2. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong các hoạt động khác
2.2. Trong hoạt động vi mô Nhận thức và hành động của cá nhân
Phép biện chứng duy vật có tính phổ biến cao, do đó không chỉ ứng dụng trong các hoạt động vĩ mô mà còn trong các hoạt động phổ biến khác. Với phạm vi bài tiểu luận này, gắn liền với hoạt động cá nhân nên sẽ trình bày sự vận dụng phép biện chứng duy vật trong nhận thức và hành động của cá nhân.
Trong hoạt động của cá nhân cũng thể hiện rất nhiều của phép biện chứng. Chẳng hạn như phép biện chứng nói rằng động lực cúa sự vật động và phát triển là mâu thuẫn biện chứng và giải quyết mâu thuẫn thì trong cuộc sống chúng ta cũng gặp muôn vàn mâu thuẫn biện chứng như vậy. Nhưng nổi bật lên, trong hoạt động thực tiễn luôn luôn có mâu thuẫn biện chứng cơ bản. Đó là mâu thuẫn giữa khát khao mưu cầu hạnh phúc và thực tế chưa đạt được. Tùy từng người, từng trường hợp cụ thể mà mâu thuẫn này biểu hiện ra khác nhau.
Chẳng hạn có người khát khao trở thành người có học thức cao, do khát vọng như vậy nên nỗ lực cố gắng học tập, vượt qua các kỳ thi khó khăn ở đại học, cao học, thậm
chí là tiến sĩ,.. và qua mỗi lần nỗ lực, cố gắng sẽ tiến dần đến mục tiêu. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng này đã trở thành động lực cho sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, khắc phục hoàn cảnh để học tập. Quá trình đi lên đó cũng thực chất là quá trình giải quyết mâu thuẫn, ở từng thời điểm sẽ biểu hiện ra khác nhau như ở các môn học, kỳ thi,.. và việc giải quyết từng mâu thuẫn cụ thể này sẽ là quá trình tích lũy về lượng dần dần để thay đổi về chất. Quá trình học tập này cũng không phải đơn giản mà có thể phải trải qua nhiều giai đoạn cam go,.. do đó đây là một quá trình phủ định biện chứng. Nếu đi sâu hơn nữa thì ta cũng có thể thấy được các phạm trù nguyên nhân - kết quả. Ở đây tiền đề của thành công trong học tập đợt trước sẽ trở thành nguyên nhân cho thắng lợi tiếp theo, và thắng lợi này đến lượt nó lại là nguyên nhân cho thắng lợi tiếp theo nữa,.. Như vậy ở đây cặp phạm trù nhân - quả biểu hiện rất rõ. Sự biểu hiện này còn thể hiện ở điều kiện. Điều kiện là để nguyên nhân chuyển hóa thành kết quả. Trong quá trình học tập có rất nhiều điều kiện cần phải giải quyết để đi đến thành công cuối cùng.
Đi sâu hơn nữa, ta có thể thấy được 2 nguyên lý: liên hệ phổ biến và phát triển; các cặp phạm trù khác như tất nhiên - ngẫu nhiên, nhận thức và thực tiễn,.. tuy nhiên không có điều kiện trình bày sâu ở đây.
Tương tự cho các hoạt động khác của đời sống cá nhân, sự thống nhất giữa lý luận và nhận thức, việc nhìn nhận ra mâu thuẫn biện chứng và con đường giải quyết mâu thuẫn sẽ tạo điều kiện thúc đẩy và vươn lên trong cuộc sống.
Hoặc ta có thể lảm rõ trong một vấn đề nổi bật hiện nay là mâu thuẫn giữa cuộc sống vật chất đầy đủ, thực dụng với sự phát triển hài hòa đạo đức, lối sống,.. hoặc sự đổi mới tư duy trong sự phát triển, giao lưu khoa học kĩ thuật, văn hóa mang tính toàn cầu như hiện nay,…
PHẦN 3: THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PHÉP BCDV TRONG HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN