.Quản trị rủi ro trong hoạt động nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 27 - 33)

* Khái niệm về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanh

Khái niệm rủi ro: rủi ro được hiểu là những tai nạn, tai họa, hay sự cố xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên hoặc những mối đe dọa khi xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho con người.

Khi nói đến rủi ro thì nó phải là những sự kiện bất ngờ ngoài tầm kiểm soát của con người và gây thiệt hại cả về vật chất lẫn tinh thần cho con người

Quản trị rủi ro: là một chức năng quản trị chung để nhận dạng, đánh giá đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của rủi ro đối với một tổ chức.

Quản trị rủi ro cũng như hoạt động quản trị nói chung là hoạt động có tổ chức chặt chẽ và có đầy đủ các chức năng: phát hiện nguy cơ, lập các phương án chống rủi ro, kiểm tra, xử lý và khắc phục hậu quả rủi ro hiệu quả. Môi trường kinh doanh nói chung và môi trường hoạt động thương mại quốc tế nói riêng luôn chứa đầy rủi ro. Để tránh những thiệt hại không đáng có và tận dụng cơ hội trong kinh doanh thì quản trị rủi ro là cần thiết để doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường

Trong kinh doanh, ta thường gặp những nhân tố gây ra rủi ro sau:

Môi trường tự nhiên như động đất, núi lửa, lũ lụt, sóng gió, bão, độ ẩm, các loại vũ khí vô chủ trôi nổi trên biển… đấy là nguyên nhân làm cho giá trị sử dụng có thể hư hỏng hoặc làm giảm giá trị thương mại.

Môi trường chính trị mà biểu hiện là: nổi loạn, đảo chính, nội chiến…. tài sản kinh doanh của doanh nghiệp có thể bị phong tỏa, tước đoạt hoặc chiếm giữ lâu. Tất cả đều gây cho chi phí , thiệt hại cho doanh nghiệp

Môi trường kỹ thuật biểu hiện là khi một kỹ thuật ra đời làm cho một kỹ thuật khác cũ đi tương đối làm cho doanh nghiệp phải thường xuyên tìm kiếm các kỹ thuật mới để tránh bị lạc hậu;

Môi trường xã hội mà biệu hiện là các phong tục tập quán, tôn giáo, văn hóa xã hội, các phạm trù đạo đức….nó làm tăng tính bất định trong quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp

Môi trường pháp lý: là toàn bộ các quy tắc ứng xử, quy định về phạm vị quyền hạn, mà doanh nghiệp phải tuân theo trong một quốc gia lãnh thổ kinh doanh. Môi trường pháp lý ổn định, là cơ sở để cho doanh nghiệp kinh. Bên cạnh đó sự thiếu minh bạch thông thoáng và khoa học trong chính sách cũng làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh. Ngoài ra, quan điểm về tự do hóa thương mại hay bảo hộ mậu dịch cũng của chính phủ cũng được thể hiện trong chính sách pháp luật thông quan việc dựng lên hoặc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại hàng hóa.

Chu kỳ của nền kinh tế: ở đây chính là chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế mà bất cứ nền kinh tế thị trường nào đều gặp phải. Sự khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cớ rủi ro cho doanh nghiệp, nếu không nhận thức được để có điều chỉnh phù hợp thì có thể dẫn đến phá sản.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: cạnh tranh, biến động giá cả, lạm phát, tài chính, tiền tệ và tỷ giá hối đoái, thông tin trong kinh doanh, khách hàng……… tất cả các nhân tố này đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp và đều gây những rủi ro không thể tránh

khỏi

Trong thương mại quốc tế mà cụ thể là hoạt động nhập khẩu thì các rủi ro thường lớn hơn, tần suất xảy ra thường xuyên hơn, đa dạng và phức tạp hơn doanh nghiệp kinh doanh nội địa do những đặc trưng riêng có của thương mại quốc tế. Các rủi ro của thương mại quốc tế thường do những nguyên nhân sau:

- Khoảng cách vận chuyển hàng hóa quá dài chủ yếu bằng đường biển và vận tải đa phương thức. Vì vậy rất dễ gặp các rủi ro do sóng biển, bão biển, cướp biển, đình công, lốc xoáy, vòi rồng…. hàng hóa có thể bị cuốn xuống biển, mất hàng hóa, hoặc nhiễm mặn mất giá trị sử dụng

- Khi áp dụng các điều kiện thương mại, thì sự khác biệt về ngôn ngữ cũng tạo ra cách hiểu khác nhau dẫn đến xung đột về lợi ích và có thể phải giải quyết bằng tòa án hoặc trọng tài

- Sự khác biệt về ngôn ngữ văn hóa dẫn đến cách hiểu khách nhau về quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng về các điều kiện giao hàng, thanh toán, khiếu nại…

- Hợp đồng buôn bán hàng hóa chịu sự điều tiết của rất nhiều hệ thống pháp luật khác nhau bao gồm: công ước quốc tế, luật pháp quốc gia, hợp đồng, các tập quán thương mại. Và có thể dẫn đến các xung đột pháp luật.

Trên là một số nguyên nhân gây rủi ro trong thương mại quốc tế mà các nhà kinh doanh nên chú ý để có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho thích hợp

* Các loại rủi ro chủ yếu trong nhập khẩu hàng hóa

Rủi ro trong giai đoạn tiền hợp đồng

Trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp phải nghiên cứu kỹ lượng và phải đảm bảo 5 đúng trong việc tìm kiếm nhà cung cấp: đúng người( right person), đúng tiến độ (right time), đúng sản phẩm( right product), đúng địa điểm ( right place), đúng giá( right price). Trên thị trường quốc tế có rất nhiều hàng hóa tương tự nhau có thể đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm hoặc chỉ một số yêu cầu, thêm vào đó là có rất nhiều nhà cung cấp khác nhau ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Điều này cho phép nhà nhập khẩu có nhiều lựa chọn

thì những rủi ro tiềm ẩn càng gia tăng. Rủi ro trong giai đoạn này chủ yếu là rủi ro thông tin như thiếu thông tin, bão hòa về thông tin, thiếu nhạy bén, tính cập nhật của thông tin hoặc là thông tin sai lệch. Bất cứ nguồn thông tin nào mà không được phân tích kỹ thì đều làm cho quá trình tìm kiếm các nhà không hiệu quả , tăng chi phí và có thể dẫn đến hậu quả là lựa chọn không chính xác nhà cung cấp gây ra những sai lầm trong quyết định Ngoài việc lựa chọn nhà cung cấp nào thì nghiên cứu biến động thị trường cũng là rất quan trọng. Dự đoán được sự tăng giảm thị trường doanh nghiệp sẽ có kế hoạch chủ động để mua sắm hàng hóa phù hợp tiết kiệm được chi phí nhất cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ phải quyết định được nên mua vào thời điểm nào, thời điểm nào thị trường khan hiếm, dữ trữ vào thời điểm nào. Điều này sẽ làm giảm chi phí phát sinh, tăng lời nhuận cho doanh nghiệp đồng thời dự tính trước đước chi phí.

Doanh nghiệp phải thất sự có tư duy chiến lược, nhạy bén với biến động của thị trường và đưa ra quyết định kip thời và chính xác

Rủi ro trong giai đoạn thực hiện hợp đồng

Trong giai đoạn này thì rủi ro đầu tiên có thể xuất phát từ quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng. Sự khác biệt ngôn ngữ có thể làm cho các bên hiểu nhầm về ý đồ của đối tác là một trong những nguyên nhân gây thất bại trong đàm phán, sự không hiểu biết về văn hóa có thể cũng có thể gây ra xung đột làm ảnh hưởng đến hợp đồng. Ngoài nguyên nhân này ra thì sự chuẩn bị không kỹ càng cho đàm phán cũng dẫn đến phải nhượng bộ một số điều khoản bất lợi cho hợp đồng. Do vậy việc chuẩn bị chiến lược đàm phán, nội dung, nhân sự, tổ chức cho đàm phán rất quan trọng để đạt được thắng lợi trên bàn đàm phán.

Sau khi kí kết hợp đồng doanh nghiệp gặp phải rủi ro khi thực hiện hợp đồng. Rủi ro có thể gặp phải do việc nhận được hành hóa không đúng chất lượng, số lượng, quy cách so với yêu cầu của trong hợp đồng. Nguyên nhân ở đây có thể do lựa chon sai đối tác, yêu cầu của hợp đồng không chặt chẽ dẫn đến các cách hiểu khác nhau về yêu cầu chất lượng hàng hóa, do quá trình vận chuyển dài ngày hoặc điều kiện tự nhiên bất lợi làm

biến chất hàng hóa, hoặc do bản thân người nhập khẩu cung cấp hàng không đúng tiêu chuẩn. Rủi ro này thường dẫn đến tốn kém chi phí khiếu nại, kiện tụng và nếu không dàn xếp ổn thỏa thì có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trong việc cung cấp hàng hóa cho thị trường, chất lượng hàng hóa kém sẽ làm mất lòng tin của khách hàng vào doanh nghiệp.

Rủi ro trong giai đoạn sau hợp đồng

Sau khi thực hiện hợp đồng, nhà cung cấp tiến hành giao hàn. Các rủi ro xảy ra trong giai đoạn này có thể do việc giao hành chậm về thời gian và tiến độ giao hàng. Nguyên nhân có thể từ nhiều phía: từ nhà cung cấp có thể do kế hoạch sản xuất không chuẩn bị kịp cho giao hàng, do hỏng hóc máy móc, do thiên tai bất thường làm đình trệ quá trình sản xuất. Từ phía nhà chuyên chở có thể do năng lực chuyên chở hoặc gặp phải rủi ro khách quan, bất ngờ trên đường đi làm không thể di chuyển được hoặc đi lánh nạn, hoặc mất mát toàn bộ hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể gặp phải vấn đề như việc áp dụng biểu thuế mới trong quá trình nhập khẩu, các quy định mới được áp dụng tất cả đều có thể làm thay đổi tiến độ giao và nhận hàng của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau thực hiện hợp đồng thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tiến hành thanh toán. Rủi ro gặp phải có thể liên quan đến quá trình thanh toán của doanh nghiệp. Đối với hình thức LC thì việc thanh toán được đảm bảo hơn, tuy nhiên nó lại tốn kém hơn và phức tạp hơn so với các hình thức khác. Nhưng đối với phương thức chuyển tiền và nhờ thu thì rủi ro sẽ cao hơn so với hình thức LC và doanh nghiệp có thể gặp phải rủi ro sau:

Rủi ro khi doanh nghiệp nhập khẩu tiến hàng thanh toán trước nhưng doanh nghiệp xuất khẩu không tiến hành giao hành đầy đủ.

Doanh nghiệp có thể thực hiện môt số biện pháp phòng ngừa rủi ro sau.

- Tìm hiều nhà cung cấp thật kỹ lưỡng, về uy tín và tình hình tài chính của nhà cung cấp - Tham khảo ý kiến của ngân hàng về quá trình kinh doanh của nhà nhập khẩu, hoặc tìm hiểu qua đại sứ quán Việt Nam tại nước của nhà xuất khẩu

- Thực hiện ký quỹ tại ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

- Có thể đùng một số biện pháp khác như: LC dự phòng, đảm bảo thực hiện hợp đồng, giấy bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của mình.

Rủi ro khi doanh nghiệp thanh toán phải chứng từ giả, không trung thực, mẫu thuẫn với hợp đồng.

Để tránh được rủi ro này doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Quy định chặt chẽ các loại giấy tờ xuất trình để thanh toán về cả nội dung lẫn hình thức.

- Khi kiểm tra chứng từ phải thật cẩn thận và các chứng từ phải do người có thẩm quyền cung cấp

- Đối với các lô hàng lớn có thể phải cử cả người giám sát quá trình bốc xếp hàng

- Trong trường hợp mà có thể việc thanh toán xảy ra trước thì đề nghị gửi thẳng 1/3 bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu để tiến hành nhận hàng.

- Đối với hóa đơn thương mại nếu cần thiết thì yêu cầu cả hóa đơn lãnh sự, hoặc nhờ sự trợ giúp về mặt thông tin của lãnh sự quán Việt Nam tại nước xuất khẩu để kiểm tra về tình hình của doanh nghiệp xuất khẩu

- Yêu cầu giấy chứng nhận kiển tra hàng hóa của các cơ quan có thẩm quyền

Rủi ro khi lựa chọn hãng tàu không có năng lực dẫn đến hư hỏng hàng hóa trong quá trình bốc xếp và vận chuyển

các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro :

- Trên bàn đàm phán phải dành quyền chủ động thuê tàu và mua bảo hiểm

- Sử dụng các hãng tàu nổi tiếng đáng tin cậy, có văn phòng giao dịch tai nước nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị tại tổng công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương (Trang 27 - 33)