Đánh giác −ờng độ đau

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của morphin kết hợp với gabapentin trong điều trị giảm đau thần kinh ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại bệnh viện ung bướu hà nội (Trang 85 - 87)

Biểu đồ 3.8 : Đồ thị c−ờng độ đau trung bình của 40 BN trong 14 ngày dùng thuốc, c−ờng độ đau đ−ợc hạ thấp nhất vào ngày thứ 7-8, sau đó nó đi gần nh− ngang cho tới ngày thứ 14. Gabapentin thuộc nhóm thuốc bổ trợ - các thuốc này không giảm đau ngay tức khắc nh−ng có tác dụng sau vài ngày hoặc vài tuần, do đó đồ thị đi xuống. Gabapentin đ−ợc hấp thu theo cơ chế bão hoà, nên khả năng giảm đau là có giới hạn với liều l−ợng, nên đồ thị đi ngang. Cũng có thể về tính an toàn do đối t−ợng chúng tôi nghiên cứu là những BNUT ở giai đoạn muộn nên chúng tôi không tăng liều Gabapentin quá 1800 mg/ngày nên hiệu quả giảm đau cũng có giới hạn theo. Khuyến cáo của Pfizer là liều tối đa Gabapentin có thể tới 3600 mg/ngày, nh−ng đối t−ợng nghiên cứu của họ là những BN đau dây V, đau sau herpes, tiểu đ−ờng, chấn th−ơng cột sống, đau chi ma …có thể lực tốt hơn.

Biểu đồ 3.8 cũng cho thấy sự t−ơng quan giữa đau toàn bộ với đau nh−

cháy, nh− đâm, tê ở các BN khi can thiệp Gabapentin, giảm t−ơng tự nh−

nhau, điều này nói lên tầm quan trọng của đau thần kinh trong đau toàn thể, giảm đ−ợc đau thần kinh mới giảm đ−ợc đau toàn thể.

Bảng 3.17 cho thấy c−ờng độ đau trung bình của 40 BN tr−ớc và sau dùng thuốc. Điểm đau toàn thể giảm từ 8,43 ± 1,08 xuống 3,50 ± 1,41 ( p < 0,01). Điểm đau cháy giảm từ 7,39 ± 1,23 xuống 2,61 ± 1,20 ( p < 0,01). Điểm đau nh− đâm giảm từ 7,67 ± 1,90 xuống 2,37 ± 1,36 ( p < 0,01). Điểm đau tê giảm từ 7,25 ± 1,43 xuống 1,36 ± 0,99 ( p < 0,01).

Dị cảm giảm từ 17 BN ( 42,5% ) xuống 4 BN ( 10%) ( p < 0,01 ).

Có sự khác biệt về c−ờng độ đau tr−ớc và sau khi sử dụng Gabapentin, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Augusto Carceni và cộng sự năm 1999 trên 22 BN.

Điểm đau toàn thể giảm từ 6,4 ± 1,5 xuống 3,2 ± 1,3 ( p < 0,05). Điểm đau cháy giảm từ 5,1 ± 3,6 xuống 2,0 ± 2,3 ( p < 0,05). Điểm đau nh− đâm giảm từ 7,2 ± 3,7 xuống 2,2 ± 2,2 ( p < 0,05). Dị cảm giảm từ 09 BN ( 40% ) xuống 02 BN ( 9%).

Độ tin cậy của chúng tôi cao hơn ( 99% CI ) so với (95% CI). Độ lệch chuẩn của chúng tôi nhỏ hơn. Sự khác biệt này có thể là do những nguyên nhân sau:

- Mẫu của chúng tôi lớn hơn.

- BN của chúng tôi đ−ợc lựa chọn theo tiêu chuẩn có c−ờng độ đau toàn thể ≥ 7, do đó điểm đau ở các BN là sàn sàn.

Hiệu quả giảm đau giữa hai nghiên cứu là t−ơng đ−ơng, cho phép chúng tôi kết luận khả năng kiểm soát đau khi phối hợp Gabapentin với Morphin trong điều trị đau thần kinh phù hợp với kết quả củaAugusto Carceni.

4.2.3. Thời gian trung bình để kiểm soát đau.

Biểu đồ 3.8 đồ thị c−ờng độ đau trung bình của 40 BN trong 14 ngày dùng thuốc, đ−ợc hạ thấp nhất vào ngày thứ 7-8, nghiên cứu này cho thấy Gabapentin đạt hiệu quả giảm đau cao nhất sau 7-8 ngày sử dụng. Biểu đồ 3.17 cho thấy đó cũng là thời gian cần thiết để tỷ lệ % BN đ−ợc kiểm soát đau đạt cao nhất. Do đó trong thực hành điều trị chúng tôi luôn cân nhắc lợi ích giữa hiệu quả giảm đau với tác dụng không mong muốn của thuốc Gabapentin vì tác dụng th−ờng xảy ra trong 3-5 ngày đầu sau đó thì mất đi, còn hiệu quả giảm đau cao nhất đạt đ−ợc vào ngày thứ 7-8. Dừng thuốc khi phản ứng cơ thể quá mạnh, đau ch−a giảm nhiều, hay tiếp tục sử dụng thuốc để có hiệu quả giảm đau cao hơn và phản ứng phụ sẽ hết vào những ngày sau, vấn đề này phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của bác sỹ, hiện nay ng−ời ta hay sử dụng Pregabalin, thế hệ sau của Gabapentin, để tăng hiệu quả giảm đau và giảm tác dụng không mong muốn nh−ng vì giá thành cao nên ch−a đ−ợc dùng phổ biến.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của morphin kết hợp với gabapentin trong điều trị giảm đau thần kinh ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại bệnh viện ung bướu hà nội (Trang 85 - 87)