Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 45 - 47)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHẬP KHẨU MÁY, THIẾT BỊ MÓC TẠI TỔNG CÔNG TY GIAO NHẬN

2.2.2.Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Các mặt hàng chính của công ty là thiết bị, phụ tùng, máy các loại, và các mặt hàng khác. Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thế hiện qua Hình 2.2.

Mặt hàng các thiết bị xây dựng

Hiện tại do nhu cầu xây dựng cơ bản là khá cao nên nhu cầu về các phương tiên cho xây dựng đang rất lớn. Các phương tiên phục vụ xây dựng mà công ty nhập khẩu chủ yếu là xe lu, máy ủi , máy xúc, xe san lấp, búa đóng cọc, cần cẩu, các thiết bị chuyên dụng khác. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này tăng trưởng khá mạnh cho đến năm 2007 tỷ lệ này là 35% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi về mặt cơ cấu từ chỗ đứng thứ ba sau mặt hàng máy móc và phụ tùng đã vượt lên thứ hai chỉ sau mặt hàng máy các loại. Đây là tín hiệu cho thấy mặt hàng thiết bị xây dựng ngày càng có một vị trí quan trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhập khẩu của VIETRANS

Mặt hàng máy các loại

Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu là các loại máy móc khoảng gần 40% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các loại máy móc của công ty bao gồm máy bốc dỡ, máy khai khoáng, máy xây dựng, các máy móc thiết bị cho dây chuyền sản xuất, y tế...Đây là những mặt hàng có giá trị lớn phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất. Đối với mặt hàng này công ty thường nhập khẩu theo đơn đặt hàng của các đơn vị sản xuất có nhu cầu. Năm 2007 tỉ trọng nhập khẩu máy móc là 35%. Tốc độ tăng của

Hình 2.2: Cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu qua các năm

40 39 39 35 30 21 18 22 23 31 37 35 7 10 6 8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2004 2005 2006 2007 Năm T ỷ lệ % MÆt hµng kh¸c ThiÕt bÞ x©y dùng Phô tïng M¸y c¸c lo¹i

nhập khẩu máy móc không nhanh bằng các mặt hàng khác làm giảm tỷ trọng so với các mặt hàng khác. Điều này cho thấy nhu cầu về mặt hàng máy các loại còn có nhiều biến động, chưa thực sự ổn định. Sự dịch chuyển cơ cấu này thực sự có lợi và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng kinh doanh của công ty không, thì cần phải có thời gian kiểm chứng. Và nguyên nhân của sự dịch chuyển cơ cấu này là ở đâu, điều này cần được VIETRANS làm rõ để có hướng điều chỉnh cho đúng đắn để phù hợp với xu thế phát triển chung và tận dụng cơ hội những cơ hội mới do quá trình hội nhập mang lại.

Mặt hàng phụ tùng và mặt hàng khác

Do có khó nhăn về tiêu thụ các sản phẩm phụ tùng vì mạng lưới tiêu thụ mặt hàng này của công ty rất mỏng, chưa được đầu tư thỏa đáng, bên cạnh đó do sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành có ưu thế về mạng lưới tiêu thụ rộng khắp nên kim ngạch nhập khẩu loại hàng này đã giảm, tỷ trọng so với các mặt hàng khác là 22% năm năm 2007. Hiện tại VIETRANS đã có một số độnng thái về cả đầu tư cơ sở vật chất để tăng cường chất lượng dịch vụ, thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên, tích cực đẩy mạnh xúc tiến marketing tìm kiếm thêm khách hàng mới, giữ chân và khôi phục lại khách hàng đã mất để dành lại vị trí cạnh tranh của mình trên thị trường ủy thác nhập khẩu các loại phụ tùng cho sản xuất và xây dựng. Đây là một mặt hàng vốn đã có thế mạnh từ trước của VIETRANS , xu hướng tăng tỉ trọng của mặt hàng trong năm 2007 là kết quả của sự khôi phục lại sự phát triển của mặt hàng nay.

Bên cạnh hai mặt hàng phụ tùng và máy móc thiết bị phục vụ thi công xây lắp công ty còn kinh doanh thêm các mặt hàng như ô tô, xe máy, xe phục vụ phòng cháy chữa cháy, xe cứu hộ cứu nạn, các loại vật liệu ... đâu là các mặt hàng đóng góp tỷ trọng khá lớn vào tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty và đang được công ty phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 45 - 47)