MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA CẤU TRÖC PHÂN TỬ VÀ KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÕN KIM LOẠI ĐỒNG TRONG MÔI TRƢỜNG HNO3 3M CỦA CÁC HỢP CHẤT 2,5 – DIHIDROXI AXETOPHENON AROYL HIDRAZON
Theo các tài liệu [2,4,8,9,16,17] cho thấy, trong các tham số cấu trúc của phân tử hidrazit thế thì các tham số: Etoatl, EHOMO, ELUMO, mật độ điện tích trên các trung tâm hấp phụ O, N ảnh hưởng lớn tới hiệu suất ức chế ăn mòn Cu trong môi trường HNO3 3M.
Trên cơ sở là kết quả tính toán lý thuyết theo Hyperchem và các giá trị thực nghiệm thu được, chúng tôi thiết lập mối quan hệ giữa hiệu suất ức chế ăn mòn kim loại Cu trong môi trường HNO3 3M của các hidrazit thế với các thông số cấu trúc phân tử bằng thuật toán hồi quy tuyến tính bằng phần mềm Statgraphic Centurion XV.1.
Hàm hồi quy đa biến thiết lập được có dạng: PLT = Σai.xi
Trong đó: PLT là hiệu suất ức chế ăn mòn theo lí thuyết ai là hệ số hồi quy của phương trình xi là tham số tác động tới PLT
Ý nghĩa của phương trình hồi quy: nhằm mô tác ảnh hưởng của các yếu tố (tham số cấu trúc) lên hiệu suất ức chế ăn mòn bằng một phương trình. Khi thu được hàm hồi quy sát với thực nghiệm, chúng ta có thể tính toán được hiệu suất ức chế mà không cần làm thực nghiệm. Điều này giúp cho việc định hướng nghiên cứu, tổng hợp các hidrazit thế có khả năng ức chế ăn mòn cao.
Hệ số tương quan (R2) càng lớn thì mô hình mô tả càng đúng thực nghiệm. Ở đây ta xét các mô hình có nghĩa khi R2
≥ 0.80, với độ tin cậy 95%. Quá trình hồi quy được lặp lại nhiều lần để sàng lọc, loại dần những yếu tố ít ảnh hưởng đồng thời đảm bảo được độ tin cậy (P-value ≤ 0.05).
Phương trình hồi quy 11 nhân tố:
P = 38.736 + 0.382462* μ - 4.39455*delta E - 0.000848429*EB + 0.000131071*ETotal - 0.0176762*S + 122.536*ZNa + 46.2558*ZNb - 21.5483*ZOa - 219.282*ZOb - 16.9741*ZOc + 1.21461*ZN-R
R2 = 0.982 (P-value = 0.0243)
Ta sàng lọc bằng cách loại dần các nhân tố sao cho hệ số tương quan ít thay đổi (loại dần các nhân tố có gí trị P – value lớn nhất) và tăng thêm độ tin cậy cho hàm hồi quy.
Các trường hợp khác thu được như sau: