2. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong các hoạt động khác
2.1. Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động vĩ mô Bài học lịch sử của dân tộc
trình nhận thức và giải quyết các nhu cầu thực tiễn.
2.1.Vận dụng phép biện chứng duy vật trong hoạt động vĩ mô - Bài học lịch sử của dân tộc Việt Nam của dân tộc Việt Nam
2.1.1. Thực tiễn 30 năm đánh Mỹ
Dân tộc Việt Nam đã có một truyền thống hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Thực chất đó là quá trình giải quyết các mâu thuẫn, nhu cầu phát triển của thực tiễn, trong đó sự phát triển diễn ra không theo đường thẳng tuần tự mà có những bước phát triển quanh co, thậm chí có cả những lúc thụt lùi tương đối. Để làm rõ chúng ta cùng nhìn lại thực tiễn mà dân tộc ta đã phải vượt qua thời kì những năm 1945 đến nay.
Có thể nói, trong giai đoạn 1945-1975, dân tộc ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách. Từ giặc đói, giặc dốt, đến giặc ngoại xâm. Với giặc ngoại xâm là những đế quốc hùng mạnh nhất. lúc đó, Đế quốc Nhật xâm chiếm toàn bộ châu Á, đế quốc Pháp vừa chiến thắng sau chiến tranh thế giới thứ 2, đế quốc Mỹ trở thành siêu cường, bá chủ toàn cầu trong giai đoạn 1950-1980. Tuy nhiên, dân tộc Việt Nam đã vượt qua tất cả để đi đến đại thắng mùa xuân năm 1975. Đó là quá trình vận dụng phép biện chứng duy vật rất thành công của nhân dân ta. Mà biểu hiện cụ thể của việc vận dụng này được giáo sư Trần Nhâm - học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - lý giải là ở sự vận dụng tài tình chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, là nghệ thuật chiến thắng từng bộ phận, đẩy lùi từng bước, tiến lên thắng lợi hoàn toàn.
Ngay từ đầu, tương quan lực lượng giữa ta và Mỹ là không cân xứng. Ta vừa trải qua cuộc chiến tranh với Pháp, sức người, sức của có hạn trong khi đó Mỹ là siêu cường kinh tế, quân sự, làm mưa làm gió trên toàn thế giới. Do vị trí địa chính trị của Việt Nam Mỹ cũng quyết tâm chiếm miền Nam, bằng tuyên bố: ”Đánh cho Việt nam trở về thời kì đồ đá”. Tuyên bố như vậy cho thấy mỹ rất quyết tâm chiến tranh, bằng sức mạnh vật chất, vũ khí quyết tâm đè bẹp ý chí của dân tộc Việt chúng ta. Nhưng ngay từ đầu, nhận thấy như vậy, Hồ Chí Minh đã hạ quyết tâm bằng câu nói nổi tiếng:
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải phòng và một số thành phố lớn có thể bị tàn phá. Nhưng chúng ta vẫn không sợ. Chúng ta không chịu mất nước, chúng ta không chịu làm nô lệ. Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Như vậy, ở đây thấy nổi lên 2 quyết tâm của Mỹ và Việt Nam. Đó là một mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn này được giải quyết trên thực tiễn. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, mới có “xung lực và hoạt động” và “vận động là thuộc
tính cố hữu của vật chất”, “nguồn gốc của vận động là mâu thuẫn”. Như vậy, đây là một
mâu thuẫn lớn, nó quyết định tất cả các hành động lớn nhỏ của cả hai bên từ sự kiện vịnh Bắc Bộ, Mỹ ném bom miền bắc, các cuộc giao tranh lớn nhỏ trong suốt giai đoạn lịch sử, từ đấu tranh của nhân dân trong nước đến biểu tình trên thế giới, đến các cuộc đàm phán nảy lửa,.. thực chất cũng là những biểu hiện khác nhau của mâu thuẫn này trên thực tiễn và giải quyết ở mức độ khác nhau mà thôi.
Trong từng thời kì, từng thời điểm, phạm vi quan sát mà mâu thuẫn cơ bản trên được biểu hiện ra thành các mâu thuẫn bên trong, bên ngoài; mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản; mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn thứ yếu đòi hỏi hai bên phải đối mặt và giải quyết. Chỉ có trên cơ sở nhận thức tình hình thực tiễn, nắm bắt quy luật, từ đó có các biện pháp phù hợp. Đơn cử như mâu thuẫn cơ bản (là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, nó tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật) là mâu thuẫn giữa dã tâm xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ và quyết tâm giành độc lập của dân tộc Việt Nam, được biểu hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Giai đoạn 1959 - 1964, là mâu thuẫn giữa Mỹ Ngụy quyết tâm
“lập ấp chiến lược, tát nước bắt cá” còn Việt Cộng là “phá ấp chiến lược”; giai đoạn 1965 - 1967 khi Mỹ và chư hầu tập trung quân và vũ khí với lượng lớn quyết tâm giành lợi thế trên chiến trường thì ta quyết tâm đánh Mỹ. Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong giai đoạn này tổng kết 5 bài học chiến trường, trong đó có nói “Mỹ là người khổng lồ, nhưng hãy để người khổng lồ đi trên chân đất sét” hoặc “để người khổng lồ đấm vào không khí”,..; giai đoạn 1968 - 1972 là đánh cho Mỹ cút; giai đoạn 1972 - 1975
là đánh cho ngụy nhào; và ngay cả chiến thắng điện Biên Phủ trên không; bàn đàm phán Paris thực chất cũng là đỉnh cao của mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn của nhân dân ta. Trong trường hợp này đây là các mâu thuẫn chủ yếu (thể hiện cụ thể của mâu thuẫn đối kháng).
Mâu thuẫn đối kháng như vậy nhưng không chỉ là khái niệm lý thuyết mà thực sự đây là mâu thuẫn biện chứng, nó vận động, chuyển hóa, biến đổi theo quá trình, tương quan lực lượng, theo nhận thức và giải quyết mâu thuẫn của hai bên. Đó là quá trình tích lũy dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Tích lũy về lượng ở đây là nghệ thuật chiến thắng từng bộ phận, đẩy lùi từng bước dẫn đến thắng lợi hoàn toàn. Thể hiện qua các mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn cụ thể. Thực chất đây cũng chính là quá trình chuyển hóa, nhảy từ từ trong cả quá trình 30 năm chống Mỹ mà đỉnh cao là đại thắng mùa xuân. Mùa xuân năm 1975 chỉ trong một thời gian ngắn từ ngày 23/03/1975 khi giải phóng Buôn Mê
Thuột - Tây Nguyên đến 30/04/1975 khi giải phóng Sài Gòn trong vòng 55 ngày đêm tiến đến thắng lợi hoàn toàn, đây thực chất là bước nhảy đột biến. Về điều này đã được phép biện chứng khái quát như sau: ”Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng, với
nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất”, “Những bước nhảy được gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành của nó. Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ”. Ở đây có thể
thấy rõ chỉ trong một thời gian ngắn ta đã giải phóng được Miền Nam Việt Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, đây là bước nhảy đột biến, nhưng để có bước nhảy này là cả một quá trình 30 năm tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất, 30 năm nhận thức và giải quyết mâu thuẫn đối kháng biện chứng với sự vận động quanh co của nó.
Qua nghiên cứu, chúng ta cũng có thể thấy rõ rằng quá trình 30 năm chiến tranh chống Mỹ đó là quá trình phủ định biện chứng. Không thể chỉ có quan niệm siêu hình rằng tại thời điểm năm 1975 tự nhiên ta thắng Mỹ, Ngụy mà phải nhìn nhận đây là một quá trình biện chứng, có vận động theo quá trình, có sự đi lên, có những khúc quanh co, có lúc tiến triển nhanh, lúc chậm, thậm chí có lúc thụt lùi tương đối. Đây là quá trình phủ định của phủ định. Trong đó có 2 tính chất nổi bật là khách quan và kế thừa. Quá trình phủ định biện chứng vì nó thể hiện của mâu thuẫn đối kháng theo quá trình, ở đây là quá trình theo thời gian từ năm 1954 (bắt đầu Mỹ xâm lược miền nam Việt Nam) đến năm 1975 (khi giải phóng Miền Nam). Mâu thuẫn biện chứng có những lúc biểu hiện khác nhau dẫn đến quá trình phủ định biện chứng cũng quanh co, biểu hiện khác nhau. Tính khách quan thể hiện là quy luật của thực tiễn, vấn đề ở đây là hai bên nhìn nhận và giải quyết thực tiễn như thế nào. Chiến thắng chỉ đến với ai nhận thức đúng sự vận động của vật chất khách quan và hành động đúng quy luật khách quan. Ở đây qua thực tiễn kiểm nghiệm chân lý đã chứng minh sự nhận thức và vận dụng đúng đắn của Đảng và nhân dân ta.
Tính kế thừa thể hiện là nhân dân ta có sự tích lũy của sức mạnh toàn dân, chiến thắng trước tạo đà và thế cho chiến thắng sau mạnh mẽ và to lớn hơn, tạo niềm tin cho quân và dân ta thắng Mỹ. Từ chiến thắng Mỹ đầu tiên ở Bình Giã đến các chiến thắng chiến lược sau này ở Khe Sanh, Lao Bảo, Hạ Lào, Quảng Trị, Buôn Mê Thuột,.. Chiến thắng liên tiếp chiến thắng đúng như nhận định và quyết tâm của Hồ Chí Minh những ngày đầu đánh Mỹ là tạo thế và lực. Bác nói ”Quả cân tuy nhỏ nhưng ở vào thế lợi có thể
nâng được những vật nặng hơn nó nhiều lần”, cách mạng Việt Nam qua các giai đoạn
cũng là tạo thế vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn, điều này về bản chất là biểu hiện của sự kế thừa, hay nói cách khác là thể hiện tính kế thừa của quá trình phủ định biện chứng
qua cả quá trình đánh Mỹ. Tính kế thừa này được Hồ Chí Minh tổng kết vào mùa xuân năm 1967:
“ Xuân qua thắng lợi vẻ vang Xuân nay tiền tuyến chắc càng thắng to”
Nói về phủ định biện chứng, phép BCDV đã tổng kết như sau: ”Phủ định biện
chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, bác bỏ tất cả sự phát triển trước đó, mà là điều kiện cho sự phát triển, nó duy trì và gìn giữ nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng mà theo đường xoắn ốc”.
Tóm lại, đây là quá trình vận động và giải quyết mâu thuẫn biện chứng, một quá trình 30 năm của dân tộc ta tiến lên thắng lợi hoàn toàn. Qua nghiên cứu quá trình này ta có thể thấy được mâu thuẫn đối kháng, mâu thuẫn chủ đạo,.. sự vận động của mâu thuẫn, của quá trình xuất hiện và giải quyết mâu thuẫn, tích lũy về lượng dẫn đến thay đổi về chất, của quá trình phủ định biện chứng.
Nếu đi sâu hơn nữa cũng với quá trình này ta có thể phân tích được 6 cặp phạm trù vận động trên thực tế như nào. Đặc biệt là các cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả; tất nhiên - ngẫu nhiên; bản chất - hiện tượng, nếu đi sâu vào các cặp phạm trù này ta có thể thấy được sự vận dụng sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trong việc nhận thức và giải quyết thực tiễn. Tuy nhiên trong phạm vi một bài tiểu luận không có điều kiện đi sâu phân tích những cặp phạm trù này.
Hoặc ta có thể vận dụng phép biện chứng để giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa vật chất và ý thức. Ví dụ tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân ta là ý thức nhưng những nhà Mac xit đã tổng kết: “Vũ khí phê bình không thể thay thế
được phê bình bằng vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng một khi lý luận xâm nhập vào quần chúng thì sẽ trở thành lượng lượng vật chất”, như vậy Đảng ta đã nêu cao và phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, truyền thống đánh giặc ngoại xâm qua 4000 năm để ý thức tác động tích cực trở lại vật chất và làm nên chiến công hiển hách của nhân dân ta. Như vậy, ở đây là giải quyết mối quan hệ vật chất và ý thức. Vật chất là thực tiễn, là thực tế chiến trường còn ý thức là sự nhận thức, là tinh thần yêu nước, ý chí dân tộc, là nhận thức và giải quyết mâu thuẫn trên thực tế.
Như vậy, nghiên cứu giai đoạn lịch sử 30 năm đánh Mỹ từ 1954 - 1975, chúng ta có thể thấy đây là một quá trình vận động biện chứng, với nhiều nấc thang khác nhau, sự vận động của mâu thuẫn đối kháng: sự quyết tâm xâm lược Việt nam của đế quốc Mỹ và ý chí sắt đá đấu tranh giành đôc lập của dân tộc. Nghiên cứu giai đoạn lịch sử này cũng cho chúng ta có cái nhìn sáng tỏ hơn cả về nhận thức và lý giải trên quan điểm của phép biện chứng duy vật.
2.1.2. Giai đoạn xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội
Sau khi đánh Mỹ, đất nước Việt Nam tiến hành công cuộc xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nghiên cứu giai đoạn này cũng để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm, lịch sử quý báu.
Đầu tiên, cần phải làm rõ mâu thuẫn cơ bản ở giai đoạn này là gì? Bởi vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự phát triển, làm rõ mâu thuẫn, đặc biệt mâu thuẫn cơ bản và các biểu hiện của nó qua các thời kì (mâu thuẫn chủ đạo) mới làm cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp giải quyết trên thực tiễn cũng như khi nghiên cứu mới hiểu rõ và đánh giá được các biện pháp mà Đảng và nhân dân ta đã sử dụng trong thời kì đó.
Vậy mâu thuẫn trong giai đoạn xây dựng đất nước, trải qua thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội là gì? Theo bản chất, chúng ta có thể xác định rõ mâu thuẫn cơ bản trong giai đoạn này là giữa một bên chúng ta đang ở trình độ rất thấp ở mọi mặt (đặc biệt là phương thức sản xuất) với mục tiêu của chúng ta là chủ nghĩa xã hội (một xã hội phát triển rất cao về phương thức sản xuất và mọi mặt). Rõ ràng đây là một mâu thuẫn biện chứng, cơ bản trong giai đoạn xây dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta.
Nhận diện mâu thuẫn như vậy, nhưng giải quyết mâu thuẫn không phải chỉ bằng mong muốn chủ quan mà có được, giải quyết mâu thuẫn này chỉ bằng cách giải quyết các mâu thuẫn chủ đạo, các biểu hiện cụ thể của mâu thuẫn cơ bản, trong từng thời kì, bằng sự tích lũy về lượng, dấn đến thay đổi về chất, bởi sự nhảy vọt dần dần, cục bộ dẫn tới nhảy vọt trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội, đây là quá trình phủ định biện chứng, liên tục theo thời gian.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức và giải quyết mâu thuẫn không phải đơn giản. Đã có một giai đoạn chúng ta mắc bệnh chủ quan duy ý chí, gây lên rất nhiều sai lầm trong đường lối chỉ đạo phát triển kinh tế, làm cho đất nước rơi vào khủng khoảng trầm trọng, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cao điểm của giai đoạn này là vào những năm 1980. Tại sao vậy?
Sở dĩ như vậy là vì chúng ta đã chủ quan duy ý chí, lấy nhiệt tình cách mạng để thay đổi những điều kiện làm nên thành công của thực tiễn khách quan. Hay nói cách khác chúng ta đã không giải quyết tốt mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Theo quan điểm của phép biện chứng duy vật thì vật chất là cái thứ nhất, cái có vai trò quyết định