Hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven đô sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH đang có tốc độ chậm nếu xét trong mối tương quan với kinh tế nội thành. Cần phải đầu tư nhiều hơn cho vùng ven đô để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững hơn.
- Đối với ngành nông - lâm - thủy sản:
+ Cần khắc phục tính tự phát trong việc hình thành các vùng chuyên môn hóa thông qua triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và xây dựng các đề án phát triển chuyên ngành theo từng vùng.
+ Xác định vùng nông nghiệp ổn định: Hoạt động nông nghiệp ở vùng ven đô Hà Nội cần phải được duy trì vì đây là nơi cung cấp thực phẩm cho thành phố. Một trong những giải pháp cần thiết đó là giảm dần diện tích trồng lúa và nhường chỗ cho các nông sản có giá trị thặng dư cao như rau, hoa quả, thủy sản, chăn nuôi gia cầm…
+ Sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nên phải tận dụng tốt diện tích đất hiện có đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
+ Tăng cường đầu tư hệ thống KCHT kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; cơ giới hóa nông nghiệp, gắn liền với ngành chế biến nông sản.
Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
+ Phát triển mạnh các cơ sở công nghiệp nhằm phát huy các nguồn lực tại chỗ, nhất là tiềm năng về vốn, lao động, kinh nghiệm và tay nghề của nhân dân.
+ Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đồng thời tích cực du nhập nghề mới vào địa phương, nhất là những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động vốn sẵn có trong dân cư.
59
Đối với phát triển các ngành dịch vụ:
+ Tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống để phục vụ cho du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.
+ Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống trốn lậu thuế, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, đầu cơ,… góp phần bình ổn thị trường.
+ Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí.