Hình 2.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu qua các năm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 48 - 50)

các năm Trung Quốc Đức Nga Hàn Quốc Nhật Bản

trọng nhập khẩu của công ty. Công ty luôn xem Hàn quốc là thị trường nhiều tiềm năng. Và trong năm 2007 công ty duy trì mức độ tăng trưởng nhập khẩu là 21% và chiếm tỷ trọng là 23%, đây là kết quả của nỗ lực thiết lập mỗi quan hệ làm ăn với các đối tác Hàn Quốc.

*Thị trường Nga: Nga là thị trường truyền thống của công ty, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu từ Nga đang có chiều hướng giảm sút, một phần vì các sản phẩm của Nga chưa đáp ứng được yêu cầy về chất lượng và giá cả so với các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc nên công ty đang chuyển sang tìm kiếm thị trường mới,

*Thị trường Đức: mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty song vai trò của chúng có tác dụng thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng. Các sản phẩm nhập khẩu từ thì trường Đức chủ yếu là các sản phẩm thiết bị y tế công nghệ cao như: máy chụp cắt lớp, X quang, thiết bị chuẩn đoán khác. Đức là một thị trường khó tính, nhưng có rất nhiều sản phẩm tốt và công nghệ cao, các thương vụ làm ăn đòi hỏi phải có tính chuyên nghiệp rất cao. Vì vậy công ty nên cố gắng duy trì và khôi phục để tạo cho mình nhiều lựa chọn hơn trong tìm kiếm nguồn hàng chất lượng cao.

*Thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là nhà cung cấp nhiều lợi thế cho các loại sản phẩm máy móc cho gia đình có chất lượng vừa phải và giá cả phải chăng đồng thời trung Quốc cũng là nhà cung cấp chính các linh kiện phụ tùng khá đa dạng và phong phú cho sản xuất. Hiện công ty đang nỗ lực để tăng cường quan hệ làm ăn với các đối tác này để nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển nhóm mặt hàng thiết bị, phụ tùng của công ty đang bị cạnh tranh, nó biểu hiện qua tỷ trọng nhập khẩu ngày càng tăng từ thị trường này

*Thị trường khác: đây là những thị trường chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng cho việc phát triển lâu dài của công ty. Là những thị trường mới mà công ty mới tiếp cận và cực kỳ có ý nghĩa với công ty trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, đa

dạng hóa các nhà cung cấp như một số thị trường châu Phi, nam Mỹ, Ấn Độ...trong 3 năm qua, ở thị trường này công ty mới chỉ nhập những số lượng nhỏ với mục đích thăm giò và thử nghiệm.

2.2.4. Phương thức nhập khẩu

Trong kinh doanh nhập khẩu có nhiều phương thức hay hình thức để hoạt động trên thị trường. Công ty giao nhận kho vận ngoại thương- VIETRANS sử dụng hai loại phương thức nhập khẩu sau:

-Phương thức nhập khẩu ủy thác -Phương thức nhập khẩu tự doan

Phương thức nhập khẩu ủy thác

Phương thức nhập khẩu uỷ thác thì công ty giao nhận ngoại thương –VIETRANS đứng ra đàm phán, ký kết hợp nhập khẩu với đối tác nước ngoài, ký kết hợp đồng nhận ủy thác, đồng thời tiến hành các thủ tục nhập khẩu cho người ủy thác trong nước. Theo phương thức này công ty là người trung gian và được hưởng phí ủy thác sau khi hoàn thành hết các nghĩa vụ theo hợp đồng ủy thác. Công ty chủ yếu đứng ra nhập khẩu ủy thác các loại máy móc thiết bị cần thiết cho các công trình, dự án cũng như các công trình cũng như các dây chuyền công nghệ phức tạp, các thiết bị y tế có công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp trong nước.

Thực hiện theo phương thức nhập khẩu ủy thác này thì công ty phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật như về mặt hàng, thuế, quy định về chủ thể, pháp nhân. Để hoạt động thì công ty phải tìm các nhu cầu ủy thác từ nền kinh tế, cũng như năng động và sáng tạo và không ngừng cải tiến về mặt dịch vụ và tiện lợi để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác. Theo phương thức này thì chủ yếu thu được phí ủy thác có lợi nhất mà vẩn đảm bảo được yêu cầu của hoạt động ủy thác trong nước, chi phí cho ủy thác thường

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 48 - 50)