Về thực trạng

Một phần của tài liệu đề tài: phép biện chứng duy vật và sự vận dụng trong hoạt động (nhận thức/thực tiễn) (Trang 46 - 47)

Năm 2000, Viện triết học có thực hiện đề tài cấp bộ về đánh giá thực trạng vấn đề học và vận dụng triết học Mác - Lê Nin trong hơn 40 năm qua, đề tài đã có nhiều đóng góp làm sáng tỏ về việc vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, nhìn khái quát, theo quan điểm những người viết bài tiểu luận này ta có thể tính toán sơ bộ được thực trạng việc sử dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động thực tiễn hiện nay.

Theo số liệu thống kê tổng điều tra lao động trong các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp theo trình độ chuyên môn được đào tạo của tổng cục thống kê năm 2007, thì chúng ta có khoảng 10% lao động ở trình độ trung học chuyên nghiệp, 4% ở trình độ cao đẳng, 11% đại học, trên đại học là 0,6%. Như vậy tổng cả các cấp học có đào tạo triết học Mác - Lê Nin tương đối cơ bản và toàn diện chỉ chiếm khoảng 25,6% trên

tống số lao động hiện có. Nếu tính trên toàn dân số thì tỉ lệ này còn thấp nhiều hơn nữa chỉ khoảng 5-10% là được đào tạo triết học Mác - Lê Nin (nói chung) và phép biện chứng duy vật (nói riêng) một cách tương đối cơ bản.

Tuy nhiên, giữa học và hành lại có một khoảng cách tương đối xa. Trên thực tế không hiếm những cá nhân khi đi làm đã không nhớ hoặc không thể áp dụng một cách bài bản phép biện chứng duy vật vào hoạt động thực tiễn. Biểu hiện cụ thể nhất, dễ nhận thấy nhất trong thời gian vừa qua là rất nhiều công chức thậm chí còn mê tín, theo các triết lý, trường phái khác. Hiện tượng các công chức sử dụng xe công đi chùa chiền, lễ bái năm nào cũng phổ biến và được nói đến nhiều… Có một bộ phận rất nhỏ hiểu rất sâu, nghiên cứu rất bài bản về phép biện chứng nhưng số này hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy triết học, nhưng bản thân những người này lại rất ít hoạt động trong lĩnh vực kinh tế, vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động kinh doanh.

Như vậy, phép biện chứng duy vật đã xâm nhập vào nước ta từ rất sớm nhưng việc vận dụng trong các hoạt động thực tiễn ở mức độ bài bản, thiết thực thì chưa phổ biến. Nhìn chung số người được học triết học không nhiều, khi học chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ biết, rất ít người có thể tiến lên mức độ hiểu và vận dụng sáng tạo trừ những người chuyên ngành về triết học.

Một phần của tài liệu đề tài: phép biện chứng duy vật và sự vận dụng trong hoạt động (nhận thức/thực tiễn) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w