Quá trình ĐTH làm cho đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần, tình trạng thiếu việc làm trở nên bức xúc đối với nông dân vùng ven đô. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân ở nông thôn di cư đến thành phố tìm kiếm việc làm, sinh sống tại khu vực ven đô đã làm cho sức ép về giải quyết việc làm tại khu vực này trở nên cấp bách. Trong khi các KCN mở ra ồ ạt, thiếu lao động thì người nông dân lại không có việc làm. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do sự đòi hỏi về chất lượng của lao động, còn người nông dân thì lại không đáp ứng được yêu cầu đó. Vì vậy mà số nông dân tại các địa phương vùng ven đô được tuyển dụng vào làm việc tại các KCN chiếm tỷ lệ rất ít do trình độ lao động và tay nghề không đáp ứng được nhu cầu.
Muốn giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn (đặc biệt là lao động bị thu hồi đất nông nghiệp), trước hết cần phải coi trọng công tác đào tạo nghề:
+ Mở rộng các trường dạy nghề để hướng dẫn phổ biến kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho người dân.
+ Kết hợp giữa việc dạy nghề ngắn hạn cho lao động với việc đào tạo lao động kỹ thuật cao dài hạn.
+ Tổ chức đào tạo nghề gắn với chiến lược phát triển KT-XH địa phương, chương trình đào tạo nghề phải gắn với thực tế.
62
+ Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng cơ sở đào tạo nghề tại chỗ, thu hút lao động địa phương, tránh các khâu trung gian.
+ Nâng cao hiểu biết cho người dân về thị trường lao động và cơ hội tìm việc làm thông qua nhiều kênh thông tin khác.
Xuất khẩu lao động: Hỗ trợ học phí cho người dân bị mất đất nông nghiệp, học giáo dục định hướng để đi lao động ở nước ngoài. Đây là một giải pháp đã được nhiều tỉnh thành áp dụng có hiệu quả nhằm giải quyết một phần lớn lao động thất nghiệp trong quá trình ĐTH.
Với những lao động đã quá tuổi để đào tạo nghề và xuất khẩu lao động, cần khuyến khích họ chuyển sang các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp với nhiều hình thức tín dụng ưu đãi.
Phát huy thế mạnh của các ngành nghề, làng nghề truyền thống để giải quyết lao động dư thừa do ảnh hưởng của ĐTH.
3.3.6. Xây dựng kết cấu hạ tầng vùng ven đô theo hướng hiện đại
Quá trình phát triển của TP. Hà Nội mang đực điểm rõ rệt: từ làng đến phố, nhiều làng trở thành phố. Vì vậy rất nhiều phố của thủ đô vẫn mang dáng dấp đặc trưng của làng xã: KCHT yếu kém, lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của thành phố trong thời kỳ CNH, văn minh, hiện đại. Việc sữa chữa các khuyết tật này rất khó khăn. Do vậy việc xây dựng mới và cải tạo KCHT hiện có tại vùng ven đô là yêu cầu cấp bách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội. Các giải pháp cụ thể như sau:
+ Đổi mới chính sách huy động và hỗ trợ vốn đầu tư: Đây là một trong những giải pháp then chốt đảm bảo cho sự phát triển của KCHT vùng ven đô bởi vì tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vốn đầu tư đang là một thách thức rất lớn đối với sự phát triển của nó. Do vậy cần có những thể chế và chính sách thích hợp để kêu gọi nguồn vốn dưới nhiều hình thức khác nhau từ dân cư, các tổ chức, đơn vị thuộc mọi thành phần KT-XH, kể cả trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, phải quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư xây dựng KCHT.
63
+ Khuyến khích chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng KCHT: Những cải tiến về khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực KCHT đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Để đáp ứng được yêu cầu này cần dành một khối lượng vốn đầu tư cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào xây dựng KCHT.
3.3.7.Các giải pháp về môi trường
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức xúc tại vùng ven đô trong quá trình ĐTH. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển bền vững tại vùng ven đô cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về môi trường. Việc nâng cao nhận thức của người dân có thể đạt được dưới nhiều hình thức như: Tăng cường công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh, huyện, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như Mặt trận Tổ quốc, đoàn Thanh niên, hội phụ nữ… tuyên truyền sâu rộng công tác bảo vệ môi trường đến các cơ sở sản xuất, các cụm dân cư, các làng nghề truyền thống… Tăng cường các khẩu hiệu bảo vệ môi trường ở nơi công cộng, tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường.
-Biện pháp kỹ thuật công nghệ: Khuyến khích cải tiến, áp dụng các công nghệ tiến bộ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm lượng rác thải. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các KCN, KĐT phải đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường.
-Các địa phương ven đô cần phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý môi trường, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý triệt để các cơ sở sản xuất vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
Giải pháp đối với ô nhiễm môi trường nước:
+ Đối với việc xử lý nước thải và nước mặt: Các nhà máy, xí nghiệp bắt buộc phải xử lý nước thải trước khi đổ ra các con sông. Hệ thống thoát nước ở các khu dân cư, KĐT sau khi được tập trung xử lý tại các trạm xử lý theo tiêu chuẩn xả nước thải mới được thải vào sông, hồ.
64
+ Đối với nguồn nước ngầm: Giảm tối đa nguồn nước thải ô nhiễm xuống lòng đất; việc khai thác nguồn nước cũng phải từng bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch, tránh tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nước.
-Giải pháp đối với vấn đề ô nhiễm rác thải: Cần tiến hành xây dựng thêm và nâng cao công suất các nhà máy xử lý rác thải bằng phương pháp đốt và vi sinh.
Tiểu kết chương 3:
Phát triển bền vững vùng ven đô Hà Nội là một việc làm cần thiết trong quá trình ĐTH, tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc mở rộng của vùng nội thành trong tương lai. Để phát triển KT-XH vùng ven đô Hà Nội theo hướng bền vững cần phải thực hiện một số giải pháp chủ yếu về các vấn đề sau: giải pháp về quy hoạch; giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển các ngành mới phù hợp với năng lực của dân cư ven đô; giải pháp về lao động, việc làm, giải pháp về phát triển KCHT, phát triển các làng nghề truyền thống để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương; giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường… Các giải pháp này phải được tiến hành đồng thời, hoặc có ưu tiên cho những giải pháp cấp bách hơn nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
65
KẾT LUẬN
ĐTH là quá trình tất yếu trong phát triển KT-XH, điều này xuất phát từ vai trò của đô thị và ĐTH trong nền kinh tế quốc dân. Vùng ven đô được coi là vùng đệm, chuyển giao giữa nông thôn và đô thị, vì vậy nơi đây chứng kiến sự tác động rõ nét của quá trình ĐTH. ĐTH đã tác động rất lớn đến vùng ven đô Hà Nội, tạo ra những sự biến đổi lớn trên tất cả các lĩnh vực, từ cơ cấu nghề nghiệp, nguồn thu nhập, mức sống, đến nhà ở, KCHT, trong cả đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Qua nghiên cứu cho thấy ĐTH có nhiều tác động tích cực đến vùng ven đô Hà Nội. Đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại: giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản xuất; giá trị sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất ngày càng tăng trong quá trình ĐTH; khả năng tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho ngời lao động; đời sống vật chất và tinh thần của dân cư được cải thiện.
Bên cạnh những tác động tích cực, quá trình ĐTH cũng phát sinh nhiều tác động tiêu cực, mà trong đó nhiều trường hợp nếu không có giải pháp để giải quyết sẽ làm giảm lợi ích của ĐTH, để lại những hậu quả lâu dài về KT- XH: nông dân bị thu hồi đất, tạm thời họ bị đảo lộn cuộc sống. Vì vậy trong quá trình đề xuất những giải pháp để giải quyết ảnh hưởng của ĐTH đến vùng ven đô phải đảm bảo phát huy được những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của ĐTH, nhằm thúc đẩy quá trình ĐTH diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và đạt hiệu quả KT-XH cao. Một số giải pháp chủ yếu về các vấn đề sau: giải pháp về quy hoạch; giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế; phát triển các ngành mới phù hợp với năng lực của dân cư ven đô; giải pháp về lao động, việc làm, giải pháp về phát triển KCHT, phát triển các làng nghề truyền thống để tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương; giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường…
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Các văn bản hành chính Nhà nước
[1]. Nghị định số 42/2009/NĐ-CP Về việc phân loại đô thị.
[2]. Nghị quyết số 15/2008/QH12 Về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan do Quốc hội ban hành.
[3]. Thông tư số 34/2009/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị.
B. Tài liệu tiếng Việt
[4]. Nguyễn Thế Bá (2004). Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[5]. Trần Ngọc Chính (2004). Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam. Phiên họp toàn thể 2: Phát triển đô thị ở Việt Nam, tháng 11/2004.
[6]. Phạm Ngọc Côn (1999). Kinh tế học đô thị. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[7]. Cục Thống kê TP. Hà Nội. Niên giám thống kê TP Hà Nội 2012.
[8]. Võ Kim Cương (2013). Chính sách đô thị - Tầm nhìn bao quát và hệ
thống của nhà quản lý đô thị. NXB Xây dựng, Hà Nội.
[9]. Lưu Đức Hải (2006). Định hướng chiến lược phát triển đô thị và đô thị
hóa bền vững tại Việt Nam. Diễn đàn phát triển bền vững đô thị, tháng 5/2006. [10]. Ngô Thắng Lợi (2010). Đô thị hóa ở Hà Nội nhìn từ góc độ phát triển bền vững. Hội thảo “Phát triển bền vững thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình”.
[11]. Ngân hàng Thế giới (2011). Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam.
[12]. Đàm Trung Phường (2005). Đô thị Việt Nam. NXB Xây dựng, Hà Nội. [13]. Nguyễn Văn Sửu (2014). Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kếở ven đô Hà Nội. NXB Tri thức, Hà Nội.
67
[14]. Tổng cục Thống kê (2011). Di cư và đô thị hóa ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt.
[15]. Ủy ban Nhân dân huyện Thanh Trì. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Trì năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
[16]. Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội. Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[17]. Ủy ban về tăng trưởng và phát triển (2010). Đô thị hóa và tăng trưởng.
C. Báo, tạp chí
[18]. Đỗ Thị Minh Đức (2006). Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh của thế
giới đô thị hóa. Tạp chí Khoa học số 2.
[19]. Michael Leaf (2000). Vùng ven đô của Việt Nam: việc quản lý hành chính sự phát triển đô thị của Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 3.
[20]. Nguyễn Hữu Minh (2003). Đô thị hóa và sự phát triển nông thôn ở Việt Nam - một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học, số 3. [21]. Nguyễn Duy Thắng (2004). Tác động của đô thị hóa đến nghèo khổ và phân tầng xã hội. Tạp chí Xã hội học, số 3.
[22]. Nguyễn Duy Thắng (2009). Tác động của đô thị hóa đến KT-XH vùng ven đô và những vấn đề cần quan tâm. Tạp chí Xã hội học, số 1.
D. Các website
http://thanhtri.hanoi.gov.vn/
http://vienkientruc.kientrucvietnam.org.vn/ http://www.gso.gov.vn/