn Quốc

Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc. ĐTH gắn liền với công nghiệp hóa, quá trình này đã có những tác động tích cực đến sự phát triển KT-XH và môi trường, đến quá tình ĐTH nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh của đất nước.

Tiểu kết chương 1:

Ở bất cứ thời kỳ nào, ĐTH và phát triển đô thị cũng là một động lực phát triển quan trọng. Trải qua các thời kỳ, nhất là qua gần 30 năm Đổi mới, vai trò của hệ thống đô thị nước ta đã chứng minh quy luật đó. Quá trình ÐTH thường đem lại những tác động trái ngược nhau. Những tác động tích cực được thể hiện bởi việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ nhanh hơn so với khu vực nông - lâm

27

- thủy sản; KCHT thường xuyên được nâng cấp và xây dựng mới; giải quyết việc làm cho dân cư thông qua chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp; nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân, tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội,…

Tuy nhiên, quá trình ÐTH đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh, trong khi KCHT đô thị dù đã có những bước phát triển đột phá, vẫn không đáp ứng đầy đủ, tạo nên sức ép quá tải ngày càng lớn. Các dòng dịch cư từ nông thôn vào đô thị ngày càng tăng và rất khó kiểm soát. Sức ép dân số đô thị vốn đã quá tải lại càng quá tải hơn (về đất đai, KCHT, công tác quy hoạch và quản lý đô thị...), tạo nên nhiều khu nhà ổ chuột, nhà trên kênh rạch, nhà tạm, nhất là các đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ... Khoảng cách mức sống giữa khu vực đô thị với khu vực nông thôn vốn đã chênh lệch lại càng chênh lệch hơn; tệ nạn xã hội khu vực đô thị vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn. Ðó là những hiện tượng đã và đang tạo nên sự phát triển chưa bền vững nói chung và khu vực đô thị nói riêng.

28

Chương 2. ĐÔ TH HÓA VÀ NHNG TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH T - XÃ HI VÙNG VEN ĐÔ HÀ NI T NĂM 2005 ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 32 - 35)