Thách thức

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 59 - 74)

Bên cạnh những cơ hội và tác động tích cực đối với cuộc sống người dân ven đô, vẫn còn không ít những thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình ĐTH.

- Vấn đề việc làm và đào tạo nghề cho nông dân bị mất đất:

Một trong những thách thức lớn nhất không chỉ đối với người nông dân mà còn đổi với những người hoạch định và thực thi chính sách là liệu người nông dân sẽ làm gì sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Họ có khả năng tìm được việc làm thay thế sau khi bị thu hồi phương tiện sản xuất truyền thống của mình hay không trong bối cảnh một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi theo hướng CNH? Và làm thế nào để họ có được việc làm thay thế trong khu vực phi nông nghiệp khi chưa có những chuẩn bị cần thiết về vốn con người?

Thực tiễn cho thấy rõ những lo toan ở mức độ và hình thức khác nhau của các hộ gia đình khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhiều lao động nông nghiệp đã phải đối mặt với vấn đề thiếu việc làm sau khi đất nông nghiệp của họ bị thu hồi, đặc biệt là phụ nữ ở độ tuổi trung niên (những người này sẽ không được tuyển dụng vào làm việc tại các KCN do không có sức khỏe tốt và có trình độ, hơn nữa việc đào tạo cho họ cũng mất nhiều chi phí). Người nông dân từ trước đến nay chỉ quen với nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, vì thế khó có thể xin được việc làm. Trong khi đó, việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp chưa mang lại được hiệu quả.

- Phân hóa xã hội, rủi ro và bấp bênh:

Dưới tác động của quá trình ĐTH, người dân tham gia nhiều hơn vào thị trường song cuộc sống của họ cũng phụ thuộc nhiều hơn vào thị trường, thu nhập có thể cao hơn trước và chi phí cho cuộc sống gia đình cũng tăng so với trước.

Một vấn đề khác là sự bấp bênh của những nguồn sinh kế mới: cho thuê nhà trọ, buôn bán nhỏ hay làm các dịch vụ khác… Về dài hạn, không ai đảm

53

bảo rằng những nguồn sinh kế thay thế này là bền vững, họ có thể gắn bó với chúng bao lâu vẫn còn là một câu hỏi thường trực trong tâm trí nhiều người.

Quá trình ĐTH cũng dẫn đến những bất bình đẳng xã hội trong các hộ gia đình ở địa phương ven đô. Bất bình đẳng xã hội gia tăng trước hết là do những khác biệt về sở hữu các loại tài sản vốn của các hộ gia đình (như đã phân tích ở trên). Trong thực tế đối với nhiều người nông dân Việt Nam, từ truyền thống cho đến hiện đại, đất nông nghiệp (và cả đất ở) có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của họ vì nó cung cấp cho họ không chỉ nguồn lương thực để sinh tồn mà còn cả nguồn công việc cho một số thành viên trong gia đình. Do vậy đất nông nghiệp sẽ tiếp tục là một thứ hàng hóa có giá trị trao đổi cao. Bất bình đẳng về quyền sử dụng đất nông nghiệp vì thế đã, đang và sẽ là một trong các nhân tố quan trọng dẫn tới phân hóa xã hội nông thôn.

- Dân số tăng nhanh do di dân từ nông thôn vào khu vực ven đô:

Lao động di cư tới đô thị để tìm kiếm việc làm thường sinh sống tại khu vực ven đô do giá thuê phòng và chi phí sinh hoạt rẻ hơn trong nội đô. Làn song di chuyển lao động ồ tạ vào Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra áp lực dân số lớn tại nơi này, đồng thời đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền. Trước hết là nguy cơ mất cân dối cơ cấu lao động xã hội khi một bộ phận lớn lao động nhập cư vào Hà Nội hiện nay là lao động giản đơn di cư tự do từ nông thôn, chủ yếu tìm việc làm ở khu vực đô thị. Bùng phát lao động nhập cư còn có tác động xấu đến khung cảnh sống tại đô thị do sự hình thành của các khu ổ chuột, tạo sức ép KCHT, gia tăng tệ nạn xã hội.

Tiu kết chương 2:

Qua những phân tích trên đây, có thể thấy quá trình ĐTH mạnh mẽ trong vòng 20 năm qua đã tạo ra những tác động rất lớn đối với sự phát KT-XH, đặc biệt là tại các vùng ven đô thị. Song song với những tác động tích cực của quá trình ĐTH là những mặt trái của nó mà nếu không có những chính sách khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bền vững trong tương lai.

54

Khu vực ven đô tại Việt Nam, đặc biệt là ven các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, ĐTH quá nhanh đã tạo ra nhiều thách thức như đất nông nghiệp giảm, dân số tăng nhanh, hạ tầng đô thị đặc biệt là hạ tầng giao thông luôn quá tải, vấn đề nhà ở, quản lý đất đai không dễ dàng, cơ cấu không gian làng xã truyền thống ven đô thay đổi, hình thành các phố làng thay cho làng truyền thống, các giá trị kiến trúc và văn hóa truyền thống bị đánh mất hoặc dần quên lãng…Vùng ven đô Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống và những làng nghề truyền thống có giá trị văn hóa phi vật thể cũng không thể nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của cơn lốc ĐTH.

55

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG VEN ĐÔ DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA 3.1. Quan điểm phát triển

-Phát triển vùng ven đô Hà Nội phải đảm bảo thống nhất với chiến lược phát triển của thành phố.

Thành phố Hà Nội đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng về quy mô không gian và đang trong quá trình phát triển nhanh. Do vậy, khu vực ven đô thị cũng sẽ có những biến động về diện tích và ranh giới. Quy hoạch phát triển các huyện ven đô cần phải phù hợp với quy hoạch chung của thành phố nhằm tuân thủ quy hoạch chung, mặt khác cũng cần chắt lọc tối đa những yếu tố hiện có một cách hợp lý để đảm bảo phát triển ổn định, khai thác có hiệu quả nhất nguồn lực.

-Phát triển kinh tế vùng ven đô theo hướng hiện đại hóa, sản xuất hàng hóa, đảm bảo phát triển toàn diện và bền vững.

Trong quá trình phát triển vùng ven đô cần phải gắn các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu phát triển văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, quốc phòng an ninh…, góp phần tạo việc làm cho người lao động, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư, thúc đẩy nâng cao dân trí và phát triển xã hội, giảm tỷ lệ nghèo đói, giải quyết hài hóa lợi ích và chia sẻ bất lợi nếu có xảy ra trong quá trình ĐTH. Bên cạnh đó phải tạo ra các điều kiện cần thiết cho việc bảo vệ tài nguyên môi trường và điều kiện sống nói chung.

-Việc xử lý những ảnh hưởng của ĐTH đến vùng ven đô phải theo hướng thúc đẩy quá trình ĐTH diễn ra thuận lợi, bởi vì:

+ Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của đô thị đối với nền kinh tế và quá trình phát triển KT-XH. ĐTH có tác động kích hoạt KT-XH nông thôn ngoại thành phát triển theo hướng hiện đại hóa: cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu kinh tế ngày càng tiên tiến; trình độ thâm canh sản xuất nông nghiệp ngày

56

càng cao, hiệu quả sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng. Đồng thời, ĐTH cũng làm thay đổi từng giờ, từng ngày diện mạo đời sống xã hội ở vùng ven đô theo hướng CNH - HĐH.

+ Thứ hai, bên cạnh những tác động tích cực và toàn diện của ĐTH thì quá trình này cũng gây ra một số tác động tiêu cực. Tuy nhiên lợi ích do nhiều tác động tích cực đem lại lớn hơn so với chi phí do những tác động tiêu cực gây ra. Do vậy không thể hạn chế quá trình ĐTH.

-Phát triển hệ thống KCHT đồng bộ, hoàn chỉnh, nhất là hệ thống giao thông. Phải tạo được hệ thống giao thông công cộng nối liền nội thành với các đô thị và các điểm dân cư vùng ven đô để tạo mối liên hệ giữa vùng ven đô với hệ thống đô thị toàn TP nhằm xóa bỏ sự cách biệt giữa vùng ven đô và nội thành, tạo điều kiện phân bổ dân cư thống nhất trên toàn thành phố.

3.2. Phương hướng phát triển vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa thị hóa

-ĐTH vùng ven đô phải gắn với quá trình CNH, HĐH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng giá trị nông - lâm - thủy sản trong tổng thu nhập quốc dân, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong GDP, bảo đảm tăng trưởng mức sống dân cư.

-Phát triển vùng ven đô theo hướng huy động tổng hợp mọi nguồn lực của xã hội.

+ Để huy động mọi nguồn lực của xã hội trong quá trình giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH, trước hết cần tạo ra được cơ chế để huy động các nguồn lực tài chính của nhiều thành phần kinh tế. Do vậy cần huy động các cấp, các ngành có liên quan tham gia vào quá trình giải quyết những tác động của ĐTH đến vùng ven đô. Điều đó cho phép phát huy tối đa những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của quá trình đó đến vùng ven đô.

+ Thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài kết hợp với phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lực nội sinh. Các nguồn lực bên trong chủ yếu bao gồm: quỹ đất còn khá lớn, nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế, nguồn lao

57

động dồi dào. Vùng ven đô cũng có nhiều ưu thế trong thu hút đầu tư từ bên ngoài do có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi. Do vậy cần có những chính sách ưu tiên cho sự phát triển của khu vực ven đô.

-Xử lý những tác động của ĐTH đến vùng ven đô một cách đồng bộ, có trọng điểm, có trật tự. Đô thị hóa là quá trình ảnh hưởng toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống KT-XH ở vùng ven đô. Do vậy, khi đề xuất và thực hiện giải pháp nào đó, cần phải đặt nó trong tổng thể các vấn đề của quá trình ĐTH để giải quyết. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, tính đồng bộ ở đây không có nghĩa là tiến hành song song mọi giải pháp, mà cần thực hiện những giải pháp đó theo một trật tự trước sau nhất định và có trọng điểm.

-ĐTH vùng ven đô phải giữ được bản sắc văn hóa riêng, không bị mai một các giá trị văn hóa truyền thống.

-ĐTH vùng ven đô phải được phát triển theo hướng bền vững. Phát triển đô thị cần tập trung xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện sinh thái đô thị, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý được tốc độ tăng trưởng dân số và quy mô mở rộng đất đai đô thị.

3.3. Giải pháp phát triển vùng ven đô Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa trình đô thị hóa

3.3.1.Quy hoch phát trin kinh tế - xã hi các huyn ngoi thành

Trong quy hoạch tổng thể KT-XH cần coi ĐTH là một nội dung của quy hoạch, trước hết là quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển không gian kinh tế.

Trong quy hoạch tổng thể cấp tỉnh cần phải có quy hoạch riêng cho vùng ven đô. Đối với quy hoạch tổng thể cấp huyện nên phân vùng cụ thể và tập trung cho các KĐT và KCN, tránh việc xây dựng tràn lan không theo quy hoạch, vừa làm mất cảnh quan chung, vừa khiến sản xuất nông nghiệp bị phân tán. Việc tập trung như vậy cũng thuận tiện cho việc xử lý nước thải từ các KĐT, KCN. Do đó phần nào hạn chế được ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của người dân.

58

3.3.2. Chuyn dch cơ cu kinh tế vùng ven đô

Hiện nay, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven đô sang sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH đang có tốc độ chậm nếu xét trong mối tương quan với kinh tế nội thành. Cần phải đầu tư nhiều hơn cho vùng ven đô để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và bền vững hơn.

- Đối với ngành nông - lâm - thủy sản:

+ Cần khắc phục tính tự phát trong việc hình thành các vùng chuyên môn hóa thông qua triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH và xây dựng các đề án phát triển chuyên ngành theo từng vùng.

+ Xác định vùng nông nghiệp ổn định: Hoạt động nông nghiệp ở vùng ven đô Hà Nội cần phải được duy trì vì đây là nơi cung cấp thực phẩm cho thành phố. Một trong những giải pháp cần thiết đó là giảm dần diện tích trồng lúa và nhường chỗ cho các nông sản có giá trị thặng dư cao như rau, hoa quả, thủy sản, chăn nuôi gia cầm…

+ Sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý. Do diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm nên phải tận dụng tốt diện tích đất hiện có đồng thời tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

+ Tăng cường đầu tư hệ thống KCHT kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp. + Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích; cơ giới hóa nông nghiệp, gắn liền với ngành chế biến nông sản.

Đối với ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

+ Phát triển mạnh các cơ sở công nghiệp nhằm phát huy các nguồn lực tại chỗ, nhất là tiềm năng về vốn, lao động, kinh nghiệm và tay nghề của nhân dân.

+ Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống đồng thời tích cực du nhập nghề mới vào địa phương, nhất là những ngành nghề thu hút nhiều lao động nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lao động vốn sẵn có trong dân cư.

59

Đối với phát triển các ngành dịch vụ:

+ Tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử và phát triển các lễ hội, làng nghề truyền thống để phục vụ cho du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng.

+ Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống trốn lậu thuế, sản xuất và buôn bán hàng giả, kinh doanh trái phép, đầu cơ,… góp phần bình ổn thị trường.

+ Xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí.

3.3.3. Phát trin các ngành ngh phù hp vi vùng ven đô

Ở các vùng ven đô do số lượng lao động lớn, đa phần là lao động giản đơn, vì vậy để đáp ứng nhu cầu giải quyết lao động dư thừa và tạo thêm việc làm, đòi hỏi:

+ Bên cạnh việc phát triển những ngành công nghệ cao: điện tử, viễn thông,… thì cũng phải phát triển những ngành ở trình độ kỹ thuật trung bình: chế biến gỗ, chế biến thủy sản,… và mở rộng các ngành sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày,…

+ Các địa phương cần chú trọng vào chính sách phát triển đô thị nông nghiệp và dịch vụ liền kề. Việc áp dụng các tiến bộ mới để tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích và tạo việc làm mới cho người nông dân bằng việc xây dựng các ki ốt bán hàng, hệ thống phụ trợ, vừa giới thiệu, quảng bá sản phẩm cho người nông dân, để người nông dân đựa vào đó làm việc, vừa góp phần giải quyết việc làm cho lao động.

3.3.4.Phát trin làng ngh truyn thng, hình thành các khu du lch góp phn chuyn dch cơ cu kinh tế phn chuyn dch cơ cu kinh tế

Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề, chiếm khoảng 80% tổng số đơn vị hành chính làng trên toàn thành phố, trong đó có 224 làng nghề truyền thống, trong đó tập trung nhiều ở vùng ngoại thành nói chung và vùng ven đô nói riêng.

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)