Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tr−ớc khi dùng Gabapentin

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của morphin kết hợp với gabapentin trong điều trị giảm đau thần kinh ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại bệnh viện ung bướu hà nội (Trang 77 - 81)

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng.

4.1.1.1 Tuổi .

- Tuổi luôn là yếu tố quan trọng trong hầu hết các nghiên cứu về ung th−, tuổi phản ánh quá trình tích lũy thời gian tiếp xúc với các tác nhân gây ung th−, đặc biệt trong ung th− biểu mô.

- Tỷ lệ mắc ung th− tăng dần theo tuổi, tăng nhiều từ độ tuổi 40 - 44. Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc ung th− càng cao, nam giới mắc ung th− cao hơn nhiều so với nữ giới. Một số bệnh ung th− đến độ tuổi 70 - 75 có xu h−ớng giảm dần [12]. BN trong nghiên cứu của chúng tôi gặp nhiều ở độ tuổi từ 50 - 69 chiếm tỷ lệ 77,5%, đây là độ tuổi mắc ung th− nhiều nhất, do đó tỷ lệ đau thần kinh, đau hỗn hợp ở nhóm BN này là cao nhất, d−ới 50 thì ít mắc ung th− hơn, còn trên 70 tuổi thì cũng ít mắc, nếu có mắc thì đã tử vong hoặc BN già yếu không đủ tiêu chuẩn lựa chọn cho nghiên cứu này.

- Theo nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 58 ± 8,04 cao hơn so với nghiên cứu của Augusto Carceni và cộng sự năm 2004 là 49,3 [23], có lẽ vì chúng tôi chỉ nghiên cứu trên những BN ung th− giai đoạn muộn, những BN này th−ờng cao tuổi, hoặc chúng ta bỏ sót trong chẩn đoán những BN còn trẻ nh−ng đã đ−ợc xếp vào giai đoạn muộn, những BN có đau thần kinh nh−ng ch−a ở giai đoạn muộn, ở nghiên cứu của Augusto Carceni ông ta chọn các BN có đau thần kinh ở tất cả các giai đoạn.

4.1.1.2 Tỷ lệ giới tính.

- Theo nghiên cứu của chúng tôi gặp nhiều ở nam giới 77,5%, ít hơn ở nữ giới 22,5%, tỷ lệ Nam/Nữ = 3,4/1, vì tỷ lệ nam giới mắc ung th− cao hơn nhiều so với nữ giới, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của thế giới ở nam là 144,94/100.000 và của nữ giới là 102,91/100.000 [12]. Trong nghiên cứu này nguyên nhân hay gặp nhất gây đau thần kinh, đau hỗn hợp là ung th− ở phổi chiếm tỷ lệ 42,5%, mà tỷ lệ ung th− phổi ở nam là 29,6/100.000 dân đứng đầu trong các loại ung th− ở nam, cao hơn ở nữ là 7,3/100.000 dân, đứng thứ 5 sau ung th− cổ tử cung, vú, dạ dày, đại trực tràng [8], Tại Việt Nam tr−ớc năm 1994 tỷ lệ mắc ung th− phổi của nam / nữ vào khoảng 8 / 1, theo Phan Lê Thắng (2001) là 4 / 1 [14], theo Hoàng Đình Chân (2004) là 5,76 / 1 [4]. Nguyên nhân thứ hai hay gặp là ung th− đầu mặt cổ 12,5%, cũng xảy ra ở nam giới nhiều hơn. Cả hai loại bệnh này đều có liên quan đến thói quen hút thuốc lá ở nam giới nhiều hơn nữ giới.

4.1.1.3 Phân loại vị trí U nguyên phát.

Theo bảng 3.3 vị trí u nguyên phát hay gặp nhất là trong ung th− phổi chiếm tỷ lệ 42,5%, bởi ung th− phổi có tỷ lệ đứng đầu trong các ung th−

hay gặp ở nam giới, mà nam giới trong nghiên cứu này chiếm tỷ lệ 77,5%, ngoài ra còn do đặc điểm của ung th− phổi, có xu h−ớng di căn mạnh, cao nhất ở loại không biệt hoá và thấp nhất ở dạng biểu bì, tổ chức u nhất là loại tế bào nhỏ (chiếm khoảng 20%) phát triển mạnh mạnh mẽ gây xâm lấn mạnh, di căn xa, chèn ép gây tổn th−ơng thần kinh, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ 15% của Augusto Carceni và cộng sự năm 2004.

Thứ đến là ung th− đầu mặt cổ cũng chiếm tỷ lệ 12,5% cũng cao hơn tỷ lệ 7% của Augusto Carceni và cộng sự. Ung th− vú chiếm tỷ lệ 10% thấp hơn 17% của Augusto Carceni và cộng sự. Có lẽ do ông ta và CS chọn các BN có đau thần kinh ở tất cả các giai đoạn nên có nhiều loại ung th− nên tỷ lệ ung

th− phổi khác so với nghiên cứu của chúng tôi, cũng có thể mô hình bệnh tật ung th− của họ khác với n−ớc ta. Tỷ lệ ung th− phổi, đầu mặt cổ cao đã cho thấy mối liên quan giữa ung th− phổi và thói quen hút thuốc, tỷ lệ bệnh nhân ung th− phổi có hút thuốc chiếm 87-90%. Hơn 3000 chất có khả năng gây ung th− đầu mặt cổ và ung th− phổi trong khói thuốc lá khiến thuốc lá là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra các loại ung th− này [12]. Để hạ thấp tỷ lệ này chúng ta phải làm tốt ch−ơng trình phòng chống ung th−.

4.1.1.4 Vị trí di căn.

Tất cả các BN đều có di căn, có 02 BN di căn 04 vị trí (tỷlệ5%), 05BN di căn 03 vị trí (tỷ lệ 12,5%), 12 BN di căn 02 vị trí ( tỷ lệ 30%), còn lại là một vị trí, di căn nhiều nơi và xa phản ánh tính chất giai đoạn muộn của bệnh, di căn đến não, cột sống gây tổn th−ơng thần kinh TW gây đau thần kinh TW, di căn đến hạch, x−ơng s−ờn …chèn ép gây tổn th−ơng dây thần kinh ngoại biên gây đau thần kinh ngoại biên.

Phổi là tổ chức đ−ợc t−ới máu nhiều, có hệ thống bạch huyết phong phú nên tỷ lệ di căn vào phổi rất cao (42,5%) các u th−ờng hay di căn tới phổi là ung th− biểu mô vú, ung th− biểu mô dạ dày và các sarcoma. Gan cũng cao (20%), các u ở đ−ờng tiêu hoá và u của tụy th−ờng di căn đến đây theo đ−ờng tĩnh mạch cửa, ngoài ra ung th− biểu mô phổi, vú, hệ thống tiết niệu sinh dục, u hắc tố ác tính, sarcoma cũng hay di căn tới gan. Sau gan và phổi, x−ơng là vị trí di căn ung th− phổ biến nhất của ung th− phổi, vú, tiền liệt tuyến, thận và tuyến giáp, di căn x−ơng có thể kích thích sản sinh ra x−ơng hoặc phá huỷ x−ơng. Vì ung th− phổi trong nghiên cứu này có tỷ lệ cao, nên tỷ lệ di căn cột sống rất cao (42,5%).Thấp nhất là não (5%), vì tế bào ung th− phải v−ợt qua hàng rào não, màng não mới có thể di căn cho não, phổi là một trong những loại ung th− hay di căn não.

4.1.1.5 Tình trạng toàn thân theo chỉ số Karnofsky.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, KPS là một trong những tiêu chí để chọn lựa BN, chọn lựa liều Gabapentin tối đa. Chúng tôi không chọn những BN có KPS <40, do họ quá yếu để tham gia nghiên cứu, tỷ lệ BN có KPS >90 chiếm tỷ lệ 10%. So sánh với nghiên cứu Augusto Carceni và cộng sự (2004) trên 80BN. KPS >90, chiếm tỷ lệ 2,5% khác biệt có ý nghĩa.

BN chúng tôi lựa chọn có tình trạng toàn thân khá hơn, để có thể chịu đ−ợc những tác dụng không mong muốn của Gabapentin.

4.1.1.6 Phân loại hội chứng đau.

Đám rối thần kinh thắt l−ng – cùng là cao nhất tỷ lệ 25%. Do di căn cột sống. Do ung th− phổi chiếm tỷ lệ cao, ung th− phổi hay di căn vào cột sống.

Thần kinh liên s−ờn tỷ lệ 20%. Do u xâm lấn x−ơng s−ờn, do tia xạ, do virus herpes tấn công.

Đám rối thần kinh cánh tay tỷ lệ 15%. Do hạch chèn ép, do khối u đỉnh phổi ( Hội chứng Pancoast).

Viêm đa rễ thần kinh tỷ lệ 15%. Do herpes, do tia xạ.

Thần kinh số V tỷ lệ 10%. Do u xâm lấn nền sọ.

Chèn ép tuỷ tỷ lệ 10%. Do di căn cột sống.

Thần kinh số IX tỷ lệ 5%. Do u chèn vào, do tia xạ.

Đặc điểm chung là các hội chứng tổn th−ơng xuất hiện khi có sự xâm lấn hoặc chèn ép của khối u của hạch, hoặc hậu quả của điều trị nh− tia xạ, hoặc có suy giảm miễn dịch. BN có biểu hiện đau thần kinh TW và ngoại vi. Di căn, xâm lấn là nguyên nhân chính gây tổn th−ơng thần kinh và gây đau. Do đó thực hiện tốt ch−ơng trình phòng chống ung th−, phát hiện sớm, điều trị có hiệu quả ung th− có ý nghĩa hạ thấp tỷ lệ xâm lấn, di căn. Tia xạ cũng là nguyên nhân gây đau thần kinh, theo Perez và Brady trong sách Principles and

Practice of Radiation Onclogy giới hạn liều tối đa của dây thần kinh ngoại biên là 65-77 Gy, do đó xác định tr−ờng chiếu chuẩn, sử dụng nhiều tr−ờng chiếu, lấy hết đ−ợc u, hạch, không gây tổn hại nhiều cho tổ chức lành xung quanh, liều xạ hợp lý đối với từng giai đoạn sẽ làm hạn chế tổn th−ơng thần kinh sau này. Trong nghiên cứu này có 02 BN bị herpes có lẽ là do thể trạng yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm, nên bị zona thần kinh (5%).

4.1.1.7 Cờng độ các triệu chứng đau.

Điểm đau toàn thể là 8,43 ± 1,08. Điểm đau cháy là 7,39 ± 1,23. Điểm đau nh− đâm là 7,67 ± 1,90. Điểm đau tê là 7,25 ± 1,43.

Dị cảm là 17 BN (42,5% ).

C−ờng độ các triệu chứng đau tr−ớc điều trị đều là loại đau nặng và có sự liên quan giữa c−ờng độ đau toàn bộ với c−ờng độ các triệu chứng của đau thần kinh nh− đau cháy, đau nh− đâm và tê. Điều này nói lên vai trò của đau thần kinh với đau toàn bộ nói chung và muốn giải quyết đ−ợc phải dùng thuốc bổ trợ để giảm đau thần kinh thì mới giảm đ−ợc đau toàn bộ.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả của morphin kết hợp với gabapentin trong điều trị giảm đau thần kinh ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối tại bệnh viện ung bướu hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)