Phát triển làng nghề truyền thống, hình thành các khu du lịch góp phần

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 66 - 68)

phn chuyn dch cơ cu kinh tế

Hà Nội hiện có 1.270 làng nghề, chiếm khoảng 80% tổng số đơn vị hành chính làng trên toàn thành phố, trong đó có 224 làng nghề truyền thống, trong đó tập trung nhiều ở vùng ngoại thành nói chung và vùng ven đô nói riêng. Đây là một lợi thế lớn trong quá tình ĐTH của Thủ đô. Cần giữ gìn và phát triển các làng nghề theo hướng xây dựng các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, phát huy những sản phẩm có giá trị thặng dư cao để thu hút nhiều lao động, tạo thêm nhiều việc làm.

60

Để đẩy nhanh quá trình phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình ĐTH vùng ven đô, cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là khâu đột phá quan trọng để thức đẩy làng nghề phát triển. Vì vậy cần khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề truyền thống đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ truyền thống theo phương châm kết hợp hài hòa giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền. Lựa chọn công nghệ phù hợp ở một số khâu có điều kiện để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và ít ảnh hưởng đến môi trường.

+ Phát triển làng nghề mới: Trước sức ép của tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ hiện nay, diện tích đất sử dụng cho xây dựng hạ tầng đô thị ngày càng lớn, giá đất tăng nhanh, diện tích đất dùng để sản xuất ngày càng bị thu hẹp. Chính vì vậy muốn phát triển làng nghề truyền thống trong quá tình ĐTH thì cần giữ vững và phát triển làng nghề cũ, trên cơ sở đó nhân rộng ra các làng mới, như vậy sẽ vừa mở rộng phát triển sản xuất vừa giảm sự tác động môi trường tại các làng nghề cũ. Để các làng nghề mới phát triển cần tập trung quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp theo nhóm nghề, tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp, thoát nước), quy hoạch xây dựng bãi rác thải xa các khu dân cư đông đúc, khắc phục tình trạng ô nhiễm như một số làng nghề truyền thống hiện nay đang gặp phải.

+ Củng cố thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu: Để làm được điều này thì sản phẩm của các làng nghề truyền thống tại các vùng ven đô cần phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã, đồng thời phải năng động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm cơ hội giới thiệu sản phẩm như tham gia hội chợ, triển lãm, xây dựng thương hiệu làng nghề. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tổ chức đa dạng kênh tiêu thụ, mở rộng đại lý, cửa hàng tại các khu vực nội thành. Cùng với quá trình ĐTH, các làng nghề dần dần sẽ trở thành các phố nghề. Khi đó, việc xây dựng hệ thống cửa

61

hàng, trung tâm thương mại, cửa hàng bày bán và giới thiệu sản phẩm chắc chắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng.

+ Phát triển du lịch làng nghề: Quá trình ĐTH tại khu vực ven đô sẽ làm chuyển một số làng nghề truyền thống thành phố nghề, khi đó việc phát triển trong làng nghề không chỉ dừng lại ở sản xuất mà còn tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trong các làng nghề. Mỗi làng nghề truyền thống gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di tích lịch sử cũng như đặc trưng kinh tế riêng của mỗi vùng. Vì vậy phát triển du lịch làng nghề vừa quảng bá, giới thiệu sản phẩm, vừa góp phần giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu đô thị hóa và những biến đổi kinh tế - xã hội vùng ven đô hà nội (Trang 66 - 68)