Điều kiện phân tích sắc ký HPLC

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố các hợp chất ent-kauran ditecpenoit trong cây khổ sâm bắc bộ ( croton tonkinesis gagnep - euphorbiaceae (Trang 41 - 70)

Pha động gradient MeOH-H2O từ 20% đến 100% MeOH đƣợc rửa giải trong 25 phút, sau đó 100% MeOH trong 10 phút. Tốc độ dòng đƣợc duy trì ở 1 ml/phút, nhiệt độ cột ở nhiệt độ phòng. Dung môi sắc ký và các mẫu phân tích đƣợc lọc qua màng lọc 0,45 μm trƣớc khi đƣợc đƣa vào cột sắc ký. Đetectơ DAD đƣợc đặt ở các bƣớc sóng λ 210 nm, 240 nm, 254 nm và 360 nm. Mẫu phân tích đƣợc chuẩn bị ở nồng độ 10 mg/ml và mẫu chuẩn ent-kauran diterpenoid II ở nồng độ 1 mg/ml trong dung môi MeOH HPLC (Merck).

Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ (Croton tonkinensis Gagnep., Euphorbiaceae) đƣợc thu thập tại huyện Mỹ Đức (Hà Tây cũ) vào tháng 9 năm 2010.

Mẫu đƣợc cắt thành các đoạn 5 cm (đƣờng kính 5 mm) phơi khô, sau đó đƣợc sấy ở 50 oC.

4.2 ĐIỀU CHẾ CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÂY KHỔ SÂM

Các hợp chất đƣợc sinh tổng hợp trong thực vật có các tính chất đa dạng do đó phƣơng pháp chiết có một ảnh hƣởng quan trọng đến việc phân lập các hợp chất thuộc các lớp chất hữu cơ mong muốn. Nhằm đạt đƣợc một sự làm giàu sơ bộ các hợp chất hữu cơ theo độ phân cực vào trong các phần chiết riêng biệt, cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ đã đƣợc xử lý theo một quy trình chiết với MeOH ở nhiệt độ phòng, sau đó các hợp chất hữu cơ đƣợc phân tách chọn lọc vào các dung môi hữu cơ có độ phân cực tăng dần.

Cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ đƣợc ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng trong 4 ngày, sau đó lọc thu dịch lọc MeOH; quy trình này đƣợc lặp lại 3 lần. Gộp các dịch MeOH lại và cất loại kiệt MeOH dƣới áp suất giảm cho một phần chiết MeOH (kí hiệu là CT). Để phân tách phần chiết MeOH thành các nhóm chất theo độ phân cực, phần chiết này đƣợc chiết hai pha lỏng lần lƣợt giữa nƣớc với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan, điclometan và etyl axetat để cho các dịch chiết hữu cơ tƣơng ứng. Làm khô các dịch chiết này bằng Na2SO4 rồi cất loại kiệt dung môi dƣới áp suất giảm để thu nhận các phần chiết hữu cơ. Qui trình này phân tách các hợp chất hữu cơ trong cành cây Khổ sâm Bắc Bộ thành 4 lớp: lớp các hợp chất tan trong n-hexan (CTH, hiệu suất chiết 1,25% so với lƣợng nguyên liệu khô), lớp các hợp chất tan trong điclometan (CTD, 0,47%), lớp các hợp chất tan trong etyl axetat (CTE,0,05%) và lớp các hợp chất phân cực tan trong nƣớc (CTW,

0,63%). Sự phân tách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn các phƣơng pháp sắc ký khi phân tích định tính và định lƣợng cũng nhƣ phân lập các chất tinh khiết có trong các phần chiết.

Cành Khổ sâm Bắc Bộ (2 kg) Dịch nƣớc Dịch nƣớc Phần chiết n-hexan (CTH; 25 g; 1,25 %) Dịch nƣớc Dịch nƣớc Phần chiết EtOAc (CTE; 1 g; 0,05 %) Phần chiết CH2Cl2 (CTD;9,3 g; 0,47%) Phần chiết nƣớc (CTW; 12,6 g, 0,63 %) 1. Chiết bằng n-hexan

2. Cất loại kiệt n-hexan, 60 °C

1. Ngâm chiết với MeOH (4 ngày, 3 lần) 2. Lọc, cất loại MeOH

3. Hòa vào nƣớc cất

1. Chiết với CH2Cl2

2. Cất loại kiệt CH2Cl2, 40 °C

1. Chiết với EtOAc

2. Cất loại kiệt EtOAc, 60 °C

4.3 PHÂN TÁCH CÁC PHẦN CHIẾT TỪ CÀNH KHỔ SÂMBẮC BỘ 4.3.1 Phân tách phần chiết n-hexan (CTH) 4.3.1 Phân tách phần chiết n-hexan (CTH) 4.3.1 Phân tách phần chiết n-hexan (CTH)

Phần chiết n-hexan (CTH) (15 g) đƣợc phân tách bằng sắc ký cột (CC) trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,2 mm), rửa giải với n-hexan và hệ dung môi gradient n-hexan-axeton 49:1, 29:1, 19:1, 12:1, 9:1, 3:1 và 2:1 (v/v). Các phân đoạn có TLC giống nhau đƣợc gộp lại và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm cho 8 nhóm phân đoạn từ CTH1 đến CTH9. Các nhóm phân đoạn đƣợc rửa bằng dung môi, tinh chế bằng cột Mini-C trên silica gel và kết tinh lại thu đƣợc chất CTH3

(chất I) (0,41 g), CTH5 (chất II) (60 mg), CHT6 (chất III) (15 mg) và CTH9 (chất IV) (73,4 mg).

4.3.2 Phân tách phần chiết điclometan (CTD)

Phần chiết điclometan (CTD) (9,3 g) đƣợc phân tách bằng sắc ký cột (CC) trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,2 mm). Rửa giải với n-hexan và hệ dung môi gradient n-hexan-axeton 27:1, 19:1, 12:1, 9:1, 6:1 và 3:1 (v/v). Các phân đoạn có TLC giống nhau đƣợc gộp lại và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm cho 6 nhóm phân đoạn từ CTD1 đến CTD6. Các nhóm phân đoạn đƣợc rửa với các dung môi, tinh chế bằng cách chạy cột Mini-C trên silica gel hoặc kết tinh lại cho các chất

CTD1.1 (chất V) (7,5 mg), CTD1.2 (chất VI) (5 mg), CTD2 CTH3 (chất I) (0,47 g), CTD4 CTH.5 (chất II) (0,21 g), CTD5.2.1 (chất VII) (4,8 mg),

CTD5.2.2 CTH6 (chất III) (5 mg), CTD6 CTH9 (chất IV) (54 mg).

4.3.3 Phân tách phần chiết etyl axetat (CTE)

Phần chiết etyl axetat (CTE) (1 g) đƣợc phân tách bằng sắc ký cột (CC) trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,2 mm). Rửa giải với CH2Cl2 và hệ dung môi gradient CH2Cl2-MeOH 29:1, 19:1, 9:1, 3:1, 2:1 và 1:1 (v/v). Các phân đoạn có TLC giống nhau đƣợc gộp lại và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm cho 4 nhóm phân đoạn từ CTE1 đến CTE4. Nhóm phân đoạn CTE2 đƣợc rửa bằng MeOH cho một chất kí hiệu là CTE2 (chất IV) (8 mg).

4.3.4 Phân tách phần chiết nƣớc (CTW)

Phân đoạn 20% MeOH-H2O (CTW1) (2,5 g) đƣợc phân tách bằng sắc ký cột (CC) trên silica gel (Merck, cỡ hạt 0,063-0,2 mm). Rửa giải với CH2Cl2 và hệ dung môi gradient điclometan-metanol 19:1, 12:1, 9:1, 6:1 và 4:1 (v/v). Các phân đoạn có TLC giống nhau đƣợc gộp lại và cất loại dung môi dƣới áp suất giảm cho 6 nhóm phân đoạn từ CTW1.1 đến CTW1.6. Nhóm phân đoạn CTW1.4 đƣợc rửa với MeOH cho một chất CTW1.4 (chất VIII) (18 mg).

CTD (9,3 g) CTE (1 g) CTW (12,6 g) CTH3 (2,6 g) CTH4 (0,91 g) CTH5 (5,06 g) CTH6 (2,02 g) CTH7 (1,3 g) CTH8 (0,50 g) CTD5 (1,5 g) CTD4 (0,65 g) CTD3 (0,5 g) CTD2 (0,86 g) CTD1 (0,9 g) CTD6 (4,06 g)

1. Diaion, gradient MeOH-H2O 2. CC, gradient CH2Cl2-MeOH 3. Rửa bằng MeOH 1. CC, gradient CH2Cl2-MeOH 2. Rửa bằng MeOH CC, gradient n-hexan-axeton CTH (25 g) CTW1.4 (VIII) (18 mg) CTE2 (IV) (8 mg) CC, gradient n-hexan-axeton CTH9 (IV) (73,4 mg) CTH6.4 (III) (15 mg) CTH3 (I) (0,41 g) CTH5 (II) (60 mg)

Chiết hai pha lỏng

CT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CTH9

4.4 CẤU TRÚC CỦA CÁC HỢP CHẤT ĐƢỢC PHÂN LẬP

Từ các phần chiết cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ các hợp chất β-sitosterol (I) (CTH3CTD2), ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (II) (CTH5

CTD4), asperglaucid (III) (CTH6 CTD5.2.2), β-sitosterol-3-O-β-D- glucopyranosid (IV) (CTH9, CTD6 CTE2), acid acetyl aleuritolic (V) (CTD1.1), acid stearic (VI) (CTD1.2), ent-1α-acetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16- en-15-on (VII) (CTD5.2.1) và acid glucosyringic (VIII) (CTW1.4) đã đƣợc phân lập.

β-Sitosterol (I)

Hợp chất I đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim, màu trắng, đ.n.c. 135- 136 oC, Rf= 0,44 (TLC, silica gel, n-hexan-EtOAc 4:1, v/v), hiện màu tím với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%.

Hợp chất này đƣợc nhận dạng trên cơ sở so sánh TLC và co-TLC với chất chuẩn β-sitosterol. HO 19 18 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 27 14 15 16 17 20 21 22 23 24 28 29 25 26 I

Ent-7β-Hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (II)

Hợp chất II đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim, không màu, đ.n.c. 132-135 oC, Rf = 0,5 (TLC, silica gel, n-hexan-axeton 3:1, v/v), hiện màu tím với thuốc thử vanilin/ H2SO4 đặc 1% và hiện màu da cam với thuốc thử Dragendorff.

Hợp chất này đƣợc nhận dạng dựa trên cơ sở so sánh TLC, co-TLC và HPLC phân tích với chất chuẩn ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat.

II Asperglaucid (III)

Hợp chất III đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 185-187 oC, Rf = 0,79 (TLC, silica gel, điclometan-axeton 9:1, v/v), hiện màu xanh đen với thuốc thử Dragendorff và không hiện màu với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%.

III

Phổ EI-MS của chất III cho pic ion phân tử ở m/z 444, cho giả thiết một công thức phân tử dự kiến C27H28O4N2 phù hợp với dữ kiện phổ 1H-NMR và 13C- NMR.

Phổ 1

H-NMR, 13C-NMR và DEPT của III cho thấy sự có mặt của hai nhóm amid bậc 2 ở δ 6,76 (1H, d, J = 7,5 Hz) và 5,94 (1H, d, J = 8,5 Hz); hai nhóm

cacbonyl amid (–CO–NH–) ở δC 170,3 (s) và 167,1 (s). Ngoài ba vòng benzen thế 1 lần [δH 7,71 (2H, d, J = 8,5 Hz), 7,52 (1H, t, J = 8,5 Hz), 7,43 (2H, t, J = 8,5 Hz), 7,26 (2H, m), 7,26 (3H, m), 7,15 (3H, m), 7,07 (2H, d, J = 8,3 Hz); δC 136,7 (s), 136,6 (s), 133,7 (s), 131,9 (d), 129,3 (2d), 129,1 (2d), 128,8 (2d), 128,7 (2d), 128,6 (2d), 127,2 (d), 127,1 (2d), 126,8 (d)], hai nhóm –CH2-CH(NH)- [δH 4,76 (1H, m), 4,34 (1H, m), 3,21 (1H, dd, J = 13,5 Hz), 3,06 (1H, dd, J = 13,5 Hz), 2,75 (2H, m)] còn một nhóm thế đáng chú ý khác là acetoxymetyl [δH 3,92 Hz (dd, J = 5,0 Hz, 11,0 Hz), 3,81 (dd, J = 4,5 Hz, 11,0 Hz) và 2,02 (s); δC 64,6 (t), 170,7 (s) và 20,8 (q)].

Do đó trên cơ sở dữ kiện phổ MS và NMR cấu trúc của III đƣợc xác định là asperglaucid - một dipeptit có khả năng chống dị ứng, đã đƣợc phân lập từ một loài Euphorbiaceae, Pteris multifida Poir (Pteridaceae) và từ Mucura cinerra [27, 30].

β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (IV)

Hợp chất này đƣợc phân lập dƣới dạng bột vô định hình màu trắng, đ.n.c. 281-283 oC, Rf = 0,41 (TLC, silica gel, n-hexan-axeton 1:1, v/v), Rf = 0,53 (TLC, silica gel, điclometan-metanol 6:1, v/v) và hiện màu tím với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%. GlcO 19 18 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 27 14 15 16 17 20 21 22 23 24 28 29 25 26 IV

Phổ 1H-NMR của IV cho giả thiết về sự liên quan của hợp chất này với β- sitosterol. Các tín hiệu của hai nhóm metyl bậc ba [H 0,66 (3H, s, 19-Me) và 0,96 (3H, s, 18-Me)], một nhóm metyl bậc hai [δH 0,90, (3H, d, J = 6,5 Hz, 21-Me)], một

[δH 0,83 (3H, d, J = 7,0 Hz, 26-Me) và 0,82 (3H, d, J = 7,0 Hz, 27-Me)]; các nhóm sau này thuộc về một mạch nhánh 1-metyl-4-etyl-5-metylhexyl của một khung stigmastan. Một nối đôi thế ba lần [δH 5,32 (1H, br s, H-6); δC 121,0 (d, C-6), 140,4 (s, C-5)] là dấu hiệu nhận biết của một khung stigmast-5-en của một dẫn xuất của β- sitosterol; sự dịch chuyển về phía trƣờng thấp đƣợc phát hiện cho các tín hiệu proton và cacbon 13 cho thấy đây có thể là một dẫn xuất của β-sitosterol ở vị trí C- 3. Khi so sánh tổng số các tín hiệu cacbon trên phổ 13

C-NMR của IV (35C) với của

β-sitosterol (29C) chúng ta sẽ thấy khả năng xuất hiện một hexozơ khẳng định cho cấu trúc một glycozit của IV. Tín hiệu của proton anomeric [δH 4,23 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1')] và cacbon anomeric δC 100,7 (d, C-1') và các tín hiệu 13C-NMR khác nhau ở δC 61,0 (t, C-6'), 70,1 (d, C-4’), 73,4 (d, C-2'), 76,9 (d, C-5') và 76,6 (d, C-3') cho thấy hexozơ này phải là β-glucopyranosid. Nhóm metin cacbinol ở C-3 có sự định hƣớng β dựa trên độ chuyển dịch hóa học ở δC 76,7 của C-3. Cấu hình D của β- glucopyranosid đƣợc giả thiết từ sự xuất hiện chủ yếu của nó trong các sterol glycosid thiên nhiên.

Trên cơ sở của các phân tích phổ NMR, cấu trúc của IV đƣợc xác định là β- sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid.

Acid acetyl aleuritolic (V)

Hợp chất V đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 273-275 oC, Rf = 0,49 (TLC, silica gel, n-hexan-axeton 6:1, v/v), hiện màu tím với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%. COOH AcO 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 30 29 28 27 V

Phổ 1H-NMR của V cho biết sự có mặt của 7 nhóm metyl ở dạng singlet [δH 0,85 (3H, s), 0,88 (3H, s), 0,91 (3H, s), 0,92 (3H, s), 0,94 (3H, s), 0,95 (3H, s), 0,96 (3H, s)], một nhóm acetyl ở δH 2,04 (3H, s), một nối đôi thế 3 lần [δH 5,52 (1H, dd, J = 8,0 Hz, 3,0 Hz)] và một nhóm oxymetin [δH 4,46 (1H, dd, J = 11,0 Hz, 5,0 Hz)]. Sự chuyển dịch vể phía trƣờng thấp của nhóm oxymetin cho thấy có nhóm acetoxy liên kết với nhóm oxymetin này. Phổ 13C-NMR và DEPT khẳng định các dữ kiện phổ 1

H-NMR về cấu trúc của một tritecpenoit năm vòng với 7 nhóm metyl [δC 15,6 (q), 16,6 (q), 22,4 (q), 26,2 (q), 27,9 (q), 28,7 (q) và 31,9 (q)], một nối đôi thế 3 lần [δC 160,6 (s) và 116,8 (d)], một nhóm oxymetin chuyển dịch về phía trƣờng thấp [δC 80,9 (d)], một nhóm acid cacboxylic [δC 184,0 (s)]. Nhóm acetoxy đã đƣợc xác định bằng các tín hiệu cộng hƣởng ở δC 170,9 (s) và 21,3 (q). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cơ sở các dữ kiện phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT một cấu trúc taraxer-14-en đã đƣợc xác định cho chất V. Các tra cứu tài liệu đã xác định đƣợc nhóm acid cacboxylic ở C-28 [23]. Nhóm oxymetin đƣợc giả thiết là ở vị trí C-3 trên cơ sở sự sinh tổng hợp các triterpenoit từ squalen 2,3-epoxid, nhóm acetoxy cũng đã đƣợc xác định là liên kết với vị trí này từ sự chuyển dịch về phía trƣờng thấp của H-3 (δH 4,46) và C-3 [δC 80,9 (d)].

Hóa lập thể 3β của nhóm acetoxy đã đƣợc xác định dựa trên hằng số tƣơng tác Jax-ax = 11,0 Hz của H-3α. Do đó, chất V đƣợc xác định là acid acetyl aleuritolic phù hợp với các dữ kiện phổ của chất này đã đƣợc phân lập từ vỏ và lõi gỗ cây

Homonoia riparia [53]. .

Acid 3β-hydoxytaraxer-14-en-28-oic (axit aleuritolic) lần đầu tiên đƣợc phân lập từ cây Chẩu (Aleurites montana, Euphorbiaceae) và đƣợc tìm thấy trong nhiều loài của họ Euphorbiaceae [7]. Acid aleuritolic cũng đƣợc phát hiện trong một số thực vật chi Croton L., Euphorbiaceae. Theo L. P. Peres [35] hoạt tính kháng S. aureusS. typhimurium của acid acetyl aleuritolic ở giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 1 mg/ml.

Acid stearic (VI)

Tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 69-71 oC.

Rf = 0,49 (TLC, silica gel, n-hexan-axeton 6:1, v/v), khó hiện màu tím với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%. C H3 OH O Phổ 1

H-NMR (CDCl3) của VI cho các tín hiệu cộng hƣởng từ proton của một nhóm metyl ở δH 0,88 (3H, t, J = 7,0 Hz), của các nhóm metylen của mạch hidrocacbon của axit béo ở δH1,26 (28H, s br), của hai nhóm metylen khác ở δH 1,63 (2H, quintet, J = 7,5 Hz) và 2,34 (2H, t, J = 7,5 Hz). Sự chuyển dịch về phía trƣờng thấp cho thấy 2 nhóm metylen liên kết với nhau này phải gắn với một nhóm cacboxyl.

Trên cơ sở dữ kiện phổ 1

H-NMR, cấu trúc của chất VI đƣợc xác định là acid stearic (C18H36O2).

Ent-1α-Acetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-on (VII)

Hợp chất VII đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 96-98 oC, Rf= 0,66 (TLC, silica gel, điclometan-axeton 9:1, v/v), hiện màu nâu với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%, hiện màu da cam với thuốc thử Dragendorff.

Phổ 1H-NMR (CDCl3) của VII cho các tín hiệu của ba nhóm metyl singlet ở

δH 0,90 (3H, s), 0,98 (3H, s) và 1,15 (3H, s), ba nhóm oxymetin ở δH 4,38 (1H, dd, J = 12,5 Hz, 4,0 Hz), 4,85 (1H, br s) và 4,89 (1H, s), một nhóm exometylen liên hợp α,β không no ở δH 5,42 (1H, s) và 6,18 (1H, s) và một nhóm acetoxy ở δH 1,99 (3H, s).

Phổ 13C-NMR và DEPT (CDCl3) của VII cho các tín hiệu cộng hƣởng của ba nhóm metyl (3q) (δC 18,6, 21,5 và 33,3), năm nhóm metylen (5t) (δC 16,8, 22,7, 27,7, 30,9 và 34,9), sáu nhóm metin (6d) (δC 45,9, 46,3, 47,3, 72,8, 74,5 và 74,9), ba C sp3 (3s) (δC 32,9, 42,8 và 61,4), một nhóm acetoxy [δC 170,1 (s) và 20,8 (q)] và một nhóm cacbonyl δC 207,9 (s) liên hợp α,β không no với một nhóm exometylen [δC 147,4 (s) và 118,2 (t)].

Trên cơ sở các dữ kiện phổ 1H-NMR, 13C-NMR và DEPT một cấu trúc ent- kauran ditecpenoit đã đƣợc giả thiết cho chất VII. Các vị trí oxi hóa trên khung ent- kauran đƣợc giả thiết là ở C-1, C-7 và C-14 phù hợp với các giá trị độ chuyển dịch hóa học proton δH và cacbon δC của các hợp chất ent-kauran ditecpenoit có cấu trúc tƣơng tự từ cây Khổ sâm Bắc Bộ [7].

Tra cứu các các dữ kiện phổ của các tài liệu tham khảo đã xác định cấu trúc của VIIent-1α-acetoxy-7β,14α-dihydroxykaur-16-en-15-on, một hợp chất ent- kauran ditecpenoit đƣợc phân lập từ lá cây Khổ sâm Bắc Bộ [41].

Acid glucosyringic (VIII)

Hợp chất VIII đƣợc phân lập dƣới dạng tinh thể hình kim màu trắng, đ.n.c. 218-220 oC, Rf = 0,27 (TLC, silica gel, EtOAc-H2O-HCOOH 10:3:2, v/v/v), hiện màu đen với thuốc thử vanilin/H2SO4 đặc 1%.

VIII

Phổ 1H-NMR của VIII cho thấy sự có mặt của tín hiệu hai proton (2H) ở dạng singlet [δH 7,22 (s)], một tín hiệu hai nhóm metoxy (6H) ở dạng singlet [δH

3,80 (s)] và các tín hiệu của một gốc đƣờng có proton anomeric cộng hƣởng ở δH

5,11 (1H, d, J = 7,0 Hz). Các dữ kiện phổ này cho thấy VIII có cấu trúc của một dẫn xuất glycosid của acid 3,5-dimetoxygallic.

Phổ 13

C-NMR và DEPT của VIII cho thấy chất này có 15 nguyên tử cacbon bao gồm 4 cacbon sp2 (4s) [δC 125,7, 138,1 và 152,2 (2 x s)] và 2 nhóm metin sp2 (2 x d) (δC 107,3) của một vòng thơm, 2 nhóm metoxy (2 x q) (δC 56,3), một nhóm acid cacboxylic [δC 166,8 (s)] và một nhóm glucopyranosyl [δC 101,9 (d), 77,3 (d), 76,6 (d), 74,1 (d), 69,9 (d) và 60,8 (t)]. Vị trí liên kết của nhóm glucopyranosyl vào C-4 đã đƣợc xác định qua tƣơng tác HMBC giữa H-1' (δH 5,11) và C-4 (δC 138,1).

Hình 2: Các tƣơng tác HMBC của chất VIII

chất này đƣợc phân lập từ Saxifraga montana [29]. Đây là lần đầu tiên hợp chất này đƣợc phân lập từ chi Croton.

4.5 PHÂN TÍCH HPLC MẪU CHIẾT MEOH CÀNH NHỎ CÂY KHỔ SÂM BẮC BỘ SÂM BẮC BỘ SÂM BẮC BỘ

Sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng HPLC [14] để phân tích định lƣợng chất ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (II) trong mẫu chiết MeOH cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ. Phân tích định lƣợng HPLC đƣợc thực hiện ba lần cho mẫu phân tích ở λ 240 nm. Sắc ký đồ HPLC của mẫu MeOH cành nhỏ cây Khổ sâm Bắc Bộ đƣợc đƣa ra ở Hình 3. Sắc ký đồ HPLC của chất ent-7β- hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetat (II) đƣợc đƣa ra ở Hình 4. Nồng độ chất

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự phân bố các hợp chất ent-kauran ditecpenoit trong cây khổ sâm bắc bộ ( croton tonkinesis gagnep - euphorbiaceae (Trang 41 - 70)